Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |    Xây dựng các bảng lương mới áp dụng từ giữa năm 2024   |   

Bước đi chặt chẽ, cách làm minh bạch trong sắp xếp bộ máy ở Hà Tĩnh

  

13:34 07/02/2019

 Một số sở, ngành, địa phương ở Hà Tĩnh đã đạt những kết quả bước đầu trong quá trình sáp nhập bộ máy, giúp nhìn nhận những bài học kinh nghiệm để thực hiện lộ trình sắp xếp, kiện toàn trong thời gian tới.

Thực hiện các Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Hà Tĩnh đã chặt chẽ, minh bạch trong bước đi, cách làm, triển khai ở tất cả các sở, ngành, địa phương, đơn vị.

Ông Trần Huy Liệu - Phó Giám đốc Sở Nội vụ: Coi trọng minh bạch, dân chủ khi sắp xếp bộ máy


Theo Kết luận số 92-KL/TU ngày 3/10/2018 của BTV Tỉnh ủy về một số vấn đề tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Hà Tĩnh đã và đang tập trung cao cho công tác sắp xếp, kiện toàn bộ máy. Đối với các cơ quan hành chính cấp tỉnh, toàn tỉnh đã giảm 5 chi cục, 29 phòng chuyên môn thuộc sở, ngành, 29 phòng, tổ chức thuộc các ban, chi cục; thực hiện việc sắp xếp hệ thống mạng lưới trường học, y tế theo Nghị quyết số 94/NQ-HĐND, Nghị quyết số 96/NQ-HĐND được HĐND tỉnh thông qua. Đối với cấp huyện, tiếp tục tinh gọn bên trong các tổ chức, đơn vị; tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp cấp huyện theo hướng tự chủ. Năm 2019, cơ bản sắp xếp hợp lý các đơn vị cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về diện tích tự nhiên và quy mô dân số.

Quá trình sáp nhập, sắp xếp các tổ chức nhằm giảm đầu mối sẽ dẫn đến việc dôi dư cán bộ, công chức, viên chức, ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, nội bộ cơ quan, đơn vị, vì thế, các ngành, địa phương cần phải hết sức công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ khi tiến hành sắp xếp bộ máy, bố trí cán bộ.

Ông Lê Ngọc Châu - Giám đốc Sở Y tế: Giảm tối thiểu 50% biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước


Triển khai tinh gọn bộ máy ngành y tế theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII đáp ứng được 2 yêu cầu: Tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành; phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành y tế hiện nay và thời gian tới khi Nghị định 146/2018/NĐ-CP, ngày 17/10/2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật BHYT có hiệu lực. Tính đến ngày 1/11/2018, đối với tuyến tỉnh, ngành y tế Hà Tĩnh đã công bố thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) trên cơ sở tổ chức lại 6 đơn vị thuộc lĩnh vực y tế dự phòng tuyến tỉnh; sáp nhập Trung tâm Pháp y và Giám định y khoa Hà Tĩnh thành Trung tâm Pháp y và Giám định y khoa tỉnh.

Theo lộ trình, giai đoạn từ năm 2018 đến 2021, ngành y tế Hà Tĩnh giảm tối thiểu 57% đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong toàn tỉnh. Giai đoạn từ năm 2021 đến 2025, đạt tối thiểu 27% đơn vị sự nghiệp y tế trong toàn tỉnh có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên (tự chủ nhóm II); giảm tối thiểu 50% biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với biên chế được giao năm 2021.

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT: Sáp nhập trường linh hoạt, bài bản, phù hợp thực tiễn


Việc sáp nhập trường lớp được xây dựng cụ thể trong đề án phát triển giáo dục mầm non, phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Lộ trình sắp xếp trường học giai đoạn mới được phân cấp rõ và trao quyền tự chủ cho các địa phương, đơn vị. Dựa vào điều kiện thực tiễn từng địa bàn, đơn vị, địa phương được linh hoạt lựa chọn các phương án: Sáp nhập cùng cấp thành trường liên xã hoặc liên cấp tiểu học - THCS cùng xã. Việc sắp xếp tuân thủ các nguyên tắc: Thuận lợi cho người học, không xáo trộn việc tổ chức dạy học, không lãng phí cơ sở vật chất và phải gắn với việc sắp xếp, nâng cao chất lượng đội ngũ.

Từ đầu năm học đến nay, toàn tỉnh đã có 4 huyện là Can Lộc, Kỳ Anh, Thạch Hà và Hương Khê triển khai thực hiện việc sắp xếp trường học. Từ 14 trường ban đầu, sau khi sáp nhập chỉ còn 7 trường. Sau 1 học kỳ thực hiện việc sáp nhập cho thấy, việc dạy học vẫn duy trì nền nếp, ổn định; đội ngũ giáo viên, hỗ trợ lẫn nhau trong chuyên môn, góp phần giảm áp lực thừa - thiếu giáo viên, tạo điều kiện trong trao đổi chuyên môn nghiệp vụ. Theo lộ trình sáp nhập, sau khi hoàn thành quy hoạch, toàn tỉnh sẽ có 641 trường công lập.

Ông Nguyễn Như Dũng - Bí thư Huyện ủy Can Lộc: Xây dựng lộ trình vững chắc, tạo sự đồng thuận cao


Đến thời điểm hiện tại, Can Lộc đã hoàn thành việc sáp nhập Trung tâm Bồi dưỡng chính trị về Ban Tuyên giáo Huyện ủy; Trung tâm VH-TT&DL với Đài Truyền thanh - truyền hình huyện; chuyển giao các chức năng làm các hoạt động dịch vụ của Ban quản lý chùa Hương Tích cho doanh nghiệp quản lý; sáp nhập 8 trường tiểu học và mầm non thành 4 trường và 4 trạm y tế thành 2 trường. Kể từ khi sáp nhập đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan yên tâm công tác, phát huy hiệu quả tốt trong công việc. Kết quả này là nhờ cách làm thận trọng, bài bản, công khai lộ trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lấy ý kiến cán bộ, nhân dân một cách rộng rãi, bố trí, phân công cán bộ hợp lý, chuẩn bị cơ sở vật chất đảm bảo… Vì thế, tạo được sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

TheoBaohatinh.vn



Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện