Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |    Xây dựng các bảng lương mới áp dụng từ giữa năm 2024   |   

Lịch sử hình thành tỉnh Hà Tĩnh

  

07:41 02/04/2018

Suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Hà Tĩnh nhiều lần thay đổi tổ chức, địa giới hành chính và tên gọi. Thời Hùng Vương, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đổi Cửu Đức thành Đức Châu. Cuối thế kỷ VI, nhà Tuỳ lại đổi Đức Châu thành Hoan Châu. Năm 607, Đức Châu nhập vào Nhật Nam. Năm 622, nhà Đường đổi quận Nhật Nam thành châu Nam Đức, rồi Đức Châu, đến năm 627 lại đổi thành Hoan Châu. Tên Hoan Châu được giữ nguyên cho đến cuối Bắc thuộc. Thời kỳ Đại Việt cũng có nhiều thay đổi.


Suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Hà Tĩnh nhiều lần thay đổi tổ chức, địa giới hành chính và tên gọi. Thời Hùng Vương, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đổi Cửu Đức thành Đức Châu. Cuối thế kỷ VI, nhà Tuỳ lại đổi Đức Châu thành Hoan Châu. Năm 607, Đức Châu nhập vào Nhật Nam. Năm 622, nhà Đường đổi quận Nhật Nam thành châu Nam Đức, rồi Đức Châu, đến năm 627 lại đổi thành Hoan Châu. Tên Hoan Châu được giữ nguyên cho đến cuối Bắc thuộc. Thời kỳ Đại Việt cũng có nhiều thay đổi.

Đến năm 1831, vua Minh Mạng trên quy mô cuộc cải cách hành chính toàn quốc, tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành lập tỉnh Hà Tĩnh. Đây là niên đại quan trọng trong tiến trình lịch sử Hà Tĩnh, chứng tỏ vùng đất này đã hội đủ các điều kiện để thành một đơn vị hành chính trực thuộc triều đình trung ương. Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V (ngày 27-12-1975), đã quyết định hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh.

Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (ngày 16-8-1991) đã quyết định chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Hiện tại, tỉnh Hà Tĩnh có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 10 huyện gồm: Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh, Thị xã Kỳ Anh và các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 262 xã, phường, thị trấn.

1. Vị Trí Địa Lí Hà Tĩnh

Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammuane của Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Hà Tĩnh nằm cách thủ đô Hà Nội 340 km về phía nam, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông, độ dốc trung bình 1,2%, có nơi 1,8%. Lãnh thổ chạy dài theo hướng tây bắc – đông nam và bị chia cắt mạnh bởi các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn với nhiều dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẻ lẫn nhau. Sườn Đông của dãy Trường Sơn nằm ở phía tây, có độ cao trung bình 1500 mét, đỉnh Rào Cọ 2.235 mét, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp, tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển có độ cao trung bình 5 mét và sau cùng là dãy cát ven biển bị nhiều cửa lạch chia cắt.

2. Khí Hậu Hà Tĩnh

Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc; nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa hè.
Mùa hè: Từ tháng 4 đến tháng 10, đây là mùa nắng gắt, khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới hơn 40oC, khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500 mm/ngày đêm.Mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió mùa Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 7oC.

3. Giao Thông Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là tuyến giao thông huyết mạch, có đường Quốc lộ 1A đi qua với chiều dài 127,3 km (xếp thứ 3 trong các tỉnh có Quốc lộ 1A đi qua), 87 km đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam với chiều dài 70 km.

Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển với nhiều cảng và cửa sông lớn.

4. Con Người Hà Tĩnh

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Hà Tĩnh đạt gần 1.229.300 người, mật độ dân số đạt 205 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 196.800 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.032.500 người. Dân số nam đạt 607.600 người, trong khi đó nữ đạt 621.700 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 4.8 ‰.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 31 dân tộc cùng 1 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh là đông nhất với 1.224.869 người, xếp ở vị trí thứ hai là người Mường với 549 người, người Thái đứng ở vị trí thứ 3 với 500 người, thứ 4 là người Lào với 433 người.Ngoài ra, Tỉnh còn có một số dân tộc ít người khác gồm: Tày, Khmer, Hoa, Nùng, Mông, Dao, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Cơ Ho, Xơ Đăng, Sán Dìu, Hrê, Raglay, Mnông, Thổ, Khơ Mú, Tà Ôi, Mạ, Giẻ – Triêng, La Chí, Chứt, Lô Lô, Cơ Lao, Cống.

Hà tĩnh là vùng đất sinh ra của các người tài từ xa xưa đến nay với:

  • 2 Tổng bí thư: Trần Phú và Hà Huy Tập
  • Phan Đình Phùng là một trong 4 lãnh tụ nổi tiếng nhất tiêu biều cho 4 con đường giải phóng đất nước khỏi sự đô hộ của thực dân Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20: Cần Vương (Phan Đình Phùng); Khởi nghĩa Nông dân (Hoàng Hoa Thám); Duy Tân (Phan Châu Trinh); Đông Du(Phan Bội Châu), con đường thứ 5 là của Bác Hồ.
  • GS Phan Huy Lê là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản trao tặng Giải thưởng quốc tế văn hóa châu Á Fukuoka (1996). Là chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam ba khóa liền: Khóa II (1990 – 1995), khóa III (1995 – 2000) và khóa IV (2000 – 2005).
  • Hoàng Cao Khải là đại thần, Phó vương triều Nguyễn, tên Việt gian bán nước đầu sỏ nhất, bị khinh ghét nhất.
  • Hoàng Đình Bảo là Quận công (Huy quận công) nổi tiếng nhất thời chúa Trịnh Cán.v..v.v..

5. Văn Hóa Hà Tĩnh

Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng – sông Lam. Hai tỉnh này có cùng phương ngữ- tiếng Nghệ, cùng kho tàng văn hóa dân gian, cùng ca câu hò ví dặm, cùng uống chung dòng nước sông Lam.

Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung, phía nam sông Lam, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi là nơi “địa linh nhân kiệt”. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và kiên cường. Nhiều anh hùng, danh nhân Việt Nam xuất thân từ Hà Tĩnh.Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú… Nhiều làng nền nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước, phong tục như: Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu Thượng… Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông Lam, sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố đã để lại nhiều thơ văn và trước tác.

6. Du Lịch Hà Tĩnh

Với 137 km bờ biển, với vùng lãnh hải rộng khoảng 20 ngàn km2, với vị trí địa lí là điểm giữa của cầu nối tuyến Bắc – Nam và cửa ngõ phía Đông của trục Đông – Tây, phải khẳng định rằng Hà Tĩnh có lợi thế để phát triển du lịch biển đảo. Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng xác định du lịch nghỉ dưỡng biển là một trong những sản phẩm du lịch chủ lực của khu vực Bắc Trung bộ.
Cùng với điều kiện tự nhiên là có nhiều bãi biển đẹp như Xuân Thành, Chân Tiên, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Mũi Đao và dồi dào về nguồn lợi hải sản – ưu điểm của các bãi biển Hà Tĩnh là cát mịn, nước trong xanh, sóng hiền hoà, trong đó bãi biển Thiên Cầm theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” là 1 trong 46 khu du lịch quốc gia, bờ biển Hà Tĩnh còn có một lợi thế rất lớn về tài nguyên nhân văn để kết hợp hài hòa giữa du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh.

Trước hết, đó là hệ thống di tích hết sức phong phú, đa dạng của vùng ven biển Hà Tĩnh, từ Hội Thống vào đến Hoành Sơn Quan. Trong số 73 di tích cấp quốc gia và 322 di tích cấp tỉnh, có hơn 30% nằm ở các xã ven biển với đầy đủ các loại hình như đình, chùa, đền thờ, nhà thờ, am miếu.
Thứ hai là cùng với hệ thống di tích, di sản văn hóa phi vật thể vùng ven biển cũng hết sức đậm đặc. Đó là những lễ hội lớn gắn với các di tích cấp quốc gia như lễ hội Sỹ – Nông – Công – Thương ở Xuân Thành, lễ hội đền Chiêu Trưng ở cửa Sót, lễ hội chùa Chân Tiên ở Lộc Hà, lễ hội Cầu Ngư ở Cẩm Nhượng, lễ hội đền Chế Thắng phu nhân ở Kỳ Anh… Có nhiều loại hình dân ca, dân vũ gắn với tín ngưỡng dân gian của cư dân ven biển như hát sắc bùa, hò chèo cạn, ví, giặm, đi cà kheo.