Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |    Xây dựng các bảng lương mới áp dụng từ giữa năm 2024   |   

Hà Tĩnh truyền thông điệp “Cảnh giác, chủ động để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch”

  

02:04 07/12/2021

Ngày 6-12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Tĩnh có Công văn số 1628/STTTT-TTBCXB về việc truyền thông phòng-chống dịch Covid-19 với thông điệp “Cảnh giác, chủ động để bảo vệ thành quả phòng-chống dịch”.

Công văn cho biết, sau gần 02 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; tâm thế và nhận thức của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, của người dân và doanh nghiệp đã được nâng lên, vừa bảo đảm cuộc sống hoạt động ở trạng thái bình thường mới, không chủ quan lơ là với dịch bệnh, vừa từng bước khôi phục và phát triển kinh tế. Tuy nhiên số ca nhiễm mới trong cộng đồng có dấu hiệu tăng lên ở nhiều huyện, thành phố; tình hình biến chủng mới xuất hiện trên thế giới, có thể có diễn biến phức tạp, đã gây tâm lý lo ngại; người dân một số nơi lại có biểu hiện chủ quan, lơ là.
Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh đề nghị :
1. Các cơ quan báo chí, truyền thông

Tiếp tục bám sát quan điểm, chỉ đạo mới, thông điệp quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-9, trong đó tập trung tuyên truyền thông điệp “Cảnh giác, chủ động để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch”.

Tiếp tục truyền thông sâu rộng quan điểm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để thực hiện thói quen “bình thường mới” vào tiềm thức hằng ngày của từng người, “bình thường mới” không phải là bình thường, mà là tuyệt đối không được lơ là, chủ quan nhưng cũng không hoảng hốt, lo sợ, mất bình tĩnh trước diễn biến dịch bệnh.

Truyền thông nhấn mạnh đánh giá cấp độ dịch để xây dựng kế hoạch, kịch bản, phương án phòng, chống dịch theo hướng ở quy mô càng nhỏ càng tốt, đánh giá tới cụm dân cư, từng khu dân cư,... Khi đó, các biện pháp ngăn chặn dịch hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, sự phát triển kinh tế - xã hội trên diện rộng. Việc sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng với hơn 75% người dân được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng COVID-19, sẽ thay đổi tiêu chí đánh giá dịch theo hướng đánh giá tỷ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong, tình hình đáp ứng thu dung, điều trị bệnh nhân mà không đặt nặng về số ca mắc mới.

Truyền thông thống nhất nhận thức thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh phải dựa trên nguyên tắc “5K + vắc xin, thuốc + biện pháp điều trị phù hợp + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác như: Đông - Tây y kết hợp, phối hợp chặt chẽ người dân với chính quyền, doanh nghiệp,...); các biện pháp hành chính, an sinh xã hội và đi lại của người dân áp dụng thống nhất tương ứng với cấp độ dịch của từng vùng.

Báo chí, truyền thông cần thận trọng khi thông tin về “sự cố” tiêm vắc xin phòng COVID-19, trong khi chờ kết luận của Hội đồng chuyên môn, thông tin theo nguồn tin chính thức từ cơ quan chức năng có thẩm quyền địa phương và Bộ Y tế, không bình luận, khai thác mở rộng làm nóng vấn đề, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến chiến dịch tiêm chủng.

Chủ động truyền thông về việc xuất hiện biến thể mới của COVID-19 (B. .1.529 có tên là Omicron) ở nhiều nước Châu Âu (Anh, Đức, Italia, Hà Lan,...) nâng cao cảnh giác. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á không nên buông lỏng ý thức phòng, chống dịch; cảnh báo một số quốc gia trên thế giới có thể phải “đóng cửa trở lại” nếu không cùng nhau kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Tuyên truyền thống nhất triển khai ứng dụng PC-COVID, ứng dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ khai báo y tế và kiểm soát đi lại giữa các địa phương để người dân di chuyển thuận lợi, không để ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất, kinh doanh, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

2. Đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo hệ thống cơ quan truyền thông cấp huyện, hệ thống truyền thanh cơ sở và các kênh truyền thông khác trên địa bàn tuyên truyền thường xuyên, liên tục về các nội dung tại Mục 1 nêu trên bằng nhiều hình thức khác nhau như: Trên sóng truyền thanh, mạng xã hội zalo, facebook; tuyên truyền trực quan, lưu động ...

Sở Thông tin và Truyền thông trân trọng đề nghị UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị, quan tâm chỉ đạo, phối hợp và tổ chức thực hiện./.
BBT


Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện