Thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai thông tin các dự án   |    Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |   

Xây dựng pháp luật: Dứt khoát bỏ tình trạng "không quản được thì cấm"

  

07:40 01/11/2024

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng: "Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm là một định hướng hoàn toàn đúng đắn. Định hướng này sẽ là điểm mốc rất quan trọng và làm thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội .

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng, yêu cầu đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp; chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, khuyến khích sáng tạo, khơi thông nguồn lực để phát triển. Tổng Bí thư yêu cầu như một mệnh lệnh: "Dứt khoát bỏ tình trạng không quản được thì cấm"; Tập trung kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật, kiên quyết chống tiêu cực, lợi ích nhóm. Những vấn đề mà Tổng Bí thư Tô Lâm nêu đã được các đại biểu quốc hội đồng tình, nhất trí cao.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

"Gỡ điểm nghẽn thể chế để không lỡ thời cơ phát triển", Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực; trong đó, thể chế là "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Vấn đề Tổng Bí thư nêu đã trúng vào một trong những khâu yếu căn cốt của công tác lập pháp lâu nay, đó là vẫn còn tình trạng nặng về hành chính, chưa theo sát công cuộc đổi mới và đời sống xã hội. Hệ quả là vừa không khuyến khích được sáng tạo, vừa không giải phóng được sức sản xuất, thậm chí làm tắc nghẽn nguồn lực và nảy sinh tiêu cực. Để gỡ điểm nghẽn thể chế, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội cho ý kiến 31 dự thảo Luật và Nghị quyết. Đây là nỗ lực rất lớn để hoàn thiện thể chế, trong đó có việc "dùng một luật sửa 4 luật".

Đại biểu Huỳnh Thành Chung, đoàn Bình Phước cho rằng: "Lần này Chính phủ đề xuất 1 luật sửa 4 luật rất cần thiết và rất quan trọng. Nếu luật sửa 4 luật được Quốc hội cho ý kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 này và được Chính phủ thi hành nhanh nhất, sớm nhất thì sẽ "cởi trói" mạnh nhất cho phát triển kinh tế đất nước, tạo động lực để doanh nghiệp tăng tốc, phát triển kinh tế".

Tổng Bí thư yêu cầu, như một mệnh lệnh: "Dứt khoát bỏ tình trạng không quản được thì cấm", điều này tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp làm ăn kinh doanh và khơi thông các nguồn lực của đất nước. Nhìn nhận vấn đề này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đoàn TP Hồ Chí Minh phân tích: "Tình trạng không quản được thì cấm, không quản được nên diễn ra nhiều tiêu cực, trở thành hiện tượng tương đối phổ biến trong xã hội và trên các địa bàn khác nhau. Do đó đưa vào các quy định của pháp luật của Quốc hội để "cấm". Khi cấm như vậy gây ra ra tác hại với xã hội, khi cấm thì cấm cả tốt, cấm ở cái không tốt. Định là cấm cái không tốt nhưng khi đưa vào luật quy định chung cấm thì lại ảnh hưởng tới cả cái tốt".

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Ảnh: Quốc hội

Với trên 95% tổng số các dự án luật, pháp lệnh được phân công soạn thảo thì vai trò của Chính phủ rất quan trọng trong quy trình lập pháp. Để bảo đảm chất lượng của các dự án luật, Chính phủ phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo tính khả thi, điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội hiện tại và trong thời gian tiếp theo. Đặc biệt là cụ thể hóa các Luật thành Nghị định, Thông tư. Nghị định, Thông tư cần có hiệu lực đồng thời với thời điểm Luật ban hành.

Đại biểu Nguyễn Công Long, đoàn Đồng Nai kiến nghị: "Hiện nay theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì ngay khi trình Quốc hội, cơ quan trình phải trình ngay dự thảo của Nghị định hướng dẫn. Tuy nhiên khi giám sát việc ban hành văn bản đều thấy tình trạng mặc dù là thời điểm trình Quốc hội đã có dự thảo nhưng hằng năm sau vẫn chưa ban hành nghị định hướng dẫn. Cần thiết là tăng cường vai trò của đội ngũ pháp chế. Thứ hai là về kỹ thuật lập pháp. Thứ ba là công tác kiểm tra".

Đại biểu Nguyễn Công Long-đoàn Đồng Nai

Việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là người đứng đầu trong xây dựng pháp luật, không để xảy ra tình trạng lồng ghép "lợi ích nhóm", lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản pháp luật đang đặt ra yêu cầu quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, đoàn Quảng Bình đề nghị: siết chặt cơ chế xin-cho: "Không chỉ hành vi đưa 1 quy định nào vào văn bản pháp luật mới là hành vi "lợi ích nhóm", có thể loại bỏ một quy định trong văn bản quy phạm pháp luật cũng là hành vi "lợi ích nhóm". Tạo cơ chế, thủ tục mang tính chất xin-cho. Xin- cho đây cũng chính là lợi ích nhóm".

Trách nhiệm là của cả hệ thống chính trị, nhưng trọng trách rất lớn đặt lên vai từng ĐBQH khi thay mặt cử tri, thực hiện trọng trách xây dựng luật pháp. Quá trình sửa đổi, ban hành Luật yêu cầu các ĐBQH dành nhiều thời gian, tâm huyết, bản lĩnh trách nhiệm cho việc nghiên cứu, thảo luận trước khi bấm nút thông qua.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng: "Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm là một định hướng hoàn toàn đúng đắn. Định hướng này sẽ là điểm mốc rất quan trọng và làm thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội cũng như của toàn hệ thống chính trị. Chúng tôi thấy rằng việc xây dựng pháp luật hiện nay theo hướng không chỉ phục vụ cho công tác quản lý mà xây dựng pháp luật giúp cho việc khơi thông nguồn lực, hạn chế điểm tắc nghẽn và phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội".

Với tinh thần chủ động, vững vàng, Quốc hội đã đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật; phản ứng nhanh chóng trước những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn... Việc đổi mới công tác lập pháp, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển; dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm"; bảo đảm chất lượng các dự án luật; không để xảy ra tình trạng lồng ghép "lợi ích nhóm" trong văn bản pháp luật, đặc biệt là nâng cao trọng trách xây dựng luật pháp của đại biểu.... là những giải pháp quan trọng để tháo gỡ những rào cản, đểm nghẽn thể chế để thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Theo VOV

Link: https://vov.vn/chinh-tri/xay-dung-phap-luat-dut-khoat-bo-tinh-trang-khong-quan-duoc-thi-cam-post1132409.vov


Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện