Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |    Xây dựng các bảng lương mới áp dụng từ giữa năm 2024   |   

Tình hình kinh tế- xã hội quý I năm 2022 tỉnh Hà Tĩnh

  

03:18 25/03/2022

Quý I năm 2022, thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, QPAN trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục gặp không ít khó khăn, thách thức; dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, số ca nhiệm mới tăng đột biến so với cùng kỳ; giá cả các mặt hàng như xăng, dầu, vật liệu xây dựng tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng của người dân và các doanh nghiệp..vv. Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ngay từ đầu năm đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, với nỗ lực phấn đấu cao nhất. Kết quả đạt được trên các ngành, lĩnh vực trong quý I năm nay như sau:

1. Tài chính, ngân hàng

1.1. Hoạt động tài chính


3 tháng đầu năm 2022, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021. Tăng trưởng trong thu ngân sách cho thấy KT-XH toàn tỉnh đang ổn định và có nhiều khởi sắc dù dịch bệnh COVID-19, Chi ngân sách Nhà nước tiếp tục tập trung ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

- Thu - chi ngân sách Nhà nước: Những tháng đầu năm, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giữ ổn định góp phần đóng nộp NSNN cho địa phương. Tổng thu ngân sách nhà nước sơ bộ tính đến ngày 15/3/2022 đạt 5.017,41 tỷ đồng (tăng 73,65% so với cùng kỳ). Trong đó,thu nội địa đạt 2.128,21 tỷ đồng (chiếm 42,42 % trong tổng thu) tăng 36,14% so với cùng kỳ.Một số sắc thuế thu vượt cao như: thu tiền sử dụng đất 947 tỷ đồng (tăng 69,78% so với cùng kỳ); thu thuế thu nhập cá nhân 96,2 tỷ đồng (tăng 66,44% so với cùng kỳ); thu thuế bảo vệ môi trường 180,89 tỷ đồng (tăng 30,73% so với cùng kỳ); thu lệ phí trước bạ 125,64 tỷ đồng (tăng 43,88% so với cùng kỳ); thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 33,85 tỷ đồng (tăng 210,55 % so với cùng kỳ)…Bên cạnh thu nội địa, thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu đạt 2.195,41 tỷ đồng (chiếm 43,76% tổng thu) tăng 73% so với cùng kỳ, nguyên nhân do kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu hải quan Hà Tĩnh trong quý có tăng nhẹ so với cùng kỳ 2021. Ngoài ra, sau tết Nguyên Đán, cùng với việc các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động bình thường, Việt Nam và Lào đã gỡ bỏ nhiều biện pháp phòng chống Covid-19, có nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy nhanh hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu nên lượng phương tiện lưu thông qua cửa khẩu Cầu Treo cũng tăng lên.

Mặc dù thu ngân sách đang còn tiềm ẩn nhiều khó khăn nhưng việc điều hành và thực hiện dự toán chi ngân sách địa phương cơ bản đảm bảo triển khai kịp thời các nhiệm vụ phát sinh cũng như các nhiệm vụ bổ sung từ nguồn ngân sách Trung ương. Tổng chi ngân sách nhà nước tính đến ngày 15/3/2022 sơ bộ đạt 3.380,50 tỷ đồng giảm 17,38% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu nguồn chi thì chi đầu tư phát triển sơ bộ đạt 1.189,28 tỷ đồng chiếm 35,18% tổng chi, giảm 41% so với cùng kỳ; chi thường xuyên sơ bộ đạt 2.191,21 tỷ đồng chiếm 64,82% tổng chi, tăng 5,69% so với cùng kỳ năm 2021.

1.2. Hoạt động ngân hàng


Trong những tháng đầu năm 2022, với sự lãnh đạo quyết liệt, kịp thời của NHNN tỉnh và sự nỗ lực của tất cả các TCTD, tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các cơ chế, chính sách của Chính phủ, của NHNN VN, của UBND tỉnh đã được NHNN tỉnh kịp thời triển khai và chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc. Các TCTD trên địa bàn chấp hành nghiêm túc các quy định về lãi suất, phí, niêm yết tỷ giá và không có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Ngay từ đầu năm, các TCTD đã đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và cho vay để sớm hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Kết quả 3 tháng đầu năm 2022, nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng tăng trưởng so với đầu năm, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.Tổng nguồn vốn huy động ước đến 31/03/2022 đạt 92.285 tỷ đồng, tăng 5,56% so với đầu năm.Trong đó, nguồn vốn huy động trên 12 tháng đạt 12.385 tỷ đồng chiếm 13,42% tổng nguồn vốn huy động, tăng 7,46% so với đầu năm. Nguồn vốn tăng trưởng cả ở tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế. Nguồn tiền gửi tiết kiệm đạt 60.300 tỷ đồng, tăng 3,89%; tiền gửi thanh toán đạt 31.520 tỷ đồng, tăng 8,93%. Dư nợ cho vay ước đến 31/03/2022 đạt 74.368 tỷ đồng, tăng 3,61% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 50.553 tỷ đồng (chiếm 67,98% tổng dư nợ), tăng 3,62% so với đầu năm; dư nợ trung dài hạn đạt 23.815 tỷ đồng (chiếm 32,02 % tổng dư nợ), tăng 3,6% so với đầu năm. Dư nợ đối với các lĩnh vực ưu tiên đạt 32.037 tỷ đồng, chiếm 43,08% dư nợ toàn địa bàn, tăng 3,62% so với đầu năm. Tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng khá, trong đó tín dụng đối với cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 24.780 tỷ đồng, tăng 4,31% so với cuối năm 2021; cho vay thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu đạt 289 tỷ đồng, tăng 15,88%; cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 6.968 tỷ đồng, tăng 0,82%. Nhìn chung, các TCTD trên địa bàn luôn đảm bảo nguồn vốn cho vay đối với các dự án trọng điểm của tỉnh, tập trung nguồn vốn cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiêm túc chấp hành các quy định điều hành lãi suất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, không có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, vượt trần. Lãi suất huy động tiền gửi bằng VNĐ ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 2,55-3,8% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,0-6,1%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 5,3-6,85%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn phổ biến 4,5-9%/năm, trung dài hạn phổ biến 8,5-12%/năm; lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến 4,5%/năm. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,0-7%/năm. Công tác quản lý ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng được triển khai thực hiện nghiêm túc tại địa bàn. Các TCTD thực hiện nghiêm túc các quy định về niêm yết tỷ giá. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, tính đến 31/03/2022 nợ xấu ước tính 545 tỷ đồng, chiếm 0,73% tổng dư nợ. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ở mức thấp, giảm so với các năm trước và nằm trong giới hạn cho phép.

2. Giá cả, lạm phát


Trong tháng 3 năm 2022, chỉ số CPI chung tăng 0,04% so với tháng trước, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa có: 05 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng (may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,22% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 2,13%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,67% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 5,82%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,22%; giao thông tăng 3,73% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 14,37 %; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,03% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 0,98%); 03 nhóm hàng hóa có chỉ số giá giảm so với tháng trước (hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,4% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước giảm 3,56%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,08% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,78%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,1% so tháng trước, tăng 0,36% so cùng tháng năm trước); 03 nhóm không có biến động về chỉ số so với tháng trước (đồ uống và thuốc lá; bưu chính viễn thông; giáo dục).

Một số yếu tố chính tác động đến thị trường tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trong tháng: Tháng 3 là tháng sau Tết nên nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ đều có xu hướng giảm mạnh; giá nhiên liệu xăng dầu tăng ảnh hưởng đến nhóm giao thông và chi phí trung gian các nhóm hàng hóa khác; chi phí vận chuyển tăng cộng với nhu cầu về xây dựng lớn kéo theo giá vật liệu xây dựng tăng.


Tính chung CPI quý 1 năm 2022 tăng 1,17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khu vực thành thị tăng 1,45%; nông thôn tăng 1,05% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tác động lớn đến chỉ số giá đó là: Mức giảm 4,06% của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; mức tăng giá cao của nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (tăng 6,04%) và nhóm giao thông (tăng 12,39%). Nguyên nhân bởi các yếu tố: (1) Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tác động đến mọi mặt kinh tế - xã hội, trong đó có tác động làm giảm lượng cầu đối với các hoạt động dịch vụ ăn uống ngoài gia đình nên làm cho giá các sản phẩm làm nguyên liệu chế biến hàng ăn uống giảm; (2) Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng cao do biến động chung của giá xăng dầu thế giới (nhóm nhiên liệu có chỉ số giá bình quân quý I/2022) tăng 47,3% so với cùng kỳ năm trước); (3) Giá vật liệu xây dựng tăng do các chi phí đầu vào cũng như cước phí vận tải tăng.

3. Đầu tư và xây dựng

3.1. Đầu tư phát triển


Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; là năm tập trung triển khai các Nghị quyết, chính sách giai đoạn 2021-2025. Từ những tháng đầu năm, các công trình, dự án đã được quan tâm (dự án nhà máy sản xuất pin VinES, Dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2…) cùng với thời tiết thuận lợi nên đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn. Vì vậy, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trên đà xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh quý I/2022 ước đạt 6.150,49 tỷ đồng, tăng 23,06% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó: Vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.496,06 tỷ đồng, tăng 20,52% so với cùng kỳ năm trước; vốn ngoài nhà nước ước đạt 3.629,59 tỷ đồng, tăng 4,26% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ước đạt 1.024,83 tỷ đồng, bằng 372,14% so với cùng kỳ năm trước.

Các tháng đầu năm, nguồn vốn chưa được giao kịp thời, các công trình mới đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ, thủ tục triển khai, ngoài ra cũng là quý trùng với các ngày lễ kéo dài nên nguồn vốn Nhà nước quý I/2022 thực hiện giảm 53,36% so với quý trước. So với cùng kỳ năm trước, quý I/2022 thời tiết thuận lợi hơn do đó giá trị thực hiện vốn ngân sách do địa phương quản lý tăng mạnh, do đó vốn nhà nước trên địa bàn tăng 23,06% so với quý I/2021.

Nguồn vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước giảm 28,58% so với quý trước, nguyên nhân trực tiếp do quý đầu năm các doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm đầu tư máy móc, cơ sở vật chất so với quý trước. Một số dự án lớn trên địa bàn chưa thi công trở lại sau kỳ nghỉ tết cũng như ảnh hưởng bởi dịch bệnh như dự án D’. Metropole Hà Tĩnh do Tập đoàn Tân Hoàng Minh làm chủ đầu tư; dự án nhà máy bia Hồng Lĩnh đã đi vào giai đoạn hoàn thành, vốn đầu tư giảm mạnh trong quý I/2022 (bằng 17% quý IV/2021). Trong quý, Nhà máy Sản xuất Pin VinES tại khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) đang hoàn thành thi công phần nền, giá trị vốn thực hiện dự kiến đạt 53 tỷ đồng. Đây là dự án lớn với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 4.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong quý III/2022. Vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng 4,26% so với cùng kỳ năm trước và dự kiến tiếp tục tăng mạnh trong các quý tiếp theo.

Dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 khởi công là nguyên nhân chính dẫn tới vốn đầu tư thực hiện khu vực FDI tăng mạnh so với quý trước cũng như cùng kỳ năm trước. Dự kiến vốn đầu tư thực hiện quý I/2022 dự án này đạt 1.014 tỷ đồng, dự án này có tổng mức đầu đạt 52.000 tỷ đồng và dự kiến thực hiện, đi vào hoạt động sau 5 năm thi công.

3.2. Xây dựng

Năm 2022, Hà Tĩnh đang tiếp tục thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài và trong nước, các dự án lớn đã triển khai gồm: Dự án nhiệt điện Vũng Áng 2 khởi công vào quý IV/2021; dự án nhà máy sản xuất pin VinES (4.000 tỷ đồng); dự án nhà ở phức hợp Tân Hoàng Minh (1.500 tỷ đồng).... Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các dự án đang được đầu tư trên địa bàn tỉnh như nhà máy bia Hà Nội Nghệ Tĩnh; Khu đô thị TNR stars Hồng Lĩnh; Khu công nghiệp cổng khánh 1, 2 Hồng Lĩnh.... Đây sẽ là nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy hoạt động xây dựng trên địa bàn trong thời gian tới. Vì vậy, dự ước giá trị xây dựng trên toàn tỉnh có dấu hiệu khởi sắc.

Dự ước giá trị xây dựng quý I/2022 đạt 4.284,1 tỷ đồng tăng 7,26% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chính do một số công trình lớn trong quý triển khai xây dựng như nhà máy sản xuất Pin VinES, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II.

Trong đó: khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia thi công các công trình trên địa bàn tỉnh dự ước giá trị quý I/2022 đạt 1.955,45 tỷ đồng tăng 14,53% so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện ước đạt 14,99 tỷ đồng giảm 69,58% với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do công trình được thực hiện bởi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn giảm mạnh; loại hình khác đạt 2.313,67 tỷ đồng, tăng 3,65% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xây dựng loại hình xã, phường, thị trấn đạt 52,81 tỷ đồng, bằng 62,72% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giảm mạnh do công trình xã, phường, thị trấn quản lý đầu năm đang chờ giao vốn nên chưa triển khai thi công, ngoài ra các công trình lớn đòi hỏi kỹ thuật cao, cũng như tiến độ thi công nhanh, nhà thầu thi công chủ yếu là doanh nghiệp ngoài nhà nước. Khu vực hộ dân cư đạt 2.260,86 tỷ đồng, bằng 105,26% so cùng kỳ năm trước.

4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

4.1. Tình hình đăng ký kinh doanh


Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và hoạt động hiệu quả, thời gian qua Hà Tĩnh tập trung rà soát, đánh giá, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính theo hướng chủ động phục vụ doanh nghiệp, đảm bảo nhanh gọn và thuận lợi cho nhà đầu tư. Tính từ đầu năm đến ngày 21/3/2022, toàn tỉnh thành lập mới 290 doanh nghiệp, tăng 26,64% so cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đăng ký đạt 2.156 tỷ đồng, tăng 110,75 so cùng kỳ năm trước, vốn bình quân trên một doanh nghiệp đạt 7,44 tỷ đồng, tăng 66,45% so cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại sau khi tạm ngừng 170 doanh nghiệp (tăng 28,79% so với cùng kỳ).

Song song với số lượng Doanh nghiệp thành lập mới, trong năm vừa qua, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, cụ thể toàn tỉnh có 36 doanh nghiệp giải thể (tăng 6 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2021), 191 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (giảm 4 doạnh nghiệp so với cùng kỳ).

Nhìn chung, tổng số DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trước và cao hơn hẳn mức tăng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bên cạnh đó số vốn bình quân trên một doanh nghiệp cao hơn so với cùng kỳ. Đây là những tín hiệu tích cực phản ánh sự chủ động và năng lực thích ứng linh hoạt của cộng đồng doanh nghiệp với dịch bệnh trong thời gian vừa qua.

4.2. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo

Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2022 so với quý IV/2021, có 51,43% DN đánh giá SXKD của họ tốt lên và giữ ổn định so với quý trước (trong đó có 20% khẳng định SXKD tốt lên; 31,43% khẳng định giữ ổn định), bên cạnh đó có tới 48,57% DN đánh giá tình hình sản xuất khó khăn hơn quý trước. Điều đó cho thấy rất nhiều doanh nghiệp hoạt động ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong quý 1/2022 gặp khó khăn trong sản xuất, hoạt động kém hiệu quả hơn so với quý trước.

Dự báo xu hướng về tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2022 khả quan hơn so quý I/2022 khi có 82,86% DN nhận định SXKD quý II sẽ tốt hơn và giữ ổn định so với quý I (trong đó 54,29% số DN dự báo tốt lên và 28,57% số DN dự báo giữ ổn định), chỉ có 17,14% số DN dự báo tình hình sản xuất vẫn tiếp tục gặp khó khăn hơn quý trước. Các ngành dự báo SXKD quý II/2022 tốt hơn và giữ ổn định so quý I/2022 gồm: Sản xuất đồ uống 100%; dệt 100%; sản xuất trang phục 100%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 100%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 100%.

Trong 13 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có 5 yếu tố quan trọng được các doanh nghiệp đánh giá nhiều nhất là: "nhu cầu thị trường trong nước thấp" chiếm 65,7%, "tính cạnh tranh của hàng trong nước cao" chiếm 57,1%, “khó khăn về tài chính” chiếm 42,9%, “Thiếu nguyên, nhiên vật liệu” và “lý do khác” chiếm 37,1%. Các doanh nghiệp gặp khó khăn chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh và chiến tranh tại các nước tiêu thụ sản phẩm.

5. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Quý I năm 2022, sản xuất nông nghiệp tập trung sản xuất vụ Xuân là vụ chính của cả năm. Sau giai đoạn ẩm ướt kéo dài, nguy cơ sâu bệnh và nấm tăng cao, tranh thủ thời tiết nắng ấm bà con nông dân tăng cường thăm đồng, chăm sóc, theo dõi để phòng ngừa sâu bệnh gây hại. Hiện cây lúa và cây lạc đang thời kỳ sinh trưởng mạnh nên bà con tập trung làm cỏ, điều tiết nước, phân bón và phòng trừ sâu bệnh, các loại rau quả và cây trồng cạn khác bà con cũng đang tập trung chăm sóc, vun xới và bón phân nhằm đảm bảo năng suất và sản lượng; Chăn nuôi tiếp tục ổn định và tăng nhẹ khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên do giá thức ăn và chi phí tăng cao đang là khó khăn và rào cản cho ngành chăn nuôi; trồng rừng và sản xuất lâm nghiệp tiếp tục ổn định khi thời tiết thuận lợi; đánh bắt thủy sản tăng nhẹ, hiện nay chi phí về nhiên liệu tăng cao nên khó khăn cho ngư dân vươi khơi đánh bắt, hoạt động nuôi trồng vẫn cơ bản ổn định.

5.1. Trồng trọt

5.1.1. Kết quả sản xuất vụ Đông 2021-2022


- Cây ngô: Diện tích ngô lấy hạt vụ Đông 2021-2022 sơ bộ tăng 205 ha so với cùng kỳ, đạt 126,8% kế hoạch. Nguyên nhân diện tích ngô tăng so với cùng kỳ do vụ Đông năm 2020-2021 bị ảnh hưởng bởi lũ lụt vào trung tuần tháng 10/2020 nên diện tích giao trồng giảm. Bên cạnh việc sản xuất ngô lấy hạt thì diện tích ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi vụ Đông 2021-2022 sơ bộ đạt 946 ha, giảm 221 ha so với cùng kỳ năm trước. Năng suất ngô tăng 0,5 tạ/ha và sản lượng ngô tăng 1.016 tấn so với thực hiện cùng kỳ. Do cả diện tích và năng suất đều tăng nên sản lượng ngô tăng so với cùng kỳ năm trước.

- Cây khoai lang: Tổng diện tích sơ bộ đạt 1.545 ha, bằng 105,15% (tăng 76 ha) so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là cây khoai lang chiếm 98,3% tổng diện tích cây lấy củ có chất bột. Năng suất khoai lang giảm nhẹ 1,29 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù năng suất giảm nhưng do diện tích tăng khá nên sản lượng khoai lang vẫn tăng 289 tấn so với cùng kỳ năm trước.

- Cây lạc: Diện tích lạc sơ bộ đạt 24 ha, giảm 1 ha so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do thời tiết đầu vụ Đông ở Hà Tĩnh mưa nhiều làm cho việc gieo trồng lạc gặp khó khăn nên người dân ít gieo trỉa mà chủ yếu sản xuất lạc vụ Xuân. Năng suất lạc tăng 3,43 tạ/ha, với sản lượng lạc tăng 6 tấn so với cùng kỳ năm trước. Cây lạc chủ yếu được tập trung sản xuất vào vụ Xuân nên kết quả vụ Đông là không đáng kể.

- Cây rau các loại: Diện tích nhóm rau, đậu, hoa và cây cảnh sơ bộ đạt 4.924 ha, bằng 104,67% (tăng 220 ha), trong đó: Diện tích rau các loại tăng 219 ha và chiếm đến 99,9% diện tích gieo trồng của nhóm cây trồng này. Nguyên nhân diện tích rau tăng là do vụ Đông năm trước nhiều diện tích rau ở các huyện đã gieo trỉa trước ngày 15/10/2020 bị ngập lụt gây hư hỏng, sau đó người dân không gieo trỉa lại nên diện tích đạt thấp. Năng suất các loại rau chỉ giảm nhẹ 0,11 tạ/ha nhưng do diện tích tăng nên sản lượng rau tăng 1.307 tấn so với cùng kỳ năm trước.

  5.1.2. Kết quả sản xuất vụ Xuân 2022


Tổng diện tích gieo cấy lúa vụ Xuân 2022 ước tính đạt 100,5% kế hoạch (tăng 302 ha), so với cùng kỳ năm trước tăng 0,66% (tăng 394 ha). Diện tích lúa gieo thẳng ước đạt 51.444 ha, chiếm 85,9% tổng diện tích lúa; diện tích ngô ước tính giảm 3,7% (giảm 209 ha) so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,8% (tăng 146 ha) so với kế hoạch; diện tích khoai lang ước tính đạt 1.499 ha, giảm 1 ha so với cùng kỳ năm trước và giảm 18,4% (giảm 337 ha) so với kế hoạch; diện tích lạc ước tính giảm 17,3% (giảm 1.729 ha) so với cùng kỳ năm trước và giảm 20,4% (giảm 2.116 ha) so với kế hoạch; diện tích rau các loại ước tính tăng 8% (tăng 402 ha) so với cùng kỳ năm trước và giảm 2,8% (giảm 157 ha) so với kế hoạch. Như vậy, chỉ có diện tích lúa và ngô là đạt còn các loại cây trồng chủ lực khác vụ Xuân 2022 đều không đạt kế hoạch đặt ra và giảm hơn so với thực hiện cùng kỳ năm trước, trong đó giảm mạnh nhất là diện tích lạc.

  Hiện nay, các trà lúa Xuân đang giai đoạn đẻ nhánh rộ, phát triển mạnh thân lá, các loại cây trồng khác sinh trưởng và phát triển tốt. Bà con nông dân đang tích cực chăm sóc các loại cây trồng, đặc biệt là thăm đồng phát hiện và phòng trừ các loại sâu bệnh phá hoại cây trồng vụ Xuân.

 5.1.3. Cây lâu năm

Cây lâu năm trên địa bàn Hà Tĩnh chủ yếu là cây ăn quả, cao su và chè. Diện tích cây lâu năm trên địa bàn Hà Tĩnh có đến cuối năm 2021 là 31.499 ha, tăng 50 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Diện tích cây ăn quả là 19.101 ha, chiếm 60,6% tổng diện tích cây lâu năm, tăng 670 ha so với cùng kỳ năm trước; diện tích cao su là 8.491 ha, chiếm 27% tổng diện tích cây lâu năm, giảm 605 ha so với cùng kỳ năm trước và diện tích chè là 3.133 ha, chiếm 9,9% tổng diện tích cây lâu năm, tăng 76 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong những năm qua, diện tích cây ăn quả phát triển mạnh, hiện nay quỹ đất để trồng cây ăn quả dần bị thu hẹp nên diện tích trồng mới cây lâu năm là không nhiều. Hiện nay cây ăn quả trong thời vụ ra hoa kết quả và đang được bà con nông dân tích cực chăm bón nên cây lâu năm phát triển ổn định.

5.1.4. Tình hình dịch bệnh, thiệt hại

Hiện nay, theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, trên cây lúa, bệnh đạo ôn phát sinh gây hại trên các giống Thiên ưu 8, BT09, VNR20, ADI168, Thái xuyên 111, Xi23…Tỷ lệ bệnh trung bình 3-5%, nơi cao 15-25%. Hiện nay, chỉ còn lúa của các địa phương là Hương Khê, Lộc Hà và thị xã Kỳ Anh là chưa bị nhiễm đạo ôn, còn lại tất cả các địa phương đều bị nhiểm bệnh, trong đó huyện Đức Thọ và huyện Hương Sơn nhiễm bệnh trên địa bàn toàn huyện. Diện tích lúa bị nhiểm bệnh đạo ôn tính đến ngày 16/3/2022 là 129,1 ha, trong đó nhiễm nặng là 13,15 ha, diện tích lúa được phòng trừ bệnh đạo ôn là 1.158 ha. Trên các loại cây trồng vụ Xuân khác chỉ xuất hiện một số sâu cuốn lá, rệp...không gây hại đối với các loại cây trồng. Hiện nay, các loại cây trồng vụ Xuân đang trong quá trình sinh trưởng mạnh nên cần tập trung phòng, trừ sâu bệnh để tránh thiệt hại, nhất là bệnh đạo ôn gây hại đối với cây lúa.

 5.2. Chăn nuôi


Với kết quả như phản ánh ở trên cho thấy sản xuất chăn nuôi quý I năm 2022 ổn định và tiếp tục có bước phát triển hơn so với cùng kỳ năm trước cả về số lượng cũng như sản lượng các loại thịt hơi xuất chuồng của đàn vật nuôi. Các dịch bệnh đối với chăn nuôi cơ bản được kiểm soát, việc tái đàn và phục hồi chăn nuôi đang tiếp tục được thực hiện, tổng đàn các loại vật nuôi đều tăng hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng với mức tăng nhẹ. Trong quý I/2022, người chăn nuôi đã cung ứng các sản phẩm chăn nuôi phục vụ dịp Tết. Sau khi tiêu thụ sản phẩm phục vụ nhu cầu dịp Tết thì hiện nay người chăn nuôi tiếp tục tái đàn. Tuy nhiên, do giá thức ăn và các chi phí đang tăng cao đang là khó khăn và rào cản lớn đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn trong thời gian tới.

Tình hình dịch bệnh, thiệt hại: Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra một số dịch bệnh truyền nhiễm đối với đàn vật nuôi, cụ thể: Dịch tả lợn Châu Phi xẩy ra tại 18 xã/7 huyện (Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh, Lộc Hà); số con mắc bệnh, chết, tiêu hủy là 248 con, với trọng lượng 14,5 tấn. Tính đến ngày 16/3/2022 trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn còn có 2 xã của huyện Cẩm Xuyên (xã Cẩm Hà và xã Yên Hòa) và 1 xã của huyện Đức Thọ (xã Quang Vĩnh) đang có dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày. Dịch lở mồm long móng xẩy ra trong tháng 2/2022 tại thị trấn Đức Thọ và xã Kỳ Bắc với số lượng chỉ có 2 con trâu, 2 con bò mắc bệnh và đã được điều trị khỏi bệnh.

5.3.Lâm nghiệp


Thời gian qua, điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho việc trồng cây nên các chủ rừng đã tích cực triển khai thực hiện trồng rừng vụ Xuân Hè năm 2022. Vì vậy, kết quả trồng rừng tập trung trong tháng 3 và cả quý I/2022 tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích rừng trồng tập trung 3 tháng đầu năm 2022 tăng 39 ha so với cùng kỳ năm trước. Việc trồng cây xanh phân tán để tạo môi trường sống trong lành luôn được các địa phương quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, do quỹ đất trồng cây xanh ở các đô thị và khu dân cư ngày càng thu hẹp nên kết quả trồng cây phân tán quý I/2022 giảm 79 ngàn cây so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng gỗ phụ thuộc vào chu kỳ khai thác của rừng sản xuất nên thường thiếu ổn định giữa các tháng. Kết quả sản lượng gỗ khai thác trong quý I/2022 tăng 1.894 m­3 so với cùng kỳ năm trước.

  Công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2022, trên địa bàn Hà Tĩnh không xẩy ra cháy rừng nhưng đã xẩy ra 11 vụ phá rừng (tăng 6 vụ), với diện tích rừng bị phá là 3,66 ha (tăng 2,14 ha) so với cùng kỳ năm trước.

5.4. Thủy sản


Sản lượng thủy sản tháng 3 năm 2022 ước đạt 4.750 tấn, tăng 3,44% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 3.492 tấn, tăng 4,21%, sản lượng nuôi trồng ước đạt 1.258 tấn, tăng 1,37%;

Quý I năm 2022, sản lượng thủy sản ước đạt 12.688 tấn, tăng 2,34% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 9.537 tấn, tăng 2,53%, sản lượng nuôi trồng ước đạt 3.151 tấn, tăng 1,78%.

Tháng 3 cũng như 3 tháng đầu năm 2022, hoạt động sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định, sản lượng có tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng với mức tăng không cao. Trong quý I/2022,sản lượng hải sản khai thác biển chiếm 75% tổng sản lượng thủy, hải sản trong khi điều kiện, phương tiện, tiềm lực khai thác biển không có nhiều thay đổi nên khó để tạo ra bước đột phá trong khai thác hải sản. Thời gian qua, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, việc sử dụng dịch vụ ăn uống ngoài gia đình giảm mạnh nên nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy hải sản cũng giảm đáng kể. Mặt khác, tuy giá bán sản phẩm ổn định nhưng giá nhiên liệu và các chi phí khác tăng cao nên ngư dân gặp rất nhiều khó khăn khi vươn khơi đánh bắt hải sản. Bên cạnh hoạt động khai thác thì hoạt động nuôi trồng cũng chưa có bước đột phá gì đáng kể, cơ bản duy trì diện tích nuôi trồng hiện có ở các địa phương có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản.

Tình hình dịch bệnh: Từ đầu năm đến ngày 16/3/2022, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xẩy ra dịch bệnh đối với tôm nuôi. Bệnh đốm trắng với diện tích nhiễm bệnh là 1,41 ha và bệnh hoại tử với diện tích nhiễm bệnh là 0,27 ha. Khi bệnh xảy ra, các ngành chức năng đã cùng với người nuôi tôm xác định tác nhân gây bệnh, tiến hành dập dịch nhằm không để dịch bệnh lây lan và gây thiệt hại cho các hộ nuôi tôm.

6. Sản xuất công nghiệp

Ngành công nghiệp quý I/2022 nhìn chung giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân do một số doanh nghiệp có tỷ trọng giá trị công nghiệp cao nhưng trong những tháng đầu năm 2022 gặp khó khăn trong sản xuất, tạm ngừng hoạt động để tiến hành sửa chữa nên sản lượng sản xuất giảm mạnh. Ngành giảm mạnh nhất là ngành sản xuất và phân phối điện (giảm 37,18% so với cùng kỳ). Sản xuất thép của công ty Formosa là ngành chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp nhưng do các tháng đầu năm có sự biến động về giá ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu đầu vào nên công ty này đã giảm sản lượng sản xuất, sản lượng thép giảm 3,74% so với cùng kỳ năm trước.


Tháng 3/2022 chỉ số sản xuất ngành công nghiệp dự ước tăng do sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, các doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường. So với tháng 2/2022 ước tính tăng 14,73% và giảm 1,46% so với cùng kỳ năm trước.

Dự ước quý 1/2022, chỉ số sản xuất giảm 8,74% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 14,56%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,95% làm giảm 1,02 điểm phần trăm (là ngành đóng góp chủ yếu vào mức tăng chung toàn ngành công nghiệp); ngành sản xuất và phân phối điện giảm 37,1%, làm giảm 6,34 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 9,86%, làm giảm 1,43 điểm phần trăm vào mức tăng chung toàn ngành.

Tính chung 3 tháng đầu năm 2022, trong 25 nhóm ngành công nghiệp cấp 2, có 14 nhóm ngành có chỉ số sản xuất tăng và 11 nhóm ngành có chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 7 nhóm ngành có mức tăng cao, đóng góp chủ yếu vào mức tăng chung toàn ngành công nghiệp như: Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 33,23%; ngành sản xuất sản phẩm từ giấy tăng 22,38%; ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 16,82%... Bên cạnh đó có,6 nhóm ngành có chỉ số sản xuất giảm mạnh làm ảnh hưởng tới tốc độ tăng toàn ngành như: Ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 52,48%; ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 43,15%....

Một số sản phẩm chủ yếu: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu quý 1 năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm trước: Bao bì và túi bằng giấy (trừ giấy nhăn) tăng 265,22%; Chè (trà) nguyên chất tăng 121,18%; quặng inmenit và tinh quặng inemit tăng 304 tấn (tăng 78,68%); bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) tăng 65,65%; nước uống được tăng 18,36%; …Một số sản phẩm giảm: Điện sản xuất giảm 38,04%; mực đông lạnh giảm 20,31%; quặng zircon và tinh quặng zircon giảm 12,77%; nước không uống được giảm 9,79%; vỏ bào, dăm gỗ giảm 7,58%...

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dự ước quý 1/2022 giảm 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính chung 3 tháng đầu năm 2022, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp giảm so với cùng kỳ, cho thấy các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như biến động thị trường, giá cả trong thời gian qua. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm là do mức tiêu thụ của một số ngành giảm mạnh so với cùng kỳ, đặc biệt là 5 nhóm ngành: sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 77,17%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 69,91%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 64,49%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 39,96%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 37,93%; …Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng: sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 146,42%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 32,72%; sản xuất trang phục tăng 6,56%; sản xuất đồ uống tăng 5,37%; …

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tháng 3/2022 tăng 42,11% so với tháng trước và tăng 31,2% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ chủ yếu là do tồn kho của sản phẩm sợi của Công ty Vinatex Hà Tĩnh (tăng 388,12%) và sản phẩm than cốc của Công ty Formosa Hà Tĩnh (tăng 181,97% so với cùng kỳ). Nguyên nhân là do Formosa sản xuất ra nguyên liệu chủ yếu giữ lại để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy, tồn kho của Formosa không phải là không tiêu thụ được, mà do doanh nghiệp giữ lại nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động của mình. Ngoài ra chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ do một số ngành như: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 52,3%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 39,31%.

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp trong tháng 3/2022 tương đối ổn định, không có sự thay đổi nhiều so với tháng 2/2022. Lao động của toàn ngành công nghiệp tháng 3/2022 tăng 1,69% so với tháng 2/2021. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước giảm 4,83% và cộng dồn 3 tháng đầu năm giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp 3 tháng đầu năm 2022 giảm so với cùng kỳ chủ yếu là do giảm số lượng lao động của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Cụ thể chỉ số sử dụng lao động của ngành này giảm 8,43% so với cùng kỳ năm trước.

7. Thương mại, dịch vụ

Hoạt động thương mại, dịch vụ tháng 3 năm 2022 có phần sôi động hơn so với những tháng trước khi Chính phủ ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị định 43/2022/QH15, trong đó điểm nhấn là chính sách giảm 2% thuế suất GTGT trong năm 2022, cùng với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế với quy mô 350 nghìn tỷ của Chính phủ đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển trở lại. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 trên diện rộng, số ca lây nhiễm tăng nhanh trên phạm vi toàn quốc dẫn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, giao thương, đi lại, sử dụng dịch vụ bị ảnh hưởng. Giá cả nguyên nhiên vật liệu và hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng cao nên quý I năm 2022 hoạt động kinh doanh hàng hóa, vận tải và dịch vụ đều giảm so với cùng kỳ năm trước.


7.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 3 năm 2022 ước đạt 3.481,81 tỷ đồng, giảm 3,81% so với tháng trước và tăng 4,51% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó một số mặt hàng tăng cao so với cùng kỳ năm trước như sau: gỗ và vật liệu xây dựng tăng 8,17%, ô tô con tăng 18,62%; xăng dầu các loại tăng 35,38%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 40,05%; đá quý, kim loại tăng 13,7%.

Tháng 3 thị trường hàng hóa có xu hướng sôi động hơn khi có mức tăng 4,51% so với cùng kỳ năm trước do thực hiện một số chính sách phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ, tuy nhiên vẫn còn nhiều gặp khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid- 19 cộng với sự điều chỉnh tăng giá xăng dầu, nhiên liệu.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa quý 1 năm 2022 ước đạt 11.305,81 tỷ đồng, giảm 2,69% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Nhóm lương thực, thực phẩm ước đạt 5.004,33 tỷ đồng, giảm 3,84%; hàng may mặc ước đạt 504,09 tỷ đồng, giảm 26,7%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước đạt 1.004,66 tỷ đồng, giảm 22,42%; vật phẩm văn hóa giáo dục ước đạt 68,62 tỷ đồng, tăng 2,78%; gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 538,70 tỷ đồng, tăng 10,9%; ô tô ước đạt 1.019,28 tỷ đồng, giảm 1,53%; phương tiện đi lại ước đạt 623,61 tỷ đồng, tăng 7,34%; xăng dầu các loại ước đạt 1.244,29 tỷ đồng, tăng 32,24%; nhiên liệu khác ước đạt 239,13 tỷ đồng, tăng 36,82%; đá quý, kim loại quý các loại ước đạt 198,91 tỷ đồng, tăng 6,62%; hàng hóa khác ước đạt 556,48 tỷ đồng, giảm 16,34%; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy ước đạt 303,7 tỷ đồng, tăng 2,66% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, hoạt động bán lẻ hàng hóa trong quý I năm 2022 vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn so với cùng kỳ năm trước. Quý 1/2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh chưa bùng phát, điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn đầu năm nay. Cùng với đó, việc giá xăng dầu tăng liên tục 7 lần kể từ cuối tháng 12/2021 đến nay khiến chi phí sản xuất, vận chuyển và thu nhập của người dân đều bị ảnh hưởng. Những yếu tố này đã làm cho tổng doanh thu bán lẻ trong quý 1/2022 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn trong thời gian tới có xu hướng tăng nhờ độ phủ vaccine Covid-19 và các chính sách kích cầu kinh tế, dịch bệnh dần kiểm soát và thích ứng với trạng thái bình thường mới. Lượng cung hàng hóa vẫn dồi dào về số lượng, đa dạng về chủng loại, đảm bảo về chất lượng và sẽ đáp ứng được đầy đủ sức mua của người tiêu dùng. Một số nhóm hàng hóa có thể sẽ tăng cao như: Hàng lương thực, thực phẩm; hàng may mặc; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình; vật liệu xây dựng...

7.2. Hoạt động lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác

7.2.1. Hoạt động lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tháng 3/2022 dự tính đạt 229,01 tỷ đồng, tăng 8,93% so với tháng trước, giảm 48,21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: dịch vụ l­ưu trú ước đạt 8,5 tỷ đồng, tăng 14,84% so với tháng trước, giảm 48,52%; dịch vụ ăn uống ước đạt 220,51 tỷ đồng, tăng 8,72% so với tháng trước, giảm 48,2% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng so với tháng trước do tháng trước trùng vào dịp Tết Nguyên Đán và rằm tháng Giêng nên nhu cầu về lưu trú và ăn uống ngoài gia đình giảm. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm do cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, mức độ dịch bao phủ khắp nơi ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.

Tính chung quý 1 năm 2022, doanh thu hoạt động l­ưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt 698,58 tỷ đồng, giảm 46,72% so với cùng kỳ, trong đó: l­ưu trú đạt ước 24,57 tỷ đồng, giảm 49,47%; ăn uống ước đạt 674 tỷ đồng, giảm 46,61%. Nguyên nhân như đã nói ở trên do ảnh hưởng dịch Covid- 19 nên người dân e ngại trong việc đi du lịch và ăn uống bên ngoài.

7.2.2. Doanh thu hoạt động dịch vụ khác

Doanh thu dịch vụ khác tháng 3 năm 2022 ước tính đạt 170,05 tỷ đồng, tăng 9,11% so với tháng trước và giảm 2,66% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giảm mạnh nhất ở nhóm dịch vụ vui chơi giải trí giảm 66,54% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó một số nhóm dịch vụ lại có chỉ số tăng như nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 13,92% do thị trường về bất động sản từ cuối năm 2021 đến nay rất sôi động do hoạt động mua đi bán lại của các “cò đất”; nhóm có doanh thu tăng mạnh thứ hai là nhóm dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 9,58% do nhu cầu về xây dựng tăng tăng cao nên dịch vụ cho thuê máy móc công trình và các thiết bị hỗ trợ tăng; dịch vụ khác tăng 7,1%.

Quý 1 năm 2022, doanh thu dịch vụ khác thực hiện ước đạt 515,98 tỷ đồng, giảm 0,19% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm dịch vụ vui chơi giải trí giảm 72,67% là nhóm có chỉ số giảm mạnh nhất do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19 nên một số dịch vụ vui chơi giải trí phải đóng cửa. Nhóm dịch vụ giáo dục và đào tạo giảm 18,54%, nhóm dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 13,86%. Bên cạnh đó một số nhóm có chỉ số tăng như: nhóm kinh doanh bất động sản tăng 13,92%; hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 11,25%; dịch vụ khác tăng 11,61%.

Nhìn chung, trong quý I/2022, dịch vụ vui chơi giải trí giảm mạnh nhưng bên cạnh đó thị trường bất động sản tiếp tục sôi động, nhu cầu về dịch vụ cho thuê máy móc công trình tăng để phục vụ nhu cầu san lấp mặt bằng cho các công trình lớn như công trình Nhà máy sản xuất Pin VinES, nhà máy nhiệt điện…nên làm cho doanh thu dịch vụ chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.


7.3. Hoạt động kinh doanh vận tải


- Kết quả hoạt động vận tải, kho bãi tháng 3 năm 2022 ước đạt 318,97 tỷ đồng, tăng 3,6% so tháng trước và giảm 30,92% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu vận tải hành khách ước đạt 50,80 tỷ đồng, giảm 2,3% so với tháng trước và giảm 62,59% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 204,41 tỷ đồng, tăng 3,18% so với tháng trước và giảm 17,58% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 63,7 đồng, tăng 10,37% so với tháng trước và giảm 18,27% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, kết quả kinh doanh vận tải tháng 3/2022 ước tính tăng so với tháng trước và giảm so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do những nguyên nhân sau:

Vận tải hành khách: Doanh thu trong tháng giảm do yếu tố thời vụ. Sau dịp tết Nguyên đán cổ truyền, nhu cầu đi lại giảm hơn so với tháng trước, cùng với đó là các đơn vị kinh doanh vận tải điều chỉnh giảm giá cước khiến cho doanh thu vận tải hành khách giảm. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu vận tải hành khách giảm mạnh do ảnh hưởng dịch Covid-19 trên diện rộng nên nhu cầu đi lại của người dân rất hạn chế.

Vận tải hàng hóa: Thời tiết thuận lợi cho hoạt động xây dựng, các công trình xây dựng cơ bản tiếp tục thi công sau dịp nghỉ Tết. Các hoạt động kinh doanh trở lại bình thường, nhu cầu vận tải hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, nguyên liệu sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu như thủy sản, dăm gỗ, thép... tăng mạnh. Đó là những nguyên nhân chính khiến cho doanh thu vận tải hàng hóa tăng so với tháng trước. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước lại giảm do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 nên việc lưu thông hàng hóa và mức tiêu thụ hàng hóa giảm hơn.

Doanh thu dịch vụ kho bãi, hỗ trợ vận tải tăng do nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa trong tháng tăng, lượng hàng hóa thông qua 2 cảng Sơn Dương và Vũng Áng của Công ty TNHH Hưng nghiệp Gang thép Formosa và Công ty Cổ phần Cảng Vũng Áng Lào - Việt tăng, đó là nguyên nhân chính khiến cho doanh thu kho bãi, hỗ trợ vận tải tăng.

- Tính chung quý I năm 2022, hoạt động vận tải dự tính đạt 985,45 triệu đồng, giảm 30,32% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: vận tải hành khách ước tính đạt 151,90 đồng, giảm 64,83%; vận tải hàng hóa ước tính đạt 640,80 tỷ đồng, giảm 15,36%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 192,57 tỷ đồng, giảm 14,52% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động vận tải quý I năm 2022 giảm so với cùng kỳ năm trước do năm nay dịch Covid- 19 bùng phát trên diện rộng nên nhu cầu đi lại của người dân giảm mạnh, cùng với đó việc lưu thông hàng hóa gặp khó khăn và mức tiêu thụ hàng hóa giảm. Chịu ảnh hưởng nặng nề là vận tải hành khách khi doanh thu giảm hơn 60%, lượng khách vận chuyển giảm hơn 70% so với cùng kỳ năm trước. Các công ty vận tải đường dài chỉ hoạt động cầm chừng, cắt giảm quy mô từ 10 xe xuống còn 2 đến 3 xe hoạt động vì chi phí tăng cao trong khi lượng khách mỗi chuyến giảm đáng kể. Không chỉ các công ty vận tải đường dài gặp khó khăn, các hãng taxi trên địa bàn cũng trải qua giai đoạn “lao đao” nhất trong nhiều năm trở lại đây, số đầu xe hoạt động chỉ chiếm khoảng 60% trên tổng số xe, số còn lại hiện đang nằm bãi, nhiều tài xế taxi phải xin nghỉ việc. Hiện nay các công ty vận tải đang đề xuất lên cơ quan chức năng xem xét cho tăng giá cước.

7.4. Hoạt động xuất nhập khẩu:


Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 3 năm 2022 ước đạt 327,5 triệu USD, giảm 11,5% so với tháng trước và giảm 31,48% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 1057,8 triệu USD, giảm 7,15% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất nhập khẩu chủ yếu của Công ty Formosa chiếm trên 90% tổng kim ngạch nhưng do các tháng đầu năm ảnh hưởng biến động giá, nguồn nguyên liệu đầu vào tăng cao nên công ty này đã giảm sản lượng sản xuất nên kim ngạch xuất nhập khẩu giảm đáng kể.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 3 năm 2022 ước đạt 117,5 triệu USD, tăng 12,87% so với tháng trước, giảm 36,16% so với cùng kỳ năm trước. Quý I năm 2022 ước đạt 328,57 triệu USD, giảm 23,5% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu thép, phôi thép là mặt hàng chủ lực đạt 282,41 triệu USD, giảm 25,55%; các mặt hàng khác như: xơ, sợi dệt các loại đạt 3,68 triệu USD, dăm gỗ đạt 14,08 triệu USD, hàng may mặc 3,32 triệu USD… đều tăng nhưng lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 3 năm 2022 ước đạt 210 triệu USD, giảm 21,05% so với tháng trước, giảm 28,56% so với cùng kỳ năm trước. Quý I năm 2022 ước đạt 729,22 triệu USD, tăng 2,75% so với cùng kỳ; nhập khẩu của Formosa chiếm tỷ trọng 87,14%, chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép.

8. Các vấn đề xã hội

8.1. Dân số, lao động và việc làm

Nhìn chung quý I năm 2022, tình hình về lao động và giải quyết việc làm cho người lao động tại Hà Tĩnh có phần khởi sắc hơn so với năm trước. Từ những tháng cuối năm 2021, nhiều doanh nghiệp đã khởi động các kế hoạch đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao nhu cầu sử dụng lao động. Bên cạnh đó, mặc dù dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào đầu năm 2022, nhưng với sự quan tâm và chỉ đạo của chính quyền các cấp nên các cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động công nghiệp, xây dựng thương mại và dịch vụ vẫn hoạt động bình thường với phương châm vừa sản xuất vừa chống dịch.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên quý I năm 2022 ước tính 523.204 người, so với quý trước tăng 0,82% và tăng 1,06% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó lực lượng lao động là nam 274.691 người (chiếm 52,5% trong tổng số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên); lực lượng lao động thuộc khu vực thành thị là 130.806 người (chiếm 25% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên); số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 496.815 người, chiếm 94,96% trong tổng số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên; so với quý trước tăng 0,22% và tăng 0,61% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tổng số, lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị là 127.630 người, chiếm 25,69% trong tổng số; lao động có việc làm ở nam giới là 261.798 người, chiếm 52,7%; số người không có việc làm (thất nghiệp) là 26.389 người (chiếm 5,04% lực lượng lao động 15 tuổi trở lên); xét riêng trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ thất nghiệp ước tính là 5,4%; tăng 0,18 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,11 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 4%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc theo ngành kinh tế: tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 31,74% trong tổng số (tương ứng 157.680 người), giảm 0,32 điểm phần trăm so với quý trước và 0,33 điểm phần trăm so cùng kỳ năm 2021; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 28,81% ( tương ứng 143.109 người), lần lượt tăng 0,05 điểm phần trăm và 0,92 điểm phần trăm; Thương mại - Dịch vụ chiếm 39,46% (tương ứng 196.026 người), lần lượt tăng 0,27 điểm phần trăm và giảm 0,6 điểm phần trăm.

Ước tính quý I/2021 số người được giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động là 6.498 người, tăng 9,17% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó: Lao động được giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 6.279 người, chiếm 96,63% tổng số; lao động đi làm việc ngoại tỉnh 23 người, chiếm 0,35%; xuất khẩu lao động 196 người, chiếm 3,02%.

8.2. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

- Đời sống dân cư: Tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tĩnh quý I năm 2022 vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù thời tiết tương đối thuận lợi, trên địa bàn tỉnh không xảy ra đợt thiên tai góp phần ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của người dân.Tuy nhiên, trong tháng 2 xảy ra một đợt rét kéo dài, UBND tỉnh đã chủ động hỗ trợ mua 16 tấn gạo cứu đói cho 204 hộ (667 khẩu) đồng bào dân tộc Chứt tại địa bàn xã Hương Liên và Hương Vĩnh, huyện Hương Khê. Ngoài ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, các cấp chính quyền đã đặc biệt quan tâm, hỗ trợ các đối tượng yếu thế kịp thời. Tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; xây dựng các mô hình sản xuất liên kết với doanh nghiệp, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất và làm thêm một số ngành nghề khác để tăng thu nhập, đời sống nhân dân ổn định, toàn tỉnh không xảy ra tình trạng thiếu đói trong dân cư.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội: Quý I năm 2022 Hà Tĩnh đã trao tặng khoảng 242.220 suất quà cho các đối tượng người có công, hộ nghèo, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng bảo trợ xã hội với tổng số tiền là 88,158 tỷ đồng. Cụ thể: Tặng quà cho người có công khoảng 100.668 suất quà trị giá 28,583 tỷ đồng; Tặng quà cho hộ nghèo khoảng 32.285 suất quà trị giá 16,594 tỷ đồng; Tặng quà cho hộ cận nghèo khoảng 18.291 suất quà trị giá 8,753 tỷ đồng; Tặng quà cho người cao tuổi khoảng 37.207 suất quà trị giá 10,656 tỷ đồng; Tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khoảng 10.203 suất quà trị giá 4,141 tỷ đồng; tặng quà cho các đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khác khoảng 43.566 suất quà trị giá 19,431 tỷ đồng. Bên cạnh đó cấp khoảng 19.035 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo,37.115 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, 83.855 thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và 40.500 thẻ bảo hiểm y tế cho người có công. Bên cạnh đó, đã cấp khoảng 19.416 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, 29.789 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, 124.254 thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và 37.101 thẻ bảo hiểm y tế cho người có công. Nhìn chung công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh được triển khai kịp thời; các cấp, các ngành đã làm tốt công tác huy động nguồn lực, tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công công với các mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm chu đáo.

8.3. Giáo dục đào tạo

- Giáo dục phổ thông:Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 244 và 245/QĐ-SGDĐT ngày 14/3/2022 về việc đặc cách công nhận học sinh giỏi tỉnh năm học 2021-2022 cho 91 em có chứng chỉ IELTS môn tiếng Anh lớp 10 và 11, việc đặc cách công nhận học sinh giỏi tỉnh cho những học sinh có chứng chỉ quốc tế nhằm động viên, khuyến khích phong trào học tập và nâng cao chất lượng dạy, học tiếng Anh trong các nhà trường. Chủ trương này được Hà Tĩnh thực hiện từ năm 2018 và đến nay đã có nhiều tỉnh, thành áp dụng.

Ngày 15/3/2022, Hà Tĩnh đã tổ chức Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 10 năm học 2021-2022 với sự tham gia 975 học sinh lớp 10 và 1.147 học sinh lớp 11 đến từ các trường trung học phổ thông trên toàn tỉnh tham gia.

- Giáo dục đào tạo: Cùng với sự phát triển của giáo dục chuyên nghiệp, chất lượng dạy nghề ngày càng được nâng cao. Trong đó chú trọng các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trọng điểm, liên kết đào tạo, phân luồng học sinh học nghềcập nhật thông tin thị trường lao động. Với những nỗ lực đó, trong quý I năm 2022 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã duy trì tổ chức đào tạo nghề và cấp chứng chỉ cho 3.599 người. Trong đó: cao đẳng nghề 42 người (chiếm 1,17%); trình độ trung cấp 1.802 người (chiếm 50,07%); trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng 1.755 người (chiếm 48,76%).

8.4. Hoạt động Y tế

Trong Quý I năm 2022 tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm mới trong cộng đồng tăng cao. Trước tình hình đó, Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp chống dịch; phát huy vai trò của Tổ giám sát, tuyên truyền phòng, chống Covid-19 dựa vào cộng đồng (Tổ Covid-19 cộng đồng); tiếp tục kiên trì thực hiện đúng nguyên tắc phòng chống dịch: ngăn chặn, truy vết, xét nghiệm, cách ly, khoanh vùng dập dịch với quy mô phù hợp; vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.

Tổng số ca mắc từ ngày 1/01/2022 đến ngày 21/03/2022 là 32.206 ca, lũy kế từ 04/6/2021 đến nay 33.830 ca mắc. Cộng dồn tổng F1 đã truy vết (từ 4/6 đến nay) 113.535 ca số đã hoàn thành cách ly 75.134, số còn cách ly: 38.401.. Toàn tỉnh đã có 13/13 địa phương thực hiện việc cách ly, điều trị các ca bệnh tại nhà với 29.399 ca, trong đó đã có 24.024 ca khỏi bệnh. Tình hình điều trị các ca bệnh Covid chuyển các Bệnh viện tuyến trên 87 ca. Điều trị khỏi 28.012 BN, trong đó có 80 BN tuyến trên, 27.932 BN tại Hà Tĩnh, 30 BN tử vong. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, số xã phường đánh giá cấp độ dịch ở cấp 1 là 87 xã, phường; ở cấp độ 2 là 108 xã phường, còn lại 21 xã, phường đánh giá cấp 3.

- Tình hình dịch bệnh khác: Trong tháng, trên địa bàn chỉ có một số ca bệnh đơn lẻ, cụ thể: 2 ca sốt xuất huyết, 17 ca mắc bệnh quai bị, 23 ca mắc lỵ trực trùng; 31 ca mắc lỵ a míp; 19 ca mắc bệnh thủy đậu, 816 ca mắc bệnh cúm, 139 ca tiêu chảy, viêm gan vi rút khác 8 ca và không có người chết vì do các bệnh trên.

Tính chung Quý I năm 2022, toàn tỉnh có 3 ca mắc sốt xuất huyết (năm trước không xảy ra), 0 ca mắc sốt rét (giảm 1 ca so với năm trước), 0 ca viêm não do vi rút (không đổi), 25 ca mắc bệnh quai bị (tăng 127,27%), 45 ca mắc lỵ trực trùng (tăng 45,16%); 69 ca mắc lỵ a míp (tăng 53,33%); 50 ca mắc bệnh thủy đậu (giảm 72,53%), 2.631 ca mắc bệnh cúm (giảm 55,25%), tiêu chảy 400 ca (giảm 46,02%), viêm gan vi rút khác 17 ca (giảm 39,28%) tất cả các ca bệnh trên không tạo thành dịch và không có ca bệnh nào bị tử vong vì các bệnh nói trên.

- Công tác phòng chống HIV/AIDS: Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành Y tế Hà Tĩnh đã hướng dẫn cho bệnh nhân HIV/AIDS tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Kết quả, trong thời gian qua, công tác phòng chống dịch HIV/AIDS của Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong tháng, có 3 người nhiễm mới HIV, 1 người chuyển thành AIDS và không có người chết vì AIDS; so với cùng kỳ năm trước: số người nhiễm mới HIV giảm 7 ca (giảm 70,0%), số người chuyển thành AIDS giảm 5 ca (giảm 83,33%), số người chết vì AIDS không đổi. Quý I năm 2022, có 6 người nhiễm mới HIV, 3 người chuyển thành AIDS và không có người chết vì AIDS, so với cùng kỳ năm trước: giảm 8 ca (giảm 57,14%), giảm 7 ca (giảm 70%), số người chết vì AIDS không đổi.

- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3) năm 2022, tại Hà Tĩnh đã tổ chức các hoạt động với chủ đề “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ mới” nhằm mục đích đưa luật và các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến với mọi người.

Trong tháng, không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Quý I năm 2022, xảy ra 1 vụ ngộ độc tập thể làm 4 ca bị ngộ độc, ngoài ra có 120 ca bị ngộ độc đơn lẻ, không có người chết vì ngộ độc; so với cùng kỳ năm trước số vụ ngộ độc tập thể không đổi, giảm 8 ca ngộ độc tập thể (giảm 66,67%), số ca ngộ độc đơn lẻ giảm 202 ca (giảm 62,73%), số ca tử vong không đổi.

8.5. Hoạt động văn hóa - thể thao

- Hoạt động văn hóa: Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, qua quá trình khảo sát, đánh giá, ngày 18/3/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 613/QĐ-UBND về việc xếp hạng 6 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Các di tích được công nhận sẽ là cơ sở để chính quyền và Nhân dân các địa phương quan tâm bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị của các di sản. Như vậy, tính đến tháng 3 năm 2022, tỉnh Hà Tĩnh đã có 623 di tích được xếp hạng di tích trong đó 2 di tích quốc gia đặc biệt, 86 di tích cấp quốc gia và 535 di tích cấp tỉnh. Nhìn chung, những tháng đầu năm 2022, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên Hà Tĩnh đã tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội, các hoạt động được triển khai với nhiều hình thức phong phú, góp phần tuyên truyền các sự kiện chính trị, văn hóa, các ngày lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, đặc biệt là tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 92 năm thành lập Đảng bộ tỉnh; mừng Xuân Nhâm Dần... Toàn tỉnh thay mới hơn 2.000m2 tranh cổ động tấm lớn, pano, áp phích các loại và hàng trăm lượt khẩu hiệu, băng rôn, cờ tổ quốc; tổ chức 50 buổi tuyên truyền lưu động.

- Công tác kiểm tra, thanh tra văn hóa: Quý I năm 2022, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đã tổ chức kiểm tra 105 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, quảng cáo, treo biển hiệu và tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các di tích dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Qua kiểm tra, đã lập biên bản kiểm tra nhắc nhở 70 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 4 trường hợp với số tiền 23 triệu, yêu cầu ký cam kết khắc phục cải tạo, sửa chữa biển hiệu đối với 5 cơ sở kinh doanh. Bên cạnh đó, đã cấp 47 giấy phép, trong đó có 01 giấy phép thuộc lĩnh vực di sản văn hóa, 16 giấy phép thuộc lĩnh vực văn hóa cơ sở, 01 giấy phép thuộc lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, 1 giấy phép thuộc lĩnh vực du lịch...

- Hoạt động thể thao:

Thể thao thành tích cao: Quý I năm 2022, Đoàn thể thao Hà Tĩnh tham gia 3 giải đấu, đạt 44 huy chương các loại (15 huy chương vàng, 11 huy chương bạc, 18 huy chương đồng), trong đó tại Giải Vô địch các câu lạc bộ Pencak Silat quốc gia năm 2022 diễn ra từ ngày 4-11/3 ở Cao Bằng, đoàn Hà Tĩnh giành được 9 huy chương các loại (1 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 5 huy chương đồng); tại Giải Vô địch Karate miền Trung – Tây Nguyên diễn ra từ 11-14/3, Hà Tĩnh giành vị trí nhất toàn đoàn với 35 huy chương các loại (14 huy chương vàng, 8 huy chương bạc, 13 huy chương đồng).

Thể thao quần chúng: Hoạt động thể thao tiếp tục được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phù hợp và thích ứng với diễn biễn mới của dịch Covid -19. Một số hoạt động thể thao nổi bật như: giải bóng chuyền bãi biển toàn tỉnh (từ ngày 4-12/3) trong khuôn khổ Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) lần thứ IX tỉnh Hà Tĩnh năm 2022; huyện Nghi Xuân tổ chức giải bóng chuyền nữ toàn huyện trong thời gian tới sẽ tổ chức giải kéo co toàn huyện...

8.6. Tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội


- Về an toàn giao thông:Tính từ ngày 15/02/2022 - 14/3/2022 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xảy ra 3 vụ tai nạn đường bộ so với cùng kỳ năm trước giảm 7 vụ, làm 1 người chết (giảm 5 người), 1 người bị thương (giảm 5 người), thiệt hại 70 triệu đồng.

Tính chung quý I năm 2022 (từ ngày 15/12/2021-14/3/2022) đã xẩy ra 20 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 18 người chết, 11 người bị thương, tổng thiệt hại ước tính 260 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2021 giảm 4 vụ (giảm 16,67%), số người chết và người bị thương không đổi. Nguyên nhân xảy ra tai nạn là không làm chủ tốc độ và đi sai phần đường do lái xe sử dụng rượu bia quá mức quy định.

8.7. Môi trường

- Tình hình cháy, nổ: Từ ngày 15/02/2022 đến ngày 14/3/2022 trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ cháy làm 1 người chết, không có người bị thương, tổng thiệt hại ước tính 5 triệu đồng; so với cùng kỳ năm trước số vụ cháy không đổi, tăng người chết và số người bị thương không thay đổi; trong tháng không xảy ra vụ nổ.

Tính chung quý I/2022 (từ ngày 15/12/2021-14/3/2022) đã xảy ra 6 vụ cháy,nổ làm 1 người chết, không có người bị thương, tổng thiệt hại ước tính 235 triệu đồng; so với cùng kỳ năm trước giảm 3 vụ (giảm 33,33%), giảm 1 người chết (giảm 50%), số người bị thương không đổi.

- Công tác bảo vệ môi trường: Tính từ ngày 15/02/2022 đến ngày 14/3/2022 đã phát hiện 14 vụ, đã xử lý 3 vụ, tổng số tiền xử phạt 0,8 triệu đồng; so với tháng trước: giảm 292 vụ đã phát hiện (giảm 95,42 %), giảm 240 vụ đã xử lý (giảm 98,77%), giảm số tiền nộp phạt 650,28 triệu đồng (giảm 99,88%); so với cùng kỳ năm 2021 tăng 4 vụ đã phát hiện (tăng 40,0%), giảm 5 vụ đã xử lý (giảm 62,50%), số tiền xử phạt giảm 34,20 triệu đồng (giảm 97,71%).

Quý I năm 2022 (ngày 15/12/2021 - 14/3/2022) đã phát hiện 371 vụ, đã xử lý 266 vụ, tổng số tiền xử phạt 878,88 triệu đồng; so với cùng kỳ năm trước: tăng 337 vụ (tăng 9,91 lần), tăng 249 vụ đã xử lý (tăng 14,65 lần), tăng số tiền nộp phạt 730,93 triệu đồng (tăng 4,94 lần).Vi phạm môi trường đã phát hiện trong quý I chủ yếu là vận chuyển cát trái phép, sử dụng xung kích điện đánh bắt thủy sản trái phép... gồm 335 vụ (chiếm 91,28%);vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường 21 vụ (chiếm 5,72%); xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường 11 vụ (3%).

Trên đây là một số tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh./.

BBT


Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện