CSDLQG về dân cư là kết quả của một quá trình lâu dài, gian nan và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Theo Bộ Công an, CSDLQG về dân cư đã được manh nha và tư duy từ những năm 1995, trải qua nhiều thời kỳ, khó khăn. Đến năm 2017 mới bước vào để triển khai, thiết lập hệ thống.
Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu tại Lễ khai trương hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân (nguồn laodong.vn)
Bộ Công an được Chính phủ giao xây dựng ba hệ thống: CSDLQG về dân cư; bộ dữ liệu sinh trắc (hay căn cước công dân - CCCD); hệ thống định danh và xác thực điện tử. Sau một thời gian triển khai, hệ thống CSDLQG về dân cư đã được tạo lập 104 triệu người dân thực và hàng ngày đang quản trị trên hệ thống; xấp xỉ 81 triệu căn cước công dân; khoảng 30 triệu tài khoản định danh điện tử. Mỗi một công dân Việt Nam có một số định danh duy nhất, là nền tảng để các đơn vị sử dụng, thống nhất một mã định danh công dân trong quản trị dữ liệu đối với các bộ dữ liệu liên quan đến người dân.
CSDLQG về dân cư có lợi gì cho người dân? Theo Bộ Công an, CSDLQG về dân cư mang lại nhiều lợi ích cho người dân, như:
- Giảm thiểu chi phí và thời gian cho người dân khi làm các thủ tục hành chính liên quan đến thông tin cá nhân.
- Tăng cường tính minh bạch và công khai trong quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Phòng chống hiệu quả các hành vi giả mạo thông tin cá nhân, xâm phạm quyền lợi của người dân.
- Hỗ trợ cho việc xây dựng chính sách phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, từng nhóm đối tượng.
- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
CSDLQG về dân cư là một bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước và phục vụ người dân. Đây là một công trình có ý nghĩa chiến lược, mang tính toàn diện và liên ngành. Để CSDLQG về dân cư hoạt động hiệu quả và bền vững, cần có sự đồng thuận, hợp tác và góp sức của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội. Trong đó, Bộ Công an cần tiếp tục hoàn thiện và duy trì CSDLQG về dân cư; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để kết nối và chia sẻ thông tin; tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Qua đó, góp phần chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.
BBT
Thêm ý kiến góp ý