Thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai thông tin các dự án   |    Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |   

Tài nguyên khoáng sản

  

07:41 02/04/2018

Tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh Khoáng sản Hà Tĩnh nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi, tập trung vào các nhóm: khoáng sản nhiên liệu bao gồm than đá chủ yếu tại huyện Hương Khê và than nâu Chợ Trúc (xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê).

    Tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh Khoáng sản Hà Tĩnh nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi, tập trung vào các nhóm: khoáng sản nhiên liệu bao gồm than đá chủ yếu tại huyện Hương Khê và than nâu Chợ Trúc (xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê).    

    Nhóm kim loại chủ yếu Quặng sắt có 10 điểm quặng sắt đã được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau, gồm Thạch Khê, Hương Thu, Hói Trươi, Hoà Duyệt, Hòn Bàn, Khe Lấp, Kỳ Liên, Mộc Bài, Văn Cù; Các điểm khoáng sản sắt - mangan Phú Lộc, Thượng Lộc (huyện Can Lộc), Núi Bạc xã Đức Lập (huyện Đức Thọ) và các biểu hiện khoáng sản sắt - mangan Đồng Kèn (xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà), Vũng Chùa (xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân), Hàm Sơn (xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà) đang được Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ tổ chức đánh giá triển vọng. Ngoài ra trong nhóm kim loại còn có thiếc khe Bún ở xã Sơn Kim, Hương Sơn đã được Liên đoàn Địa chất bắc Trung Bộ tìm kiếm tỷ lệ 1:10.000 (1995) trên diện tích 21 km2 và Titan (Ilmenit) tại các xã Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh và một số điểm quặng vàng. Nhóm khoáng chất công nghiệp  gồm phosphorit, than bùn, kaolin, cát thuỷ tinh, thạch anh.

  - Về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phong phú và đa dạng, quy mô khá lớn, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Trên địa bàn Hà Tĩnh đã điều tra khảo sát 121 khu vực mỏ khoáng sản làm VLXDTT kể cả đất san lấp có tổng diện tích 6.193 ha, tài nguyên khoảng 1.522.095 ngàn m3, trong đó có 31 khu vực đá xây dựng, 23 khu vực sét gạch ngói, 31 khu vực cát xây dựng và 36 khu vực đất san lấp (Bảng I.1). Hầu hết các điểm mỏ nằm lộ thiên, dễ nhận biết chất lượng và nhiều điểm mỏ phân bố gần các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, thuận tiện cho khai thác sử dụng.[1]

 Bảng tổng hợp tiềm năng tài nguyên các mỏ khoáng sản làm VLXDTT

TT

Tên khoáng sản

Số điểm mỏ

Diện tích
(m2)

Tiềm năng (ngàn m3)

 
 

1

Đá xây dựng

31

3.33

1.238.640

 

2

Sét gạch ngói

23

441

10.125

 

3

Cát, sỏi xây dựng

31

464

22.92

 

4

Đất san lấp

36

1.963

254.45

 

 

Cộng

121

6.198

1.526.135

 

(Nguồn: Sở Tài nguyên v à Môi trường Hà Tĩnh)

      - Ngoài ra Hà Tĩnh còn có nguồn nước khoáng nóng Sơn Kim (Nậm Chốt) ở xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn được phát hiện trong điều tra địa chất tỷ lệ 1:200.000 (1979), Công ty Kinh doanh tổng hợp đầu tư Sản xuất Nhập khẩu khai thác (1994) và điều tra đánh giá (1995). Nguồn nước lộ thành nhiều mạch từ những khe nứt của đá granit bên bờ phải suối Nậm Chốt, trên độ dài gần 100 m từ chân cầu về phía hạ lưu, tại đây nước bốc hơi mù mịt.