Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |   

Kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo

  

00:36 06/10/2022

Nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, ngày 5/10/2022, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn kinh tế Kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo năm 2022. Diễn đàn nhằm kết nối, hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, không chỉ kết nối và thu hút được các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản của khu vực miền núi, hải đảo, mà thông qua tổ chức các Hội nghị, hội thảo còn hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện đại, bền vững. Nhiều đặc sản vùng, miền như xoài Sơn La, sâm Ngọc Linh, bơ sáp Đắk Lắk, cá hồi Sapa, rượu sim Phú Quốc… và còn rất nhiều các sản phẩm khác đã mở được đường vào hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Những hoạt động đa dạng, phong phú, liên tục của Chương trình đã và đang phát huy hiệu quả trong phát triển hệ thống chính sách, đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ hàng hóa, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tiểu thương, tăng cường năng lực cho công chức, viên chức của tỉnh, huyện, xã về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo…

Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng, chương trình còn mang ý nghĩa quan trọng trong thực hiện mục tiêu chung là thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế -xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng ở miền núi,vùng sâu, vùng xa và hải đảo.


Toàn cảnh Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Diễn đàn kinh tế Kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo là hoạt động mở đầu cho chuỗi sự kiện truyền thông hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo năm 2022. Ông Đỗ Thắng Hải cho biết thêm.

Đại diện phía địa phương, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Điện Biên Phạm Đức Toàn cho biết: Việc tổ chức Diễn đàn để kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản cho khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa là một vấn đề rất cần thiết đối với khu vực khó khăn nói chung và đối với tỉnh Điện Biên nói riêng.

Điện Biên là một tỉnh đặc biệt khó khăn, diện tích rất rộng, dân cư thưa, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo hiện tại còn chiếm hơn 40%. Hiện nay, tỉnh đang tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm nông lâm sản. Tỉnh đã xác định khó khăn ban đầu là nếu như không có sự tham gia của các doanh nghiệp ngay từ khâu hỗ trợ cho nông dân trong tổ chức sản xuất để có một khối lượng sản phẩm hàng hóa đủ lớn, có phẩm cấp, đáp ứng được yêu cầu, để người dân có thể bán cái gì mà thị trường cần, chứ không phải là bán cái gì mà mình có, thì mới thực hiện được mục tiêu mà các tỉnh khó khăn, trong đó có Điện Biên, đã đề ra.

Phó Chủ tịch Phạm Đức Toàn cũng đề xuất với Chính phủ có hỗ trợ nhiều hơn nữa cho đồng bào, cho các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi sản xuất và cung ứng nông sản cho các tỉnh đặc biệt khó khăn, đặc biệt là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Đối với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản, Phó Chủ tịch thường trực tỉnh Điện Biên đề xuất các doanh nghiệp cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, trực tiếp tham gia liên kết đối với người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa trong khâu từ sản xuất, xây dựng chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý,… để sau đó đưa các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào để vẫn là sản xuất nông sản theo mùa vụ nhưng có thể sản xuất được nhiều vụ trong năm, thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu ổn định, bền vững của thị trường.

Cùng ngày, 2 phiên thảo luận về chủ đề “Bài học từ thực tiễn” và “Vai trò hỗ trợ của chính sách”, các nhà quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế đã chia sẻ những kinh nghiệm phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương chinh phục thị trường trong và ngoài nước.

Tại diễn đàn, các ý kiến nhấn mạnh, sản phẩm đặc trưng vùng miền của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều tiềm năng dư địa. Tuy nhiên, qua diễn đàn, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp phân phối lớn cũng chỉ ra một số vướng mắc trong quá trình đưa hàng hóa đặc sản thành hàng hóa thế mạnh và tham gia xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử toàn cầu; bày tỏ mong muốn, Đảng, Nhà nước quan tâm và bố trí nhiều hơn nguồn lực, tạo điều kiện để đặc sản vùng miền được mở đường vào hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài./.

Theo Mic.gov.vn

Linkgốc:https://mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/155274/Ket-noi-san-xuat--tieu-thu-san-pham-thuong-mai-mien-nui-mien-nui--vung-sau-vung-xa-va-hai-dao.html

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện