Chiều 21/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
Thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai mô hình điểm “Triển khai tại các điểm công chứng, chứng thực thiết bị đọc QR, đọc chip trên CCCD tại các Phòng công chứng, Văn phòng công chứng và doanh nghiệp”.
Công an tỉnh phối hợp Sở Giao thông vận tải, Bến xe Hà Tĩnh, Công an ty TNHH Văn Minh vừa tổ chức lễ triển khai mô hình thực hiện thông báo lưu trú qua phần mềm ASM tên xe khách đường dài. Tham dự có đồng chí Thượng tá Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Trưởng phòng Cảnh sát QLHC về TTXH; đại diện Sở Giao thông vận tải và các cơ sở kinh doanh xe khách trên địa bàn Hà Tĩnh.
Theo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6, vào ngày 27/11 tới, Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Luật Căn cước. Trong phiên thảo luận ở hội trường ngày 25/10 vừa qua, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đều tán thành với dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện. Tại phiên họp giữa 2 đợt của kỳ họp mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có ý kiến thống nhất cao với toàn bộ dự thảo Luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện và kết luận dự thảo Luật Căn cước đủ điều kiện trình Quốc hội biểu quyết thông qua.
Chiều 23/11, tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến công tác tháng 11/2023. Dự hội nghị có thành viên tổ công tác, tổ giúp việc triển khai Đề án 06 tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành cấp tỉnh. Đại tá Nguyễn Hồng Phong – Giám đốc Công an tỉnh, Tổ phó thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm lưu ý, các thành viên của Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tập trung hoàn thành những phần việc, nhiệm vụ đang còn chậm, muộn; ứng dụng mạnh mẽ dữ liệu từ Đề án 06, CCCD, VNeID để phục vụ an sinh xã hội dịp Tết Nguyên đán 2024; hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn tài chính chính thống, phòng, chống hiệu quả “tín dụng đen”…
Việc sử dụng tên gọi thẻ căn cước như dự thảo luật là phù hợp, sẽ bao hàm được đầy đủ thông tin về căn cước của công dân. Ngoài ra, với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào thẻ căn cước vừa nhằm hướng tới mục tiêu quản lý Nhà nước về căn cước toàn diện hơn, đầy đủ hơn, vừa tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng thông tin cá nhân.
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị nước ta giai đoạn 2021 - 2030; trong đó việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ cấp thiết, cơ bản nhằm bảo đảm yêu cầu quản lý, ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi là một trong các chính sách của dự án Luật Căn cước do Bộ Công an chủ trì soạn thảo. Theo Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an, chính sách pháp luật này hoàn toàn khả thi khi công nghệ thu nhận sinh trắc học của con người đã có sự thay đổi. Bên cạnh đó, việc cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi còn mang lại nhiều tiện ích, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước con số lên đến cả nghìn tỷ đồng.
101 - 120 của ( 199 ) tin, bài