Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |    Xây dựng các bảng lương mới áp dụng từ giữa năm 2024   |   

3 triệu phụ nữ Ấn Độ xếp hàng dài 620km đòi quyền bình đẳng giới

  

01:20 02/01/2019

Cuộc biểu tình có tên “Women’s Wall” (tạm dịch: Bức tường của phụ nữ) hay Vanitha Mathil thu hút sự tham gia của khoảng 3 triệu phụ nữ Ấn Độ ở mọi lứa tuổi và mọi nghề nghiệp, diễn ra vào ngày đầu tiên của năm mới 2019 với mục đích nhằm gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về bình đẳng giới.

3 triệu phụ nữ Ấn Độ xếp hàng dài 620km đòi quyền bình đẳng giới
Khoảng 3 triệu phụ nữ ở bang Kerala, Ấn Độ hôm qua (1/1) tham gia cuộc biểu tình có tên “Women’s Wall” để đòi quyền bình đẳng cho phái yếu. (Ảnh: AFP)

Những người phụ nữ tham gia cuộc biểu tình mặc những chiếc váy nhiều màu sắc, đứng sát nhau, tạo thành một trong những dòng người dài nhất thế giới, với 620km, dọc theo các con đường và đường cao tốc tại bang Kerala, miền Nam Ấn Độ.

Cuộc biểu tình được thúc đẩy bởi những tranh cãi đang được đẩy lên đến đỉnh điểm liên quan đến quyền của phụ nữ được vào bên trong đền thờ Ayyappa - một trong những ngôi đền thiêng nhất của đạo Hindu, tại trung tâm hành hương Sabarimala, thuộc bang Kerala.

Trong nhiều năm qua, phụ nữ trong độ tuổi có kinh nguyệt (10-50 tuổi) không được phép vào bên trong ngôi đền này. Lệnh cấm trở thành luật vào năm 1972 và Tòa Cấp cao bang Kerala đã phê chuẩn. Tuy nhiên, hồi tháng 9 năm ngoái, Tòa Tối cao Ấn Độ đã dỡ bỏ điều lệ này.

3 triệu phụ nữ Ấn Độ xếp hàng dài 620km đòi quyền bình đẳng giới
Tại Ấn Độ cách đây từ rất lâu đã tồn tại lối suy nghĩ lạc hậu cố hữu rằng các bé gái và phụ nữ trong độ tuổi có kinh nguyệt là những người “ô uế”. (Ảnh: AFP)

3 triệu phụ nữ Ấn Độ xếp hàng dài 620km đòi quyền bình đẳng giới
Trong nhiều năm trở lại đây, phụ nữ Ấn Độ đã không ngừng tiến hành các chiến dịch nhằm đòi lại quyền công bằng, để họ có thể tới các đền thờ Hindu và nhiều công trình tôn giáo khác. (Ảnh: CV LENIN)

Sau quyết định này của Tòa án Tối cao Ấn Độ, nhiều người kéo đến phản đối và gây ra tình trạng hỗn loạn. Đã có không ít vụ người hành hương là nam giới tấn công các nữ tín đồ vào viếng đền.



Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện