Thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai thông tin các dự án   |    Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |   

TP Hồ Chí Minh đưa tình yêu biển đảo, quê hương vào đề thi Văn lớp 10

  

15:41 07/06/2024

Ngày 6/6, hơn 98.600 thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp Mười tại TPHCM đã hoàn thành bài thi môn ngữ văn. Môn thi Ngữ văn khiến các thí sinh hào hứng và dự đoán có thể đạt điểm tốt

Phần nghị luận xã hội thách thức thí sinh

Với môn ngữ văn, thí sinh có 3 câu, trong đó câu số 3 được chọn 1 trong 2 đề. Ở câu đầu tiên (3 điểm), đề thi lấy ngữ liệu trên báo chí, viết về hành trình “Tuổi trẻ, vì biển đảo quê hương”. Đề thi yêu cầu thí sinh viết về những người lính ở quần đảo Trường Sa, hướng các em tìm hiểu về các hoạt động, “khơi lên nhịp trái tim” với biển đảo, quê hương. Câu số 2 (3 điểm) yêu cầu thí sinh bày tỏ quan điểm về việc “Biết suy nghĩ bằng con tim”. Câu số 3 (đề lựa chọn 2) nói về tình cảm gia đình thông qua tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.


Đề văn năm nay đề cao tình yêu biển đảo quê hương, gia đình (ảnh chụp tại điểm thi Trường THCS Phan Bội Châu, quận 12) - Ảnh: Nguyễn Loan

Nhận xét về đề thi, nhiều thí sinh cho biết phần nghị luận xã hội (câu 2) được xem là thách thức. Đề thi viết: “Thông thường người ta nghĩ bằng khối óc - suy nghĩ, nhận thức, đánh giá về con người, cuộc sống bằng lý trí, trí tuệ, kiến thức... Nhưng trong cuốn sách Một nghệ thuật sống (tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần) lại khuyên: Biết suy nghĩ bằng con tim”. Đề thi yêu cầu thí sinh bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân. Theo Tú Vân - thí sinh tại điểm thi Trường THCS Trần Hưng Đạo (quận 12) - em và nhiều thí sinh khá bối rối, bởi chưa có nhiều trải nghiệm, nên các em khó đưa ra luận chứng về việc suy nghĩ bằng con tim. Đề thi này cũng khá lạ với quan điểm về việc suy nghĩ bằng con tim.

Thầy Võ Kim Bảo - Tổ trưởng môn ngữ văn Trường THCS Nguyễn Du (quận 1) - cho rằng, đây là câu hỏi mang tính phân hóa cao. Với đề “Biết nghĩ bằng con tim”, học sinh sẽ không cảm thấy quá nặng nề, ngược lại các em chắc chắn có rất nhiều ý tưởng để viết cho đề bài này. Tuy nhiên, để đạt được điểm cao (2,5/3,0 trở lên) thì không dễ. Trước tiên các em phải đưa ra được lý giải của mình: “nghĩ bằng con tim” là như thế nào? Lý giải hợp lý các em mới có thể tìm ra những luận điểm phù hợp. Người viết phải có cái nhìn đa chiều, đưa ra những kiến giải rất sâu sắc mới được đánh giá cao.

Theo thầy Võ Kim Bảo, ngữ liệu của phần đọc hiểu hay, kết hợp cả văn xuôi và thơ nên có nhiều “đất” để khai thác. Câu hỏi của đề cũng vừa hỏi về phần văn xuôi, vừa hỏi đề phần thơ. Các câu hỏi của phần này cũng khá đơn giản, học sinh với học lực trung bình cũng có thể hoàn thành tốt phần này.

Còn phần nghị luận văn học, đề bài không gây bất ngờ vì gần gũi và các em cũng đã được ôn tập rất kỹ lưỡng. “Tuy nhiên, có một số em học tủ, học vẹt, đoán đề nên có suy nghĩ loại bỏ đề này vì thi tuyển sinh lớp Mười năm ngoái (câu 3, đề 2) đã ra chủ đề “tình cảm gia đình”. Trong đề này có gợi ý tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, vì thế mà nhiều em bỏ qua, không ôn tập kỹ. Đây là một sai lầm rất đáng tiếc” - thầy Bảo chia sẻ thêm.

BBT

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện