Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |   

Chương trình OCOP là giải pháp phát triển kinh tế nông thôn bằng nội lực ở Hà Tĩnh

  

01:23 18/08/2020

Chương trình OCOP được xác định là giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là nhiệm vụ trong triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh.

Đó là nội dung trọng tâm được Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh phối hợp với các chuyên gia tư vấn OCOP quốc gia truyền đạt cho đội ngũ cán bộ quản lý Chương trình OCOP cấp tỉnh, cấp huyện.


Lớp tập huấn có gần 60 học viên là đội ngũ cán bộ quản lý Chương trình OCOP cấp tỉnh, cấp huyện tham gia.

Theo đó, trong thời gian 3 ngày (từ 18 – 20/8), các học viên được các chuyên gia truyền đạt, làm rõ quan điểm, chủ trương của Chính phủ trong thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); chính sách hỗ trợ chương trình OCOP; những điểm mới trong bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP; quản lý, hỗ trợ sản phẩm OCOP sau xếp hạng; truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Chương trình OCOP được xác định là một giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.


Các học viên được các chuyên gia truyền đạt, làm rõ những nội dung liên quan đến chương trình OCOP.

Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm…

Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, các chủ thể tham gia chương trình OCOP tỉnh Hà Tĩnh đã được nâng cao năng lực về quản trị, tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại... Đến nay, Hà Tĩnh đã có 72 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 69 sản phẩm 3 sao, 3 sản phẩm 4 sao.


Đoàn công tác Văn phòng Điều phối Nông thôn mới (NTM) Trung ương tham quan cơ sở sản xuất mật ong của HTX mật ong Cường Nga (xã Quang Diệm).

Từ đầu năm 2020 đến nay, có 255 ý tưởng sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đã được cấp huyện xét chọn và Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã kiểm tra, chấp thuận 180 ý tưởng sản phẩm đủ điều kiện lập phương án sản xuất kinh doanh để tham gia chương trình.

Thời gian qua, tỉnh cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ chương trình OCOP. Năm 2019, toàn tỉnh đã có 59 cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia chương trình được hưởng chính sách với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng. Năm 2020, dự kiến kinh phí hỗ trợ chính sách Chương trình OCOP là hơn 40 tỷ đồng.

Theo Baohatinh.vn


Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện