Bộ đội Biên Phòng Hà Tĩnh tăng cường thanh tra, kiểm soát thực hiện quy định về thiết bị giám sát hành trình tàu cá.
Theo đó, từ nay đến năm 2030 tỉnh Hà Tĩnh sẽ triển khai thực hiện bộ tiêu chí chuẩn về y tế cho vùng biển, đảo; Đào tạo, cập nhật kiến thức về Y học biển cho các cơ sở y tế huyện, thị xã, thành phố ven biển có đủ năng lực cấp cứu, khám chữa bệnh các bệnh lý đặc thù biển.Cung cấp kiến thức cho người dân, người làm việc ở vùng biển, người lao động trên tàu, thuyền để tự bảo vệ sức khỏe, biết tự sơ cấp cứu và đưa người bị nạn đến các cơ sở cấp cứu, biết kêu gọi sự trợ giúp về y tế khi cần thiết.
Đến năm 2025, tỉnh Hà Tĩnh phấn đấu có 100% bệnh viện, trung tâm y tế có giường bệnh vùng ven biển có khả năng triển khai kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng 2 và đủ năng lực cấp cứu, khám chữa bệnh các bệnh lý đặc thù vùng biển; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và 100% trung tâm y tế huyện, thị xã ven biển được đầu tư, nâng cấp, bảo đảm đủ năng lực khám dự phòng, tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho người dân, người làm việc ở vùng biển;
70% tàu cá của ngư dân trong tỉnh khai thác hải sản xa bờ được trang bị tủ thuốc và dụng cụ y tế theo quy định; 80% tàu vận tải biển – tàu viễn dương của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện đầy đủ các quy định quốc tế về bảo đảm y tế biển; 80% người dân vùng biển, đảo được tuyên truyền, phổ biến kiến thức, huấn luyện kỹ năng dự phòng bảo vệ sức khỏe, kỹ năng tự sơ cấp cứu và vận chuyển người bị nạn đến các cơ sở y tế để cấp cứu; biết kêu gọi sự trợ giúp khi có tình huống cấp cứu.
Đến năm 2030, tiếp tục duy trì 100% bệnh viện, trung tâm y tế có giường bệnh vùng ven biển có khả năng triển khai kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng 2, đủ năng lực cấp cứu, khám chữa bệnh các bệnh lý đặc thù vùng biển; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và 100% trung tâm y tế huyện, thị xã ven biển bảo đảm đủ năng lực khám dự phòng, tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho người dân, người làm việc ở vùng biển;
70% tàu thuyền hiện có của Bộ đội Biên phòng tỉnh được trang bị phương tiện, dụng cụ y tế thiết yếu cho cấp cứu ban đầu và thực hiện cứu hộ, cứu nạn trên biển khi cần thiết; 100% tàu cá của ngư dân trong tỉnh khai thác hải sản xa bờ được trang bị tủ thuốc và dụng cụ y tế theo quy định; 100% tàu vận tải biển, tàu viễn dương của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện đầy đủ các quy định quốc tế về bảo đảm y tế biển; 100% người dân vùng biển, đảo được tuyên truyền, phổ biến kiến thức, huấn luyện kỹ năng dự phòng bảo vệ sức khỏe, kỹ năng tự sơ cấp cứu và vận chuyển người bị nạn đến các cơ sở y tế để cấp cứu; biết kêu gọi sự trợ giúp khi có tình huống cấp cứu.
Để đạt được những tiêu chí đó, Kế hoạch số 374 cũng đưa ra một số giải pháp chủ yếu, như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác về y tế biển, đảo; Củng cố, tăng cường năng lực y tế dự phòng vùng ven biển; Củng cố, tăng cường năng lực khám bệnh, chữa bệnh; Nâng cao năng lực cấp cứu, vận chuyển người bệnh; Phát triển nguồn nhân lực y tế vùng ven biển; Áp dụng các định mức, tiêu chuẩn đặc thù cho y tế biển, đảo theo quy định; Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân khu vực biển, đảo.
Với kế hoạch này, Hà Tĩnh phấn đấu sẽ hoàn thành các mục tiêu của Chương trình Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2030 theo Quyết định số 658/QĐ-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Kế hoạch số 374/KH-UBND xem Tại đây.
Thêm nhận xét mới