Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |   

Tuyên truyền để ngư dân thay đổi nhận thức và hành động

  

07:41 27/12/2021

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân trên địa bàn. Nhờ đó, người dân đã nghiêm chỉnh chấp hành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, không đánh bắt ở vùng biển nước ngoài, góp phần sớm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế có đường bờ biển dài 126km, dân cư sinh sống ở khu vực biên giới biển khá đông đúc, với nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó, một bộ phận không nhỏ người dân hành nghề khai thác, nuôi trồng hải sản. Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 604 tàu thuyền thường xuyên bám biển, trong đó, 410 chiếc có chiều dài trên 15 mét. Đến thời điểm này, 396 tàu cá có chiều dài trên 15 mét đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định, 14 tàu chưa thực hiện. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến những tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình do thiếu kinh phí hoặc tạm dừng hoạt động. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên - Huế đang chỉ đạo các đồn Biên phòng phụ trách địa bàn tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng chức năng vận động các chủ tàu cá này lắp đặt thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động trở lại.

Cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An tuyên truyền pháp luật cho ngư dân. Ảnh: Ngọc Bình
Sau thời gian khá dài nằm bờ vì mưa bão, dịch Covid-19, tàu cá mang số hiệu TTH 90019 với công suất 830CV của anh Trần Ngọc Quang, ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang chuẩn bị ngư lưới cụ, lương thực, thực phẩm cho chuyến vươn khơi dài ngày. Một trong những công việc không thể thiếu được của thuyền trưởng là kiểm tra lại các thiết bị máy móc liên lạc trên tàu, đặc biệt là thiết bị giám sát hành trình.
“Các thiết bị liên lạc gắn trên tàu thường dễ bị hư hỏng, trục trặc do hơi ẩm từ nước biển, vì vậy, phải kiểm tra thật kỹ đảm bảo điều kiện liên lạc thông suốt, như vậy, trạm kiểm soát Biên phòng mới cấp phép ra khơi. Trong suốt quá trình khai thác ở ngoài biển, tàu của chúng tôi luôn bật máy giám sát hành trình để cơ quan chức năng giám sát và nếu có đi qua vùng biển các nước, thiết bị này sẽ báo động để thuyền trưởng biết và điều chỉnh lộ trình”? - anh Trần Ngọc Quang chia sẻ.
Những năm gần đây, tình trạng ngư dân tỉnh Thừa Thiên - Huế vi phạm pháp luật trong quá trình khai thác hải sản đã giảm xuống nhiều, không còn trường hợp tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Có được kết quả đó nhờ BĐBP và chính quyền địa phương, lực lượng chức năng đã triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến nhân dân trên địa bàn. Công tác này được triển khai bằng nhiều hình thức khác nhau, với những nội dung thiết thực.
Trong 5 năm qua, các đồn Biên phòng tuyến biển của BĐBP tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức in ấn và cấp phát hơn 3.000 tờ rơi với nội dung tuyên truyền về Luật Thủy sản năm 2017, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982...; phối hợp với các lực lượng tổ chức được 11.894 buổi tuyên truyền tập trung với 81.799 lượt người tham gia, 1.944 buổi tuyên truyền lưu động với 16.427 lượt người tham gia tại các phương tiện của ngư dân. Bên cạnh đó, các đơn vị BĐBP tuyến biển phát huy vai trò của các tổ đoàn kết đánh bắt trên biển để vừa hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình khai thác trên biển, vừa giám sát lẫn nhau trong việc chấp hành các quy định.
Cùng với việc lắp đặt đầy đủ các thiết bị trên tàu cá, nhận thức của các chủ tàu và bà con ngư dân về các quy định của Luật Biển Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế khi khai thác hải sản trên biển được nâng lên rõ rệt. Anh Hà Thìn, ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, chủ tàu cá TTH 91919 chia sẻ: “Được cán bộ BĐBP tuyên truyền, chúng tôi hiểu rõ mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình khai thác hải sản trên biển. Từ đó, tôi và các thuyền viên luôn chấp hành tốt các quy định của pháp luật, vừa hành nghề và góp sức bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc”.
Trung tá Hồ Xuân Trình, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Vinh Hiền cho biết, thực hiện đợt cao điểm triển khai các biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ ngày 15-10 đến 15-11-2021, đơn vị đã chủ động triển khai lực lượng, tăng cường phương tiện để kiểm tra, kiểm soát tàu thuyền ra vào cửa biển Tư Hiền. Cán bộ làm việc tại trạm kiểm soát kiên quyết không cho tàu thuyền ra khơi khi không thực hiện đầy đủ các thủ tục, giấy tờ và trang bị theo quy định, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm.
Theo bienphong.com.vn

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện