Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |   

Các địa phương Hà Tĩnh đăng ký gần 200 ý tưởng sản phẩm OCOP năm 2021

  

00:21 19/04/2021

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những tháng đầu năm, các chủ thể sản xuất trên địa bàn Hà Tĩnh đã đề xuất, đăng ký 199 ý tưởng sản phẩm OCOP năm 2021 để cấp tỉnh thẩm định.


Hằng năm, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” cấp tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP do cấp huyện đề xuất.


Từ đầu năm đến nay, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Các sản phẩm đạt chuẩn tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện, mở rộng quy mô sản xuất; nhiều sản phẩm sau khi đạt chuẩn doanh số bán hàng tăng nhanh từ 2 - 3 lần.

Đặc biệt, riêng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, nhiều cơ sở OCOP có doanh số bán hàng tăng 3 - 4 lần so với cùng kỳ, doanh thu từ 800 triệu đến hơn 3 tỷ đồng, như: HTX Kỳ Phú đạt 3,3 tỷ đồng, cơ sở giò me Tiến Giáp đạt 2,6 tỷ đồng, nhung hươu Hiền Ngọc đạt 2,35 tỷ đồng, HTX Chiến Thắng đạt 2,11 tỷ đồng, giò lụa Trường An đạt 800 triệu đồng, nem chua Ý Bình đạt 750 triệu đồng...


Cơ sở sản xuất Giò me Tiến Giáp (thị trấn Hương Khê) thu 2,6 tỷ đồng trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu


Cùng đó, công tác tuyên truyền, hướng dẫn các chủ thể đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2021 được đẩy mạnh ngay từ những tháng đầu năm.

Đến nay, UBND cấp huyện đã đề xuất, đăng ký 199 ý tưởng sản phẩm để cấp tỉnh thẩm định. Một số địa phương triển khai thực hiện tốt như: Hương Khê (28 ý tưởng), Thạch Hà (26 ý tưởng), Hương Sơn (24 ý tưởng)...

Việc kiểm tra, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở tham gia OCOP đã được một số địa phương quan tâm, chỉ đạo, như: UBND huyện Kỳ Anh trong việc quy hoạch, bố trí mặt bằng đất đai cho các cơ sở OCOP có nhu cầu mở rộng sản xuất; UBND huyện Hương Sơn, Lộc Hà, Nghi Xuân tổ chức cho các cơ sở tham quan học tập kinh nghiệm...


Các cơ sở sản xuất có sản phẩm đạt OCOP kí kết hợp tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Ảnh tư liệu


Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tọa đàm để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trong thực hiện Chương trình OCOP.

Theo Báo Hà Tĩnh


Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện