Thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai thông tin các dự án   |    Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |   

Quy mô kinh tế biển phát triển tích cực

  

14:26 19/10/2024

Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển lớn; vùng biển Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các loại hình kinh tế biển, từ nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến thuỷ hải sản đến khai thác tài nguyên, khoáng sản; phát triển kinh tế hàng hải, kinh tế du lịch và nghỉ dưỡng biển…. Đặc biệt, trong nhiều năm qua, ngành khai thác, chế biến dầu khí được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, đến nay, ngành đánh bắt thuỷ sản đã và đang phát triển cả về số lượng và quy mô, phương tiện, công nghệ và hình thức nuôi trồng, đánh bắt. Trong đó, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng năm 2020 đạt hơn 8.600 ngàn tấn, năm 2021 đạt gần 8.800 ngàn tấn, tăng 1,8%. Trong số lượng này, sản lượng khai thác năm 2020 đạt gần 3.900 ngàn tấn, năm 2021 đạt hơn 3.900 ngàn tấn, tăng 1%; sản lượng nuôi trồng có số tương ứng là hơn 4.700 ngàn tấn hơn 4.850 ngàn tấn, tăng 2,5% so với năm 2010. Riêng sản lượng cá biển khai thác năm 2021 đạt hơn 2.900 ngàn tấn, tăng 30,54% so với năm 2015 và 1,16% so với năm 2020.

Trong khi đó, ngành kinh tế du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo cũng không ngừng phát triển, mang lại 70% doanh thu cho toàn ngành du lịch cả nước. Tại nhiều địa phương ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Kiên Giang… đã hình thành và từng bước khẳng định là các trung tâm du lịch biển. Số liệu công bố của cơ quan chức năng cho thấy năm 2018 là năm nguồn thu từ kinh tế du lịch ở nhiều địa phương đạt cao. Trong đó, Quảng Ninh đạt gần 16.000 tỷ đồng, Đà Nẵng 11.000 tỷ đồng, Khánh Hoà hơn 11.000 tỷ đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 8.600 tỷ đồng, Kiên Giang chủ yếu là Phú Quốc hơn 4.200 tỷ đồng. Trong nhịp độ tăng trưởng đó, doanh thu từ du lịch lữ hành của các địa phương năm 2019 là năm trước đại dịch COVID-19 cũng đạt khá, trong đó Quảng Ninh gần 916,7 tỷ đồng, Đà Nẵng 2.113,3 tỷ đồng, Khánh Hoà 544,5 tỷ đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 353,3 tỷ đồng, Kiên Giang 348,8 tỷ đồng…

Du lịch biển tại nhiều địa phương đang trở thành lĩnh vực mang lại nguồn thu cao

Đánh giá về nhưng bước chuyển quan trọng trong các ngành kinh tế biển của Việt Nam thời gian qua, tại một hội thảo mới đây về phát triển kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ từ khi đổi mới đến nay do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ tổ chức mới đây tại Đà Nẵng, PGS.TS Trương Minh Dục (Học viện Chính trị khu vực III) khẳng định: Kinh tế biển nước ta đã chú trọng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng, hướng tới phát triển kinh tế biển xanh.

Trong giai đoạn 2011 - 2020, các ngành kinh tế biển đã đóng góp lớn vào GDP của cả nước. Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam năm 2020, GRDP của 28 tỉnh, thành ven biển theo giá hiện hành đạt mức 4.040,7 tỷ đồng, chiếm 50,1% GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng địa phương dải ven biển đạt 6,4% bình quân năm trong thời kỳ 2011 - 2020. “Nhờ đó, GDP bình quân đầu người của các tỉnh ven biển năm 2020 đạt 84,4 triệu đồng, so với mức bình quân cả nước đạt 82,7 triệu đồng. Trong đó, một số địa phương có mức GDP bình quân đầu người trong nhóm top đầu cả nước như Bà Rịa - Vũng Tàu đứng đầu cả nước (263 triệu đồng), Quảng Ninh đứng thứ hai (164 triệu đồng), TP Hồ Chí Minh đứng thứ tư (148 triệu đồng), Hải Phòng đứng thứ sáu (134,6 triệu đồng)…”- PGS.TS Trương Minh Dục thông tin thêm. 

BBT

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện