Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |   

Vai trò của Bưu điện Việt Nam trong chiến lược chuyển đổi số

  

02:24 15/06/2022

Dịch vụ bưu chính đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dòng chảy vật chất và dòng chảy dữ liệu được thông suốt, hỗ trợ thương mại điện tử, đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội và ứng phó kịp thời với thiên tai, thảm họa và dịch bệnh. Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Bưu điện Việt Nam được xác định là cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia, hỗ trợ nền kinh tế số, chủ yếu là thương mại điện tử và đóng góp vào sự phát triển của chính phủ số và xã hội số.

Về chính phủ số, Bưu điện Việt Nam là đối tác hàng đầu được Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ phát triển một số nền tảng số và cung cấp dịch vụ số cho người dân, thông qua dự án “Phát triển nền tảng địa chỉ số cho hộ gia đình Việt Nam”.

Về kinh tế số, với lợi thế mạng lưới rộng khắp cả nước và gần 28.000 điểm phục vụ, 100% điểm phục vụ của bưu điện có người phục vụ tại xã, Bưu điện Việt Nam hỗ trợ thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và cung cấp cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế số. Doanh nghiệp này đang hỗ trợ các hộ kinh doanh và hợp tác xã địa phương quảng bà và tiêu thụ sản phẩm đến mọi miền đất nước, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số nông nghiệp và nông thôn.

Trong năm 2021 và quý 1 năm 2022, các doanh nghiệp bưu chính đã tham gia vào Chương trình thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp và nông thôn như một phần của Chương trình chuyển đổi số quốc gia Việt Nam. Gần 6 triệu hộ sản xuất nông nghiệp đã được tập huấn kỹ năng số để vận hành trên nền tảng thương mại điện tử và khoảng 100.000 sản phẩm nông nghiệp đã được niêm yết trên nền tảng thương mại điện tử do các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam thiết lập. Những kết quả đó thu hẹp khoảng cách thương mại điện tử giữa các cộng đồng thành thị và nông thôn.

Về xã hội số, Bưu điện Việt Nam đã trở thành một ngành dịch vụ tham gia vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo phúc lợi xã hội và củng cố lòng tin xã hội. Ngoài ra, Bưu điện còn góp phần vào công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ.

Ví dụ, trong đại dịch COVID-19, tại các tỉnh thành phố áp dụng giãn cách xã hội, các doanh nghiệp bưu chính đã tích cực tham gia cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người dân bằng cách thành lập 4.346 điểm phân phối các mặt hàng thiết yếu và phân phối 102.974 tấn hàng hóa với tổng giá trị là 994 tỷ đồng.

 Theo BBT 

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện