Thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai thông tin các dự án   |    Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |   

Thành phố Hà Tĩnh: Xây dựng "Công dân điện tử" hướng đến "Chính quyền điện tử" hiện đại, hiệu quả

  

09:20 26/09/2021

Thời gian qua, UBND các cấp từ Thành phố đến cơ sở đã đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử. Trong đó, đặc biệt chú trọng thực hiện số hóa các dịch vụ hành chính công để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, từng bước nâng cao nhận thức, trình độ và kĩ năng ứng dụng CNTT cho người dân, chuyển từ “công dân truyền thống” giao dịch trực tiếp, sang “công dân điện tử” tiếp cận ứng dụng CNTT trong các giao dịch hành chính công trực tuyến.

   Sự cần thiết của xây dựng "công dân điện tử"

    "Chính quyền điện tử" là chính quyền ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

    Mục tiêu của "chính quyền điện tử" là hướng đến xây dựng một nền hành chính điện tử, hiện đại, đồng bộ các cấp; hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu dùng chung, tạo môi trường làm việc minh bạch, hiệu lực, hiệu quả; giảm thời gian, chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

    Nhưng để tiếp nhận được thông tin, dịch vụ công thông qua môi trường mạng đòi hỏi mỗi người dân cần có những phương tiện, thiết bị hiện đại kết nối Internet như: Điện thoại thông minh, máy tính, Ipad và cả thói quen, kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Điều này có nghĩa, kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin có đồng bộ, hiện đại đến đâu nhưng người dân, doanh nghiệp không biết, không sử dụng các tiện ích dịch vụ công thì cũng không thể xây dựng "chính quyền điện tử". Tức là phải tạo ra sự tương tác giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp qua môi trường mạng bằng các phương tiện, thiết bị hiện đại.

    Khó khăn trong xây dựng "công dân điện tử"

    Thực tế tại thành phố Hà Tĩnh thời gian qua cho thấy, dù cáp ủy, chính quyền và hệ thống chính đã có nhiều nỗ lực nhưng việc xây dựng “công dân điện tử” còn gặp nhiều khó khăn.

    Đến Trung tâm hành chính công thành phố để khai báo hoạt động cơ sở dịch vụ photocopy, anh Nguyễn Văn Dũng bất ngờ khi được hướng dẫn thực hiện kê khai thông tin và gửi hồ sơ qua mạng Internet. Anh cho biết: Mặc dù đã nghe về dịch vụ công trực tuyến nhưng tôi chưa quan tâm lắm, nghĩ là đến tận nơi liên hệ giải quyết thì mới yên tâm. Được cán bộ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố hướng dẫn tôi mới biết gửi hồ sơ trực tuyến rất đơn giản và thuận tiện, lại tiết kiệm được thời gian.

    Rõ ràng, việc người dân chưa nắm vững quy trình thực hiện và các kỹ năng sử dụng hệ thống máy tính, mạng internet, các thiết bị hỗ trợ để thực hiện dịch vụ công trực tuyến; bên cạnh đó, tâm lý, thói quen đến giao trực tiếp tại các cơ quan nhà nước để giải quyết các TTHC... là những “rào cản” gây khó khăn trong việc triển khai dịch vụ công trực tuyến đến với người dân, doanh nghiệp của chính quyền các cấp.

    Đẩy mạnh truyền thông, giúp người dân tiếp cận công nghệ thông tin, từng bước xây dựng "Công dân điện tử"

    Nắm rõ hạn chế trên, thành phố Hà Tĩnh đã chỉ đạo đẩy mạnh thông tin, truyên truyền đến người dân, doanh nghiệp cách thức và lợi ích của việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Công tác tuyên truyền được thực hiện đa dạng qua các phương tiện thông tin đại chúng: Pano, khẩu hiệu, Cổng, Trang thông tin điện tử, hệ thống truyền thanh cơ sở, mạng xã hội facebook… để đông đảo người dân tiếp cận được thông tin.

    Bên cạnh đó, thành phố Hà Tĩnh đã triển khai nhiều giải pháp, cách làm mới để tạo ra bước đột phá trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ cao phục vụ người dân và doanh nghiệp.

    Là đầu mối tiếp nhận, giải quyết các TTHC, thay vì chỉ tiếp nhận hồ sơ giấy, tại Trung tâm hành chính công thành phố, Bộ phận một cửa các phường, xã đã dành riêng 1 khu vực, bố trí máy tính kết nối mạng, máy scan để hướng dẫn người dân tạo tài khoản, kê khai thông tin và gửi hồ sơ dịch vụ công trực tuyến.


     Cán bộ Tư pháp phường Bắc Hà hướng dẫn công dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại Bộ phận một cửa của phường

    Đặc biệt, từ năm 2019, thành phố triển khai thí điểm các mô hình “Tổ dân phố điện tử” và “Hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến lưu động”.

    Mô hình “Tổ dân phố điện tử” được triển khai thí điểm tại 3 phường Trung tâm: Nam Hà, Tân Giang, Trần Phú. Các phường sử dụng nhà văn hóa các tổ dân phố để hướng dẫn cho người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến và tiếp nhận các thủ tục hành chính. Tại đây được trang bị hệ thống trang thiết bị cần thiết để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến như máy tính có kết nối internet, máy scan, máy in để công dân sao, in các giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục.

    Các “Tổ dân phố điện tử” thực hiện việc niêm yết quy trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cấp thành phố, cấp phường; quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Trình bày rõ ràng để người dân dễ tra cứu và tìm hiểu về các danh mục thuộc phạm vi giải quyết của từng cấp để người dân tiếp cận, nắm bắt được các quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết trong từng lĩnh vực.

    Theo mô hình này, bộ phận “một cửa” của phường sẽ về tận khu dân cư. Ai có nhu cầu chỉ cần đến nhà văn hóa tổ dân phố làm thủ tục, tới ngày hẹn trả kết quả mới phải đến UBND phường để lấy thủ tục.


Mô hình "Tổ dân phố điện tử" tại Nhà văn hóa Tổ dân phố 1, phường Nam Hà

    Mô hình “Hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến lưu động” được triển khai đồng bộ tại các phường, xã. Hiện nay 15/15 phường, xã đã thành lập tổ tuyên truyền, hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến, với vai trò nòng cốt là lực lượng đoàn viên thanh niên, thực hiện hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến lưu động đến từng hộ dân, từng doanh nghiệp. Đồng thời tuyên truyền, giới thiệu về dịch vụ công trực tuyến tại các buổi sinh hoạt, họp thôn, tổ dân phố bằng nhiều hình thức: thuyết trình, chiếu video hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến, phát tờ rơi…


Tổ hướng dẫn dịch vụ công của Cơ quan HĐND-UBND TP và phường Tân Giang hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại Phường Tân Giang.


....Hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại xã Thạch Hạ

    Thành phố Hà Tĩnh là đơn vị đầu tiên và duy nhất trong toàn tỉnh thực hiện các mô hình “Tổ dân phố điện tử”, “Hướng dẫn thực hiện thủ tục Dịch vụ công trực tuyến lưu động”. Các mô hình đã phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Là kênh giao tiếp giữa chính quyền với người dân ở cơ sở, tạo được sự đồng tình, quan tâm của Nhân dân, góp phần xây dựng “Công dân điện tử” tại thành phố Hà Tĩnh. Với những giải pháp đồng bộ, sáng tạo, năm 2021, thành phố quyết tâm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và dữ vững vị trí dẫn đầu toàn tỉnh trong thực hiện công tác CCHC, xây dựng chính quyền điện tử.

 Theo BBT 


Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện