Thị xã Hồng Lĩnh: Chủ động triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai trên địa bàn
Tham dự có đồng chí Nguyễn Huy Hùng, PBT Thị uỷ, Chủ tịch UBND Thị xã; Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn Thị xã; Các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai Thị xã; lãnh đạo các đơn vị: Công an Thị xã; BCH Quân sự Thị xã; Chủ tịch UBND các phường, xã.
Theo tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, đêm nay (17/9) dự báo áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão số 4. Bão số 4 di chuyển rất nhanh. Dự báo hiện nay thì sẽ hướng thẳng vào khoảng Quảng Trị, Nghệ An và khả năng Hà Tĩnh ảnh hưởng trực tiếp là rất cao. Do kết hợp không khí lạnh nên khả năng Hà Tĩnh sẽ mưa rất to. Từ hôm nay (17/9) do ảnh hưởng không khí lạnh và dải hội tụ bắt đầu có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to, ngày 18 - 20/9 khả năng mưa rất to. Nguy cơ Hà Tĩnh có gió bão mạnh, mưa to, gây lũ lớn. Đặc biệt lưu ý, bão di chuyển rất nhanh, chỉ 2 - 3 ngày đã vào gần đất liền nên các tàu, thuyền trên biển nên theo dõi tin dự báo, chủ động vào bờ hoặc trú tránh sớm.
Sau khi nghe các báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn Thị xã, các đại biểu đã thảo luận đưa ra các biện pháp triển khai, ứng phó với thiên tai nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn khi có mưa, bão xảy ra.
Kết luận tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Huy Hùng, PBT Thị uỷ, Chủ tịch UBND Thị xã; Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn Thị xã yêu cầu: Trước tình hình diễn biến phức tạp của thiên tai, các cấp, ngành, cơ quan đơn vị và các phường, xã cần theo dõi chặt chẽ diễn biến ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão khi vào biển Đông; cảnh báo và thông báo kịp thời đến người dân để chủ động các biện pháp phòng, tránh; sẵn sàng triển khai đồng bộ chủ động các lực lượng, phương tiện và vật tư có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”; tăng cường các hoạt động thông tin về tình hình thiên tai trên địa bàn, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão, mưa lũ để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại; chủ động các phương án điều tiết giao thông, cảnh báo các tuyến đường thường xảy ra ngập lụt cục bộ; đảm bảo hệ thống điện trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai; Tổ chức cắt tỉa cành cây; chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, các dự án đang thi công; Tiến hành kiểm tra, rà soát ngay tất cả các vị trí có nguy cơ cao ngập lụt sâu để kịp thời thông báo cho người dân chủ động, phòng tránh có hiệu quả phương án sơ tán các hộ dân; đảm bảo an toàn hồ đập, vùng hạ lưu hồ đập, phương án chống ngập lụt đô thị và phương án cứu hộ, cứu nạn; đảm bảo an toàn các công trình trong xây dựng và hệ thống điện chiếu sáng … hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân./.
BBT
Thêm ý kiến góp ý