Thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai thông tin các dự án   |    Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |   

Dịch vụ công trực tuyến qua KBNN: Minh bạch, an toàn, bảo mật cao

  

07:26 01/03/2019

Không mất thời gian đưa hồ sơ, chứng từ đến trực tiếp kho bạc Nhà nước (KBNN) để giao dịch; độ an toàn, bảo mật cao; minh bạch trong quá trình kiểm soát hồ sơ…là những lợi ích mà dịch vụ công trực tuyến qua KBNN hiện đang mang đến cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn.

Chị Mai Thị Huyền – kế toán UBND xã Kỳ Hưng – thị xã Kỳ Anh cho biết: “Đến thời điểm hiện nay, tôi có thể khẳng định được những lợi ích vượt trội của phương thức này so với phương thức giao dịch trước đây. Đó là tiết kiệm thời gian đi lại, chi phí in ấn cũng như chủ động biết được tình trạng và kết quả xử lý hồ sơ thanh toán của đơn vị mình cụ thể như thế nào…”


KBNN thị xã Kỳ Anh là một trong hai đơn vị khối huyện triển khai thí điểm thành công ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

Được biết, UBND xã Kỳ Hưng và Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh là hai đơn vị được KBNN thị xã Kỳ Anh triển khai thí điểm ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát thanh toán.

Giám đốc KBNN thị xã Kỳ Anh Nguyễn Sỹ Bình cho biết: “Trong năm 2018, đơn vị là 1 trong 2 kho bạc khối huyện tổ chức thành công nhiệm vụ này. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, dự kiến trong quý 1/2019, KBNN thị xã Kỳ Anh sẽ triển khai diện rộng trên tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn”.

Theo thông tin từ KBNN tỉnh, hiện nay, hệ thống kho bạc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến gồm: đăng ký sử dụng dịch vụ công, giao nhận hồ sơ trực tuyến và kê khai yêu cầu thanh toán .

Việc vận hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến KBNN trên phạm vi rộng được KBNN triển khai từ ngày 1/2/2018. Trên cơ sở đó, KBNN tỉnh đã triển khai từng bước theo lộ trình hướng dẫn trong toàn hệ thống. Đến nay, có 10 đơn vị đã thực hiện thí điểm đợt 1 dịch vụ công trực tuyến qua KBNN như Sở Thông tin và Truyền thông, Cảng vụ Hàng hải tỉnh, Văn phòng KBNN tỉnh…

Để triển khai nội dung này, thời gian qua, KBNN đã tổ chức tập huấn, phổ biến, cập nhật kiến thức cho các đơn vị áp dụng. Đặc biệt, KBNN tỉnh cũng đã thành lập ban chỉ đạo, tổ triển khai dịch vụ công, đến trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, hỗ trợ các đơn vị về hạ tầng kỹ thuật, nghiệp vụ, quy trình thao tác tại đơn vị…


Các đơn vị sử dụng ngân sách không mất thời gian đưa hồ sơ, chứng từ đến trực tiếp KBNN để giao dịch khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Trao đổi về lợi ích khi áp dụng dịch vụ công trực tuyến qua KBNN, Giám đốc KBNN tỉnh Phan Đình Tý cho biết: “Dịch vụ công trực tuyến là xu thế tất yếu của tiến trình cải cách thủ tục hành chính của KBNN. Nhờ đó, tạo điều kiện, giảm thời gian đi lại, giảm chi phí hoạt động cho các đơn vị; hạn chế việc giả mạo chữ ký, giả mạo con dấu nhờ sử dụng chữ ký số; thông tin thanh toán được bảo mật.

Đồng thời, trên giao diện dịch vụ công trực tuyến cung cấp các thông tin về thời gian, quá trình tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát thanh toán thông qua các trạng thái đã góp phần tăng tính minh bạch trong việc kiểm soát hồ sơ thanh toán, qua đó, các đơn vị chủ động biết được tình trạng và kết quả xử lý hồ sơ thanh toán của đơn vị mình…”

Bên cạnh đó, thông qua dịch vụ công trực tuyến, lãnh đạo KBNN các cấp có thể kiểm tra được tình trạng xử lý hồ sơ kiểm soát chi qua các báo cáo thống kê trên dịch vụ công. Từ đó, làm tăng tính trách nhiệm của cán bộ kiểm soát chi trong quá trình thực thi nhiệm vụ…


Giao dịch tiền mặt sẽ được thay thế bằng giao dịch qua thẻ khi hình thành kho bạc điện tử vào năm 2020.

Mặc dù lợi ích là vậy, song tính trên bình diện chung, số đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước áp dụng dịch vụ công trực tuyến qua KBNN vẫn còn khá khiêm tốn. Qua khảo sát, được biết một số đơn vị vẫn chưa thay đổi thói quen làm việc, phê duyệt chứng từ thông qua bản giấy, ký chữ ký tay.

Đặc biệt, nhiều đơn vị sử dụng ngân sách còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất khi tham gia dịch vụ công trực tuyến. Nhất là khối ngân sách xã, khối trường học, hệ thống máy tính còn thiếu, hoặc nếu có thì cấu hình thấp, đồng thời hệ thống máy móc hỗ trợ như máy scan, máy photocopy, máy in chưa đảm bảo yêu cầu để thực hiện.

“Dịch vụ công trực tuyến được xem là nhiệm vụ then chốt để hình thành kho bạc điện từ vào năm 2020. Do vậy, tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của KBNN, KBNN Hà Tĩnh đang phấn đấu triển khai diện rộng, quyết tâm trong năm 2019 có 100% đơn vị sử dụng ngân sách ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong giao dịch” - Giám đốc KBNN tỉnh Phan Đình Tý cho biết thêm.

Theo Baohatinh.vn



Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện