CPI tháng 01 năm 2018 tiếp tục đánh dấu sự điều chỉnh theo xu hướng tăng giá của nhóm mặt hàng xăng, dầu các loại. Giá điện sinh hoạt cũng được điều chỉnh tăng theo đơn giá mới đã gây nhiều sức ép lên thị trường giá cả hàng hóa nói chung. Bên cạnh đó, do rơi vào thời điểm cận kề Tết Nguyên đán Mậu Tuất, một số mặt hàng chủ yếu như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng đồ dùng gia đình, hàng may mặc đều có xu hướng tăng giá. Ngoại trừ nhóm rau củ quả giảm giá do sản lượng các loại cây trồng vụ Đông Xuân cung ứng ra thị trường tăng. Sức mua sắm, tiêu thụ trong dân cư nhìn chung có cải thiện hơn so cùng kỳ năm trước. Sau 2017, kinh tế tỉnh Hà Tĩnh phục hồi và phát triển, tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến tăng. Thu nhập của người dân tăng hơn so năm trước, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng qua đó tăng.
CPI tăng 0,61% so tháng trước, tăng 2,52% so cùng tháng năm trước. So tháng trước khu vực thành thị tăng 0,56%; nông thôn tăng 0,64%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính: 07 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,13% so tháng trước, so cùng tháng năm trước giảm 1,04%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,87% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 3,94%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,21% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 5,01%;Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,86% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 2,03%; Giao thông tăng 1,67% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 2,84%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,15% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 1,96%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,27% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 4,27%.
Nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Đồ uống và thuốc lá giảm 0,13% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,93%
Các nhóm Thuốc và dịch vụ y tế; Giáo dục; Bưu chính viễn thông ổn định, không có sự tăng giảm so tháng trước.
Tác động đến CPI tháng 01 năm 2018 biến động tăng so tháng trước chủ yếu do:
(1) Giá xăng, dầu bình quân trong tháng 01 tiếp tục được điều chỉnh tăng đồng loạt ở tất cả các mặt hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá nhóm giao thông và chi phí sản xuất kinh doanh của các loại mặt hàng khác. Giá xăng A95 bình quân trong tháng 20.699 đ/lít, E5 giá 18.770 đ/lít, Dầu diezel giá 15.972 đ/lít.
(2) Yếu tố thời tiết khiến giá cả các mặt hàng đồ dùng gia đình như chăn ga gối đệm, bình nước nóng, hàng may mặc có xư hướng tăng giá.
(3) Giá gạo và một số mặt hàng thực phẩm tăng. Giá rau giảm mạnh do yếu tố mùa vụ nhưng không làm thay đổi xu hướng tăng giá chung của nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống.
* Dự kiến CPI tháng 02/2018, tiếp tục tăng. Nguyên nhân chủ yếu do trùng Tết Nguyên đán Mậu Tuất thời điểm trước, trong và sau Tết (từ ngày 14/02 – 19/02/2018).
Cần tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, quản lý thị trường, bình ổn giá, chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại. Đảm bảo nhu cầu hàng hóa, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, các dịch vụ công thông suốt để phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân và doanh nghiệp. Công tác quản lý thị trường, kiểm soát chặt chẽ thị trường dịp Tết Nguyên đán, với nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh là cơ hội trà trộn hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc vào thị trường.
Thêm nhận xét mới