Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |   

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh quý IV và cả năm 2023

  

09:31 28/12/2023

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, các nghị quyết, chính sách giai đoạn 2021-2025, năm có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Trong quý IV cũng như năm vừa qua, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh có nhiều thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn thách thức. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi; tổ máy số 1 của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy sản xuất Pin VinES đã đi vào hoạt động, giải phóng mặt bằng và xây dựng đường cao tốc phía Đông … sẽ là hiệu ứng tích cực cho tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh nhà.vv. Tuy nhiên, lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; hầu hết các nước vẫn thắt chặt chính sách tiền tệ; sự phục hồi chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp ngay từ đầu năm. Trong đó, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp lớn; tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi phát triển. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2023 có mức tăng trưởng khá, an sinh xã hội được đảm bảo, quốc phòng an ninh được giữ vững.

I. LĨNH VỰC KINH TẾ
1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP)


Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2023 ước tính tăng 8,05%, cao hơn so với mức tăng trưởng năm 2022 (tăng 2,54%) xếp thứ 15 cả nước, cao nhất khu vực Bắc Trung bộ. Trong đó, quý I tăng 4,11%; Quý II tăng 7,33%; quý III tăng 10,11%; quý IV ước tăng 9,76%; kinh tế tăng trưởng dần qua các quý thể hiện xu hướng phục hồi tích cực của nền kinh tế.

Trong tăng trưởng chung của nền kinh tế năm 2023, khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,71%, đóng góp 4,62%; khu vực Công nghiệp, xây dựng tăng 11,43%, đóng góp 59,14 %; khu vực Dịch vụ tăng 6,5% đóng góp 27,81%; thuế sản phẩm trừ trở cấp sản phẩm tăng 6,66%, đóng góp 8,43%.


Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục đà tăng trưởng khá. Sản xuất nông nghiệp được mùa; vụ Xuân đạt năng suất, sản lượng cao nhất từ trước tới nay; giá bán cao hơn các năm trước; chăn nuôi duy trì ổn định, tổng đàn và sản lượng thịt xuất chuồng tăng nhẹ; Sản xuất lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục duy trì ổn định. Năm 2023, ngành nông nghiệp tăng 2,33%, đóng góp 0,28 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh; ngành lâm nghiệp tăng 5,31% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,07 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 0,07 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp-xây dựng, ngành công nghiệp lấy lại đà tăng trưởng khi đạt mức tăng trưởng 10%, đóng góp 3,63 điểm % vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh. Trong đó, đầu tàu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,14%, đóng góp 2,54 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 16,62%, đóng góp 1,67 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh, đây là mức tăng trưởng cao nhất của ngành này kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Nguyên nhân hiện nay trên địa bàn tỉnh đang triển khai xây dựng nhiều công trình, dự án lớn như: Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2, đường Cao tốc Bắc -Nam; nhà máy sản xuất Pin Lithium...

Khu vực dịch vụ năm 2023 nhìn chung đã ổn định trở lại. Do các hoạt động tiêu dùng cơ bản đã trở về trạng thái bình thường mới. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn tỉnh như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 7,63% so với năm trước, đóng góp 0,53 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh; ngành vận tải kho bãi tăng 13,92%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 12,09%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,14%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm.

Về cơ cấu kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 14,71%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,78% (trong đó, ngành Công nghiệp chiếm 30,18%; ngành xây dựng chiếm 9,60%); khu vực Dịch vụ chiếm 35,58%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,93% (năm 2022 cơ cấu các khu vực tương ứng: 15,27%; 39,66%; 35,05%; 10,02%).
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Năm 2023, sản xuất nông nghiệp đạt và vượt kế hoạch đề ra, vụ Đông - Xuân thắng lợi cả về năng suất và sản lượng, tuy nhiên sản xuất vụ Hè Thu và vụ Mùa gặp nhiều khó khăn do biến đổi thất thường của thời tiết. Hoạt động chăn nuôi từ đầu năm đến nay giá thịt hơi không ổn định cùng với việc chi phí chăn nuôi đang còn ở mức cao đang là những rào cản đối với hoạt động chăn nuôi, dịch tả lợn Châu Phi hiện nay cũng đang diễn biến khá phức tạp. Hoạt động trồng, chăm sóc, khoanh nuôi rừng đạt kết quả ổn định và tăng nhẹ so với năm trước; công tácquản lý, bảo vệ rừng mặc dù rất được quan tâm, tuy nhiên nạn chặt phá và vụ cháy rừng trong năm vẫn còn xảy ra khá nhiều. Sản xuất thủy sản có nhiều khởi sắc khi thời tiết thuận lợi cho việc nuôi trồng, bên cạnh đó nhu cầu về thủy hải sản tăng caokhuyến khích người dân ra khơi bám biển.

2.1. Sản xuất nông nghiệp
a. Trồng trọt
*Cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 158.555 ha bằng 99,60% (giảm 629 ha) so với năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm sơ bộ đạt 646.088 tấn, so với thực hiện năm trước bằng 104,76% (tăng 29.372 tấn). Kết quả cụ thể đối với một số cây trồng chủ lực như sau.

Cây lúa: Diện tích gieo trồng cây lúa cả năm sơ bộ đạt 104.293 ha, bằng 99,55%, giảm 473 ha so với năm trước, trong đó, diện tích gieo cấy vụ Đông Xuân đạt 59.407 ha, bằng 99,32% (giảm 406 ha); vụ Hè Thu đạt 44.568 ha, bằng 100,09% (tăng 29 ha) và vụ Mùa đạt 318 ha, bằng 76,74% (giảm 97 ha). Diện tích gieo trồng giảm chủ yếu do ảnh hưởng của dự án đường cao tốc Bắc Nam nên nhiều diện tích đất bị thu hồi.
Năng suất gieo trồng lúa cả năm sơ bộ đạt 55,48 tạ/ha, bằng 104,09% (tăng 2,18 tạ/ha) so với năm 2022. Vụ Đông Xuân năng suất lúa chính thức đánh giá đạt cao(59,59 tạ/ha, bằng 106,86%) và khá đồng đều ở tất cả các địa phương trong tỉnh; vụ Hè Thu năng suất lúa giảm là do nắng nóng kéo dài một số xã ở cuối nguồn nước chưa chủ động được nước tưới để cho cây sinh trưởng và phát triển nên đã ảnh hưởng đến năng suất, mặt khác, trong giai đoạn lúa trổ đòng có một số trà lúa gặp gió nam nên có tỷ lệ hạt lép cao.Lúa Mùa năng suất, chất lượng kém nên người dân ít quan tâm, đầu tư, chủ yếu mục đích sản xuất để lấy giống phục vụ mùa vụ sau. Tổng sản lượng lúa năm 2023 sơ bộ đạt 578.618 tấn, bằng 103,62% (tăng 20.217 tấn) so với năm 2022. Trong đó: sản lượng lúa Đông Xuân chiếm tỷ trọng 61,18%, tăng 6,13% (tăng 20.455 tấn); sản lượng lúa vụ Hè Thu chiếm tỷ trọng 38,73%, giảm 0,02% (giảm 39 tấn) và sản lượng lúa Mùa chiếm tỷ trọng 0,09% tổng sản lượng lúa cả năm, giảm 28,04% (giảm 203 tấn) so với cùng kỳ năm 2022.

Diện tích gieo trỉa các loại cây hàng năm chủ lực khác như khoai lang, sắn, lạc đều giảm, chỉ có diện tích ngô và rau tăng hơn so với năm 2022. Nguyên nhân do năm nay thời tiết đầu vụ Đông xấu gây khó khăn cho việc xuống cây khoai và lạc nên người dân chuyển sang trồng ngô, cộng với việc giá thức ăn chăn nuôi cao người dân tận dụng diện tích trồng ngô để phục vụ hoạt động chăn nuôi. Mặc dù diện tích gieo trồng giảm nhưng với việc ít sâu bệnh và điều kiện thời tiết thuận lợi thì năng suất các loại cây trồng chủ lực khác năm 2023 như ngô, khoai lang, sắn, rau đều tăng hơn so với năm 2022, chỉ có các loại cây rau, đậu năng suất không đạt kỳ vọng như năm trước.

Tình hình sâu bệnh, thiệt hại: Năm nay các đối tượng sâu bệnh vẫn phát sinh gây hại đối với các loại cây trồng nhưng mức độ thiệt hại là không lớn. Đối với lúa vụ Đông Xuân có 3.850 ha nhiễm bệnh khô vằn; có 431ha bị chuột gây hại, bệnhđạo ôn cổ bông xuất hiện trên diện tích 4ha, diện tích phòng trừ 37.000ha...Vụ Hè Thu năm nay có diện tích 1.950ha nhiễm bệnh khô vằn, trong đó 20ha nhiễm nặng, phân bố hầu hết các địa phương, có nạn chuột phá hoại trên diện tích 200ha. Ngoài ra trên cây lúa còn phát sinh một số loại sâu bệnh nhưng với mật độ thấp và không gây ảnh hưởng đến năng suất lúa. Đối với các loại cây trồng khác tuy sâu bệnh có phát sinh gây hại nhưng không ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng

*Cây lâu năm
Bên cạnh sản xuất cây hàng năm thì việc chăm sóc và trồng mới các loại cây lâu năm cũng đã được quan tâm thực hiện, tổng diện tích hiện có cây lâu nămsơ bộ đạt 31.642 ha, bằng 99,52%, giảm 154 ha so với năm 2022.
Hiện nay diện tích cây ăn quả có múi giảm do đến thời kỳ thoái hóa, do ảnh hưởng thời tiết, đất đai, kỹ thuật thâm canh, sâu bệnh, chi phí đầu tư cao và việc lạm dụng phân bón hóa học đã làm cho một số diện tích bị thoái hóa sớm. Sản lượng cây ăn quả sơ bộ đạt 176.445 tấn, bằng 101,01%, tăng 1.767 tấn so với năm 2022. Cây bưởi, cam là đặc sản nổi tiếng của địa phương được trồng tập trung ở các xã vùng đồi bãi phù sa, tiếp tục tập trung phát triển các cây ăn quả chủ lực có giá trị kinh tế cao thông qua các mô hình sản xuất với quy mô lớn, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững, tổ chức sản xuất gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm tạo ra sản phẩm có thương hiệu, giá trị và sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Cùng với cây ăn quả thì các loại cây công nghiệp như chè, cao su cũng được chăm sóc và thu hoạch thường xuyên, tạo thu nhập cho người dân để ổn định cuộc sống và tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất. Kết quả năm 2023 diện tích cây cao su hiện có 8.439ha, trong đó: diện tích cho sản phẩm là 4.879 ha, tăng 635ha so với năm 2022 với sản lượng thu hoạch đạt 3.991 tấn, tăng 9,58%; Chè búp diện tích hiện có là 1.269ha tăng 52ha với sản lượng thu hoạch 14.215 tấn, tăng 2,05% so với năm 2022, những mô hình trồng chè đã cho thấy những kết quả khả quan, hiệu quả cao hơn so với trồng các loại cây công nghiệp khác, vì vậy những năm gần đây diện tích tăng lên khá đáng kể.
Tình hình sâu bệnh trên cây lâu năm chủ yếu xuất hiện trên cây ăn quả có múi, có khoảng 70ha nhiễm sâu vẽ bùa, nhện nhỏ 60ha, ruồi đục quả 55ha phân bố chủ yếu tại các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê,…các đối tượng như rệp muội, bọ xít, gây hại rải rác trên những vườn hộ lâu năm.

b. Chăn nuôi
Năm 2023, hoạt động sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ở mức ổn định, có dấu hiệu khởi sắc so với năm 2022. Dịch bệnh đối với chăn nuôi vẫn xảy ra nhưng cơ bản được kiểm soát; việc tái đàn và phục hồi chăn nuôi tiếp tục được quan tâm thực hiện. Tổng đàn lợn và gia cầm có mức tăng so với năm trước. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay giá bán thịt hơi không ổn định cùng với việc chi phí chăn nuôi đang còn ở mức cao, thời điểm cuối năm tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang diễn ra khá phức tạp là những rào cản khá lớn cho hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cũng như thời gian sắp tới, ảnh hưởng tới việc đảm bảo cung cầu trong dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên Đán.

Kết quả về số lượng và sản lượng đàn vật nuôi năm 2023 cụ thể như sau: Đàn trâu hiện có 67.510 con, giảm 0,70% (giảm 476 con), sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 3.580 tấn, giảm 0,56%so với năm 2022; Đàn bò hiện có 168.915 con, tăng 0,66% (tăng 1.100 con), sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 9.800 tấn, giảm 1,55%; Đàn hươu hiện có 46.100 con, tăng 15,06% (tăng 6.033 con); Đàn lợn hiện có 400.150 con, tăng 1,02% (tăng 4.054 con), sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 70.099 tấn, tăng 2,71% (tăng 1.849 tấn); Đàn gà hiện có là 8.370 ngàn con, tăng 1,45% (tăng 120 ngàn con), sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng đạt 20.610 tấn, tăng 2,13% (tăng 430 tấn). Sản lượng trứng năm 2023 ước tính đạt 183.950 ngàn quả, tăng 0,55% so với năm 2022.

Chăn nuôi lợn ổn định và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng hơn so với năm 2022, nguyên nhân tăng do tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, công tác phòng, chống dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, những hộ nuôi nhỏ lẻ bắt đầu tái đàn trở lại, những hộ nuôi quy mô gia trại, trang trại tiếp tục sản xuất, tái đàn và mở rộng quy mô chuồng trại. Về gia cầm do làm tốt công tác phòng dịch cũng như kiểm soát dịch bệnh nên số lượng đàn gia cầm tuy có tăng hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng với mức tăng không lớn. Bên cạnh các đàn vật nuôi lớn thì đàn hươu trong hai năm gần đây cũng phát triển mạnh do tỉnh có chính sách hỗ trợ khuyến khích người dân chăn nuôi hươu và vì hiệu quả kinh tế cao, ổn định nên người dân vẫn duy trì và phát triển đàn.

Tình hình dịch bệnh, thiệt hại: Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, từ ngày 10/11/2023 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh, dịch tả lợn Châu Phi xẩy ra tại 53 hộ/25 thôn/11 xãcủa 5 huyện (Cẩm Xuyên, Đức Thọ, TX Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Thạch Hà). Tổng số lợn mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 202 con; trọng lượng 14.905 kg. Hiện nay dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp do thời gian tới có không khí lạnh và nhiều đợt mưa, thời tiết ẩm, vật nuôi giảm sức đề kháng, lưu lượng vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật tăng cao, tình hình dịch bệnh tại một số tỉnh trong khu vực diễn biến phức tạp... Do đó, nguy cơ phát sinh, lây lan DTLCP là rất lớn. Vì vậy, cần tập trung cao cho công tác phòng, chống dịch; đồng loạt triển khai công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, hạn chế lây lan dịch bệnh.

2.2. Lâm nghiệp

- Trồng rừng và khai thác rừng: Năm 2023, diện tích rừng tập trung và sản lượng gỗ khai thác đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Diện tích trồng rừng tập trung sơ bộ đạt 9.816 ha, bằng 102,04%, tăng 196 ha so với năm 2022. Công tác trồng rừng hiện nay vẫn được các cấp, các ngành quan tâm, khuyến khích phát triển, sản xuất theo hướng thâm canh chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang trồng gỗ lớn. Việc trồng rừng hàng năm thường tập trung vào quý cuối năm, nếu chỉ tính riêng quý IV diện tích trồng rừng tập trung đạt 5.014ha (chiếm đến 51,08% diện tích rừng trồng mới) tăng 115,10% (tăng 2.683ha) so với quý III/2023 và tăng 2,43% so với cùng quý năm trước. Số lượng cây trồng phân tán bộ đạt 2.892 nghìn cây, bằng 99,31%, giảm 20 nghìn cây so với năm 2022, do quỹ đất ngày càng giảm nên lượng cây trồng phân tán cũng ngày càng có xu hướng giảm.

Về khai thác rừng, tổng số gỗ tròn khai thác năm 2023 đạt 583.065 m3, bằng 105,93%, tăng 32.631 m3 so với năm 2022, nếu chỉ tính riêng quý IV sản lượng khai thác đạt 267.581 m3 (chiếm đến 45,89% sản lượng khai thác) tăng 98,06% so với quý III/2023 và tăng 7,29% so với cùng quý năm trước. Nguyên nhân do rừng đến tuổi khai thác, nhu cầu gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến cuối năm được khôi phục trở lại. Việc hạn chế thu nhặt gỗ khi rừng chưa đến tuổi khai thác nên sản lượng củi khai thác giảm hơn so với năm 2022 (giảm 2,22%), mức độ khai thác các quý trong năm cũng khá tương đồng nhau.

Ngành lâm nghiệp trong năm đã từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; thu hút mọi thành phần kinh tế xã hội tham gia bảo vệ và phát triển rừng, thích ứng với biển đổi khí hậu nâng cao tỷ lệ đất có rừng, trồng các loại cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Thiệt hại rừng:
Công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, các vụ chặt phá rừng và cháy rừng hàng năm vẫn không thể tránh khỏi. Tính từ đầu năm đến ngày 15/12/2023, trên địa bàn Hà Tĩnh xảy ra 10 vụ cháy rừng (tăng 9 vụ), với diện tích rừng bị cháy là 10,27 ha (tăng 9,87 ha) và 104 vụ phá rừng (tăng 28 vụ), với diện tích rừng bị phá là 68,18 ha (tăng 26,44 ha) so với năm 2022.

2.3. Thủy sản

Những năm gần đây kết quả sản xuất thủy sản phát triển khá ổn định. Năm 2023 sản lượng khai thác và nuôi trồng đều tăng, tổng sản lượng thủy hải sản đạt 56.424 tấn, tăng 2,23%, tăng 1.231 tấn so với năm 2022, trong đó:

Sản phẩm thủy sản khai thác: Sản lượng sơ bộ đạt 39.585 tấn, tăng 1,74% (tăng 677 tấn) so với năm 2022, chiếm đến 70,16% tổng sản lượng thủy sản năm 2023. Trong đó: Sản lượng khai thác biển sơ bộ đạt 34.935 tấn, tăng 2,25% (tăng 769 tấn) so với năm 2022. Thời tiết trên ngư trường khá thuận lợi để tàu thuyền tăng cường bám biển đánh bắt hải sản, đặc biệt là đội tàu đánh bắt xa bờ đạt sản lượng cao, đánh bắt được nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Sản lượng khai thác nội địa sơ bộ đạt 4.650 tấn, giảm 1,94% (giảm 92 tấn) so với năm 2022, sản lượng giảm do chủ yếu khai thác tôm, hến, trai, ốc... tự nhiên ở cửa sông, cửa lạch ngày càng có xu hướng giảm.

Sản lượng thủy sản khai thác thủy sản chủ yếu tập trung ở các quý I,II,III đến quý IV do thời tiết chuyển lạnh, mưa nhiều không thuận lợi cho việc ra khơi cộng với việc chất lượng thủy sản biển và nhu cầu của người dân giảm hơn nhiều ở các quý trước nên sản lượng khai thác chỉ ở mức cầm chừng. Tính riêng quý IV sản lượng chỉ đạt 7.258 tấn, giảm 38,12% (giảm 4.472 tấn) so với quý trước và giảm 2,12% so với cùng quý năm trước.

Sản phẩm thủy sản nuôi trồng: Sản lượng sơ bộ đạt 16.839 tấn, tăng 3,40% (tăng 554 tấn) so với năm 2022, trong đó: Nuôi trồng cá đạt 7.326 tấn, tăng 1,54% (tăng 111 tấn); Tôm nuôi đạt 5.889 tấn, tăng 3,55% (tăng 202 tấn); Thủy sản khác đạt 3.624 tấn, tăng 7,12% (tăng 241 tấn) so với năm 2022. Mùa vụ nuôi trồng chủ yếu tập trung ở quý II và III của năm 2022, nhất là ở quý III sau khi thu hoạch chính, thì quý IV là gia đoạn thả giống nuôi trồng. Vì vậy, tính riêng quý IV sản lượng nuôi trồng đạt 3.144 tấn, giảm 56,78% (giảm 4.129 tấn) so với quý trước nhưng so với cùng quý năm trước vẫn tăng 17,44%

Nếu như năm 2022 đánh dấu sự tăng trưởng của sản lượng khai thác, thì năm 2023 là những tín hiệu tích cực từ thủy sản nuôi trồng. Với việc thời tiết thuận lợi ảnh hưởng của thiên tai ít và đặc biệt là áp dụng mô hình nuôi tôm công nghiệp, an toàn sinh học theo hướng tập trung và quy mô hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Mô hình này cũng góp phần khai thác tốt tiềm năng diện tích, phát triển bền vững tại địa phương.

Sản xuất giống thủy sản: Số lượng ước đạt 945 triệu con, giảm 2,88% (giảm 28 triệu con) so với năm 2022. Các cơ sở sản xuất có quy hoạch vùng sản xuất giống tập trung với quy mô lớn, tăng cường quản lý, kiểm soát về điều kiện sản xuất, kiểm định chất lượng tôm giống thường xuyên các cơ sở sản xuất trên địa bàn nhằm đảm bảo được chất lượng giống, đáp ứng nhu cầu cung cấp ngày một tăng.

Ngành thủy sản đã từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quảthu hút nhiều thành phần kinh tế xã hội tham gia bảo vệ và phát triển bền vững nguồn thủy hải sản, thích ứng với biến đổi khí hậu, sản phẩm chủ lực như tôm thẻ chân trắng đang có xu hướng tăng dần do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Sự quan tâm các cấp, các ngành liên quan cần quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích đất quy hoạch nuôi trồng thủy sản, nâng cao năng suất, sản lượng các loại thủy sản phù hợp với điều kiện của địa phương.

3. Sản xuất công nghiệp
Nhờ nỗ lực vượt khó, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2023 lấy lại đà tăng trưởng. Tăng trưởng toàn ngành ước đạt 10%, đóng góp 3,63 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh, cả 4/4 ngành công nghiệp cấp 1 đều có chỉ số tăng trưởng dương.

Trong mức tăng trưởng chung của toàn ngành:Ngành khai khoáng ước tăng 5,52%, đóng góp 0,03 điểm % vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,14%, đóng góp 2,55 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 13,85%; đóng góp 1,03 điểm %; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,14%, đóng góp 0,02% điểm phần trăm.

3.1. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP)

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý IV năm 2023 tăng 12,9% cao hơn mức tăng của quý I và quý II; tuy nhiên thấp hơn mức tăng của quý III/2023 (tăng 24,08%). Tính chung cả năm 2023 chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,41% so với năm 2022. Phân theo ngành kinh tế cấp 1: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 11,41% đóng góp 0,17 điểm vào mức tăng chung toàn ngành; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,4% làm tăng 5,4 điểm % (là ngành đóng góp chủ yếu vào mức tăng chung toàn ngành công nghiệp); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 14% đóng góp 1,75 điểm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,87% đóng góp 0,09 điểm vào mức tăng chung toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh.

Hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2023 tăng trưởng khá là do: (1) Trong quý III, tổ máy số 1 của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 đã đi vào hoạt động sau gần 2 năm tạm ngừng do sự cố, cùng với đó là nhà máy sản xuất Pin VinES đã đi vào hoạt động đã tạo hiệu ứng tích cực cho tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh nhà. (2) Nhờ thị trường tiêu thụ ổn định đã tạo thuận lợi cho ngành sản xuất thép, sợi, bia..vv đã tăng lượng sản xuất trở lại. (3) Năm 2023 hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh sôi động hơn với nhiều dự án lớn được triển khai nên các mỏ đất, đá, cát tăng công suất và một số mỏ mới được cấp phép hoạt động phục vụ các công trình xây dựng kéo theo tăng trưởng ngành công nghiệp khai khoáng.

3.2. Một số sản phẩm chủ yếu

Trong số 20 nhóm sản phẩm chủ yếu được tổng hợp, có 10 nhóm sản phẩm cộng dồn 12 tháng tăng so cùng kỳ và có 9 nhóm sản phẩm có chỉ số giảm trong tổng số sản phẩm công nghiệp chủ yếu. Một số sản phẩm công nghiệp năm 2023 tăng so với năm trước: Vỏ bào, dăm gỗ tăng 27,01%; Bê tông trộn sẵn tăng 23,75%; điện sản xuất tăng 14,31%; điện thương phẩm tăng 12,19%; rác thải không độc hại đã thu gom không thể tái chế tăng 10,14%; ...

Một số sản phẩm công nghiệp năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước: Quặng inemit và tinh quặng inemit giảm 55,94%; gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 39,18%; thức ăn cho gia súc giảm 16,91%; dịch vụ sản xuất dược giảm 13,49%;...

 3.3. Chỉ số ngành công nghiệp
- Chỉ số tiêu thụ: Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước năm 2023 tăng 8,59% so với năm trước. Như vậy trong năm 2023 nhu cầu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp tăng so với cùng kỳ, cho thấy các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh dần phục hồi sau nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong năm 2022.

- Chỉ số tồn kho: Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tính đến thời điểm cuối năm 2023 ước tăng 30,49% so với năm trước. Chỉ số tồn kho tăng cao do một số ngành như: Sản xuất trang phục tăng 479,5%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 103,51%; sản xuất đồ uống tăng 53,81%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 48,83%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 37,26%; …

- Tình hình sử dụng lao động: Chỉ số sử dụng lao động cộng dồn đến cuối tháng 12/2023 tăng 4,08% so với năm 2022. Khi các dự án, nhà máy mới đi vào hoạt động sản xuất đã góp phần tăng số lượng lao động trên địa bàn so với năm trước. Trong đó, chỉ số sử dụng lao động năm 2023 của ngành khai khoáng giảm 0,17% so với năm trước. Hiện nay, một số doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm vì vậy nguồn nhân lực tăng so với cùng kỳ. Chỉ số sử dụng lao động năm 2023 đối với ngành này tăng 5,35%. Chỉ số sử dụng lao động ngành sản xuất và phân phối điện giảm 0,65%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 0,73% so với năm 2022.

4. Tình hình hoạt động doanh nghiệp.

Năm 2023 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá có chuyển biến tích cực hơn trước. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố thuận lợi, thì hiện nay nhiều doanh nghiệp đang phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Theo các doanh nghiệp, khó khăn nhất hiện nay vẫn là nhu cầu thị trường sụt giảm và chi phí sản xuất cao. Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng và rút lui khỏi thị trường tăng 21,01% so với năm trước.

4.1. Tình hình đăng ký kinh doanh

Tính từ đầu năm đến ngày 21/12/2023, toàn tỉnh thành lập mới 1.179 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc (ĐVTT), giảm 14,87% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng vốn đăng ký đạt 5.580 tỷ đồng, giảm 44,74%, vốn bình quân trên một doanh nghiệp đạt 4,73 tỷ đồng, giảm 35,08% so cùng kỳ năm trước.Trong năm có 370 doanh nghiệp, ĐVTT hoạt động trở lại (giảm 3,39%);

Bên cạnh các Doanh nghiệp thành lập mới, trong năm qua có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, tạm ngừng và giải thể, cụ thể: có 569 doanh nghiệp, ĐVTT tạm ngừng hoạt động (tăng 19,79%); 243 doanh nghiệp, ĐVTT giải thể (tăng 23,98%); tỷ lệ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế kê khai phát sinh thuế đạt trên 41% (năm 2022 là 47%).

Hiện nay để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cần tiếp tục đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, tìm kiếm, phát triển, tháo gỡ khó khăn về thị trường tiêu thụ. Khi có thêm những giải pháp thúc đẩy đầu ra thì doanh nghiệp mới cải thiện được khả năng trả nợ, tăng khả năng hấp thụ vốn.

4.2. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo

Đánh giá tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2023 so với quý III/2023, có 68,75% doanh nghiệp đánh giá SXKD của họ tốt lên và giữ ổn định so với quý trước (trong đó các doanh nghiệp đánh giá SXKD của họ tốt lên chiếm 27,08%; có 41,67% doanh nghiệp đánh giá SXKD của họ vẫn giữ nguyên như quý III/2023). Bên cạnh đó, số doanh nghiệp đánh giá tình hình SXKD của họ khó khăn hơn chiếm đến 31,25% trong tổng số các doanh nghiệp toàn tỉnh.

Dự báo xu hướng về tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2024 so quý IV/2023 khi có tới 37,5% doanh nghiệp nhận định SXKD quý I/2024 sẽ tốt hơn và 37,5% giữ ổn định. Số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất vẫn tiếp tục gặp khó khăn hơn quý trước giảm xuống còn 25% tổng số các doanh nghiệp trong toàn tỉnh. Theo hình thức sở hữu có 45,45% số doanh nghiệp ngoài nhà nước nhận định SXKD quý I/2024 tốt hơn quý IV/2023; tỷ lệ này của các doanh nghiệp Nhà nước là 33,33%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận định răng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên và khó khăn hơn so với quý IV/2023.

 Nhìn chung đa số các doanh nghiệp đánh giá quý IV/2023 và dự báo quý I/2024 về tình hình sản xuất kinh doanh, biến động về khối lượng sản xuất, số lượng đơn đặt hàng có xu hướng tăng lên và giữ nguyên. Bên cạnh đó, tỷ lệ các doanh nghiệp dự báo xu hướng sản xuất kinh doanh năm tiếp theo có xu hướng tăng lên so với năm hiện tại chiếm tỷ lệ cao hơn. Điều này cho thấy tình hình sản xuất ngành công nghiệp đang có những chuyển biến tích cực và thuận lợi hơn trước.

5. Thương mại, dịch vụ
5.1.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Năm 2023, ngành dịch vụ được đánh giá là một điểm sáng trong phục hồi nền kinh tế tỉnh nhà, có tác động lan tỏa tới nhiều lĩnh vực, góp phần cải thiện ba động lực tăng trưởng của nền kinh tế là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Với việc chuẩn bị chu đáo thông qua tổ chức nhiều lễ hội ngay từ đầu năm, tình hình hoạt động ngành dịch vụ đang trên đà phục hồi và phát triển. Trái với không khí khá trầm lắng trong thời gian đầu năm trước do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mùa hè năm nay, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh luôn trong không khí tấp nập du khách. Ước tính năm 2023, tổng doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt trên 7,5 nghìn tỷ đồng, tăng 25,97% so với năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt dự tính đạt 59.776,21 tỷ đồng, tăng 13,03% so với năm trước, tăng ở các nhóm ngành hàng chủ yếu sau: Lương thực, thực phẩm tăng 17,97%; hàng may mặc ước tăng 16,03%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 27,29%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 38,35%; xăng, dầu các loại tăng 20,02%... Nguyên nhân chính của việc tăng doanh thu chủ yếu do việc tăng giá của các mặt hàng trên trong khoảng thời gian từ đầu năm đến nay. Bên cạnh những mặt hàng có mức tăng cao thì các nhóm hàng ô tô và phương tiện đi lại có doanh thu giảm sâu so với cùng kỳ nhưng vì các nhóm hàng doanh thu bán lẻ không cao, nên không ảnh hưởng quá lớn tới mức tăng chung của tổng mức bán lẻ hàng hóa.

Dịch vụ bán lẻ trên địa bàn tăng ở tất cả các tháng và quý trong năm, nhưng tăng mạnh nhất trong quý cuối năm, uớc tính quý IV/2023 doanh thu đạt 16426,48 tỷ đồng, tăng 10,38% so với quý trước và tăng 10,54% so với cùng quý năm trước. Như đã phân tích ở trên do yếu tố mùa vụ những tháng cuối năm cận Tết khiến doanh thu quý IV tăng khá hơn những quý khác trong năm, nhu cầu tăng mạnh cộng với việc giá cả các nhóm hàng hóa thiết yếu đang mở mức cao khiến doanh thu trong quý đạt mức tăng cao so với cùng kỳ.

Dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành: Năm 2023, nhìn chung hoạt động lưu trú, ăn uống, du lịch đạt được nhiều thành tựu, tăng trưởng ổn định nhờ những chính sách phát triển đúng đắn của chính quyền địa phương với những hoạt động kích cầu du lịch như tổ chức các lễ hội, các hoạt động khai trương mùa du lịch biển tại hầu hết các địa phương có biển. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt 7.650,42 tỷ đồng, tăng 25,97% so với năm 2022, trong đó: dịch vụ lưu trú đạt 268,60 tỷ đồng, tăng 9,35%; dịch vụ ăn uống đạt 7.337,71 tỷ đồng, tăng 26,27%; dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 44,10 tỷ đồng, tăng 168,66%.

Mức doanh thu các quý trong năm khá tương đồng nhau, biến động không ở mức quá chênh lệch. Tính riêng quý IV doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đạt 2.009,87 tỷ đồng, giảm 4,42% so với quý trước nhưng vẫn tăng đến 24,08% so với cùng quý năm trước, trong đó giảm mạnh nhất ở dịch vụ lưu trú (giảm 52,74% so với quý trước và giảm 23,71% so với cùng quý năm trước).

Năm 2023, tình hình hoạt động ngành dịch vụ, ăn uống đang trên đà phục hồi và phát triển. Với việc chuẩn bị chu đáo thông qua tổ chức nhiều lễ hội từ đầu năm, ngành dịch vụ đã quảng bá và thu hút được lượng khách lớn. Bên cạnh đó, về du lịch việc kinh doanh năm nay gặp nhiều thuận lợi, nắng kéo dài cộng với hạ tầng khu du lịch ngày càng khang trang, nhiều điểm mới hấp dẫn đã thu hút đông đảo du khách. Du khách nhộn nhịp, doanh thu kèm lợi nhuận tăng cao không chỉ mang lại niềm phấn khởi cho người kinh doanh ngành dịch vụ mà còn là động lực để đầu tư cơ sở nhằm phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Dịch vụ khác:Trong tháng các hoạt động dịch vụ như chăm sóc da, làm đẹp, cắt tóc, gội đầu; dịch vụ dọn vệ sinh nhà cửa tăng hơn so với tháng trước do nhu cầu cuối năm, cùng với đó gia tăng các hoạt động san lấp mặt bằng, cho thuê máy móc, vệ sinh công trình… Năm 2023, doanh thu dịch vụ khác ước đạt 4.338,67 tỷ đồng, tăng 8,19% so với năm trước. Trong đó mức tăng chủ yếu ở 6 tháng đầu năm (Quý I và II) còn 6 tháng cuối năm hoạt động dịch vụ khác đều giảm nhẹ so với cùng kỳ (Quý III giảm 1,17%, quý IV giảm 1,55%)

5.2. Hoạt động vận tải

Kết quả hoạt động kinh doanh vận tải, kho bãi năm 2023 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, số lượng vận chuyển, lưu chuyển cũng như giá vé nhìn chung đều tăng. Hạ tầng giao thông hoàn thiện, các đơn vị kinh doanh vận tải tập trung đầu tư mạnh cả về chất lượng lẫn số lượng xe, càng giúp cho hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa thuận lợi hơn.


Năm 2023 doanh thu vận tải, kho bãi ước đạt 7.228,45 tỷ đồng, tăng 20,34% so với năm trước, trong đó: Vận tải hành khách ước đạt 1.093,16 tỷ đồng, tăng 41,81%; vận tải hàng hóa ước đạt 4.671,10 tỷ đồng, tăng 16,58%; Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 1.310,22 tỷ đồng, tăng 7,66% so với năm trước. Xét trong quý IV, doanh thu vận tải tăng nhẹ 1,09% so với quý trước, nhưng tăng đến 29,88% so với cùng quý năm trước, trong đó: doanh thu vận tải hành khách tăng 7,03% so với quý trước và tăng 48,29% so với cùng quý, doanh thu vận tải hàng hóa, tăng 2,91% so với quý trước và tăng 24,93% so với cùng quý; chỉ có doanh thu hỗ trợ vận tải là giảm nhẹ so với quý trước.

Hoạt động vận tải trong năm bên cạnh sức hút từ sự phát triển của ngành du lịch, lưu trú, lữ hành cũng là yếu tố quan trọng góp phần trong sự phát triển của vận tải hành khách trên địa bàn. Thì với sự thuận lợi của thời tiết việc hoạt động xây dựng phục vụ các dự án lớn trên địa bàn tăng mạnh khiến nhu cầu về vận chuyển vật liệu xây dựng tăng, cộng với việc hoạt động bán buôn, bán lẻ tăng trưởng tốt cũng là yếu tố tác động đến doanh thu hoạt động vận tải hàng hóa. Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa cũng có tín hiệu tăng trưởng tích cực nhu cầu kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng.

6. Tài chính, ngân hàng
 6.1. Hoạt động tài chính

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2023 đạt thấp so với năm trước do tình hình sản xuất kinh doanh còn khó khăn, thị trường bất động sản phục hồi chậm, đồng thời ảnh hưởngmột số chính sách miễn giảm thuế, phí cho doanh nghiệp. Chi ngân sách Nhà nước cơ bản đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ đầu tư phát triển, chi thường xuyên, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục hồi nền kinh tế.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn:Tổng thu ngân sách nhà nước tính đến ngày 15/12/2023 đạt 16.875,32 tỷ đồng, (giảm 2,63% so với cùng kỳ). Trong đó: thu nội địa ước đạt 8.508,67 tỷ tăng 5,82% so với cùng kỳ năm trước. Một số khoản thu chính như: thu thuế, phí đạt 5.702,28 tỷ đồng tăng 19,31% so với cùng kỳ 2022, thu thuế phí tăng so với năm 2022 nhờ đóng góp từ khoản thu 1.098 tỷ đồng sau thanh tra của Formosa. Thu tiền sử dụng đất đạt 2.272,83 tỷ đồng giảm 23,24% do sự chững lại của thị trường mua bán, chuyển nhượng bất động sản. Nhìn chung sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn là nguyên nhân chính dẫn đến thu nội địa chưa đạt yêu cầu. Ngoài ra tỉnh đang áp dụng chính sách miễn giảm thuế, trong đó thuế bảo vệ môi trường giảm 50% so với kế hoạch. Bên cạnh thu nội địa thì thu xuất nhập khẩu đạt 8.183,34 tỷ đồng, giảm 9,56% so với cùng kỳ nguyên nhân chủ yếu do Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa giảm nhập nguyên liệu đầu vào có thuế, trong khi các sản phẩm thép xuất khẩu được miễn thuế. Ngoài ra xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cũng bị tác động một phần do tuyến đường lên cửa khẩu phía Lào bị sạt lở trong tháng 8 và tháng 9 năm 2023.

Tổng chi ngân sách nhà nước:Tổng chi ngân sách nhà nước tính đến ngày 15/12/2023 đạt 22.371,64 tỷ đồng, tăng 17,23% so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu nguồn chi thì chi đầu tư phát triển đạt 10.8154,51 tỷ đồng, chiếm 48,34% tăng 26,94% so với cùng kỳ năm trước.Chi thường xuyên đạt 11.445,71 tỷ đồng, chiếm 51,16% tổng chi, tăng 9,24% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số khoản chi tác động lớn vào tăng trưởng kinh tế như: Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo dạy nghề ước thực hiện cả năm đạt 3675,83 tỷ đồng, tăng 7,32% so với năm trước; Chi sự nghiệp y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình đạt 932,93 tỷ đồng; chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể ước thực hiện cả năm đạt 2.520,14 tỷ đồng, tăng 4,18%; Chi sự nghiệp kinh tế ước thực hiện cả năm đạt 782,51 tỷ đồng tăng 18,36%. Nhìn chung hoạt động chi ngân sách ưu tiên cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, cấp bách gắn với việc thực hiện các mục tiêu, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

6.2. Hoạt động ngân hàng

Năm 2023 ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ, người dân và doanh nghiệp, tiếp cận vốn tín dụng tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế ước tăng9,12% so với cuối năm 2022.Bên cạnh đó nhờ triển khai tốt các chính sách ưu đãi nên nguồn vốn huy động của ngành ngân hàng Hà Tĩnh có sự tăng trưởng tốt.
Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng tại Hà Tĩnh ước đến thời điểm 31/12/2023, đạt 99.950 tỷ đồng, tăng 18,61% so với cuối năm 2022. Trong đó, nguồn vốn huy động trung, dài hạn đạt 12.910 tỷ đồng, chiếm 12,92% tổng nguồn vốn huy động, tăng 8,67% so với cuối năm 2022. Tiền gửi tiết kiệm ước đạt 74.483 tỷ đồng, tăng 19,80%; tiền gửi thanh toán đạt 24.762 tỷ đồng, tăng 16,52% so với cuối năm 2022.Mặc dù lãi suất huy động trong năm 2023 có xu hướng giảm dần nhưng với việc triển khai nhiều chương trình ưu đãi, tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn đạt mức tăng trưởng tốt.
Dư nợ cho vay ước đến 31/12/2023 đạt 95.150 tỷ đồng, tăng 9,12% so với cuối năm 2022. Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 67.575 tỷ đồng (chiếm 71,02 % tổng dư nợ), tăng 14,85% so với cuối năm 2022; dư nợ trung dài hạn đạt 27.575 tỷ đồng (chiếm 28,98% tổng dư nợ), giảm 2,78% so với cuối năm 2022.Hoạt động tín dụng chủ yếu hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng; đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả..
Lãi suất huy động tiền gửi bằng VNĐ ở mức 0,1-0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,0-4,55% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,0-6,3%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 5,3-6,5%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Lãi suất huy động USD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và dân cư. Lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn phổ biến 6-10%/năm, trung dài hạn phổ biến 7,5-12,5%/năm. Lãi suất cho vay USD ngắn hạn phổ biến ở mức 3,7-4,5%/năm; trung, dài hạn phổ biến mức 6-6,1%/năm. Công tác quản lý ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng được triển khai thực hiện nghiêm túc tại địa bàn.
Tính đến 31/12/2023 nợ xấu ước tính 895 tỷ đồng, chiếm 0,94% tổng dư nợ. Nợ xấu nội bảng của các TCTD trên địa bàn có xu hướng tăng nhanh trong các tháng cuối năm 2023. Những tác động của dịch Covid-19 và diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

7. Vốn đầu tư


Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2023, tăng 26,47% so với cùng kỳ nhờ giải ngân tăng cao của khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, nhờ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đồng thời tỉnh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm hiểu cơ hội đầu tư. Năm 2023 Hà Tĩnh trở thành một trong những tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh quý IV/2023 ước đạt 15.954,02 tỷ đồng, tăng 17,64% so với quý trước và tăng 21,44% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.492,97 tỷ đồng, tăng 25,25% so với quý trước và tăng 9,25% so với cùng kỳ năm trước. Vốn ngoài nhà nước ước đạt 4.768,08 tỷ đồng, giảm 17,94% so với quý trước và giảm 25,25% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ước đạt 6.692,97 tỷ đồng, tăng 60,73% so với quý trước và tăng 125,95% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của quý IV/2023 so với cùng kỳ đạt 21,44%. Điều này phản ánh kết quả nỗ lực của địa phương trong việc quyết liệt đẩy mạnh thực hiện vốn đầu tư nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm.

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh năm 2023 ước đạt 51.124,17 tỷ đồng, tăng 26,47% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn nhà nước trên địa bàn đạt 12.315,62tỷ đồng, tăng 31,94% so với năm trước. Vốn ngoài nhà nước ước đạt 19.845,92tỷ đồng, giảm 7,99% so với năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ước đạt 18.962,63tỷ đồng, tăng 99,17% so với năm trước. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh năm 2023 tăng so với năm trước chủ yếu nhờ khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó, một số dự án đóng góp vốn đầu tư đáng kể như: Dự án Nhiệt điện Vũng Áng II đã hoàn thành 70% kế hoạch, đảm bảo tiến độ đề ra, dự kiến vốn đầu tư thực hiện trong năm 2023 là 16.000 tỷ đồng, trong đó xây dựng ước đạt 5.900 tỷ đồng, tăng 86,05% so với năm trước. Nhà máy CellPin tăng vốn đầu tư dự án phục vụ mua sắm máy móc, thiết bị nhà máy. Đến cuối tháng 9 đã hoàn thành và đi vào sản xuất kinh doanh. Đặc biệt dự án nhà máy sản xuất Lithium đã hoàn thành mặt bằng đi vào xây dựng đồng thời nhập khẩu máy móc thiết bị, đây là dự án lớn với tổng mức đầu tư 6.500 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện năm 2023 dự kiến đạt 2.497 tỷ đồng, chủ yếu là vốn mua sắm máy móc. Bên cạnh đó, các dự án đang đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh cũng thi công theo tiến độ đề ra ban đầu. Đây là nguồn lực lớn đóng góp vào phát triển xã hội tỉnh Hà Tĩnh trong năm 2023.

Năm 2023, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 18 dự án đầu tư trong nước tổng vốn đăng ký 1.727 tỷ đồng và 02 dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn 70 triệu đô la Mỹ.

8.Xuất nhập khẩu hàng hóa

Năm 2023 đánh dấu sự khởi sắc trong hoạt động xuất nhập khẩu.Mặc dù thị trường xuất khẩu các loại hàng như xơ, sợi, thủy sản và dăm gỗ còn nhiều khó khăn. Nhưng việc mặt hàng chủ lực thép, phôi thép tăng trưởng mạnh và có giá trị cao khiến kim ngạch xuất khẩu trong năm tăng khá. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt gần 6.608,1 triệu USD tăng 16,03% so với năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu: Năm 2023 ước đạt 2.444,6 triệu USD, tăngmạnh trong nhưng năm gần đây (tăng 35,81%) so với năm trước. Với những khó khăn ở năm 2022, năm 2023 Hà Tĩnh đã có những bước vươn mình trong hoạt động xuất khẩu. Chỉ tính riêng xuất khẩu thép và phôi thép đạt hơn 2.223 triệu USD, chiếm 90,94% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, tăng 42,86% so với năm 2022 (trong đó xuất khẩu từ Formosa đạt gần 2.296,9 triệu USD, tăng 42,42%), cùng với mặt hàng thép còn có những mặt hàng mặc dù giá trị không lớn nhưng tốc độ tăng trưởng cũng rất đáng ghi nhận (Chè đạt hơn 4,9 triệu USD, tăng 20,05%; Dệt và may mặc 26,94 triệu USD, tăng 3,54%). Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu thì vẫn còn nhưng khó khăn trong thị trường thế giới, các sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu giảm khá sâu so với năm 2022 như dăm gỗ (giảm 16,82%), xơ sợi (giảm 12,21%) cho thấy đang còn nhiều vướng mắc cần tìm hướng giải quyết. Vì vậy, cần sự đồng lòng của doanh nghiệp và các nhà quản lý tìm hướng giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ, ngoài ra, cũng đặt ra mục tiêu đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào 1 mặt hàng cố định.

- Kim ngạch nhập khẩu: Năm 2023 ước đạt hơn3.623,4 triệu USD, tăng 5,65% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất Formosa (đạt gần 2.661 triệu USD và giảm 9,92% so với năm 2022) nhưng việc kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng 5,65%, nguyên nhân do nhu cầu nhập khẩu các loại hàng ngoại phục vụ dịp Tết lớn và việc thị trường ô tô có sự phục hồi trong những tháng cuối năm.

Việc một số mặt hàng xuất khẩu gặp khó khăn do nhu cầu từ thị trường đối tác giảm, dẫn đến đơn hàng sụt giảm, hoạt động xuất khẩu xơ, sợi dệt đã phải đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng từ năm 2022 tới nay, các doanh nghiệp cần tập trung hơn nữa vào việc nắm bắt tình hình thị trường để chủ động kế hoạch sản xuất, sẵn sàng đón cơ hội khi thị trường phục hồi và tìm những hướng đi mới phù hợp. Để kim ngạch xuất nhập khẩu đạt con số tăng trưởng cao nhất, cơ quan chức năng đang tích cực hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghệp khai thác hiệu quả các lợi thế từ FTA (Hiệp định thương mại tự do) đặc biệt là các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, các cơ hội và cách thức tận dụng cơ hội từ các Hiệp định; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường xúc tiến thương mại để gia tăng sản phẩm xuất khẩu và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo đề án đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gắn với phát triển dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025

9.Giá cả, lạm phát

Tình hình giá cả năm 2023 cơ bản nằm ở mức kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng1,63%. Từ đầu năm đến nay các mặt hàng có mức biến động mạnh chủ yếu tập trung ở các nhóm lương thực, thực phẩm, xăng dầu, điện nước sinh hoạt. Mức tăng tập trung ở các tháng đầu năm, chịu ảnh hưởng bởi nhóm nhiên liệu xăng, dầu các loại tăng mạnh. Về cuối năm, do những khó khăn của nền kinh tế khiến xu hướng các loại đồ dùng giá trị cao giảm giá.

Tình hình giá cả tháng 12/2023, chỉ số CPI chung tăng 0,96% so với tháng trước và tăng 1,97% so với cùng kỳ năm trước do các nguyên nhân chủ yếu như giá nhiên liệu xăng, dầu qua các kỳ điều chỉnh trong tháng giảm dẫn tới giá bình quân giảm so với tháng trước; ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ khi thời tiết chuyển rét đậm từ đầu tháng, cùng với tháng cuối năm cận Tết khiến nhu cầu và giá nhiều nhóm hàng hóa có sự thay đổi; giá các mặt hàng như dịch vụ y tế, khám chữa bệnh được điều chỉnh tăng theo Thông tư 22/2023/TT-VYT ngày 17/11/2023; bên cạnh đó dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, ảnh hưởng đến giá thịt lợn và các mặt hàng chế biến từ thịt lợn giảm.

Chỉ số giá vàng tăng 4,01% so với tháng trước, tăng 14,48% so với cùng tháng năm trước, giá vàng bình quân trong tháng ở mức 6.188 nghìn đồng/chỉ 9999. Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,18% so với tháng trước và tăng 1,05% so với cùng tháng năm trước, giá đô la Mỹ bình quân 2.456.995 đồng/100 USD.

Tính chung cả năm 2023, CPI bình quân năm tăng 1,63% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực thành thị tăng 1,42%; nông thôn tăng 1,72%. Phân theo nhóm ngành hàng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,40%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,38%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,44%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,19%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,57%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,99%; giao thông giảm 1,88%; bưu chính viễn thông giảm 0,85%; giáo dục tăng 2,32%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 4,61%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, tình hình giá cả trên thị trường năm 2023 cơ bản được kiểm soát, có một số mặt biến động tăng giá mạnh, cũng có nhóm biến động giảm khá sâu. Nguyên nhân chính do ảnh hưởng từ thị trường thế giới, yếu tố mùa vụ, thời tiết bên cạnh đó là sự điều hành của các cơ quan quản lý đối với nhóm nhiên liệu, điện sinh hoạt, bên cạnh đó, việc các trường học công lập trên địa bàn tỉnh chưa áp dụng thu mức học phí mới, vốn tăng rất cao so với mức hiện tại và mặt hàng nước sinh hoạt trong năm vẫn chưa có sự điều chỉnh về giá cơ sở như các vùng khác.

Dự kiến chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trong tháng 01/2024sẽ tăng mạnh, xu hướng tăng dần vào cuối tháng, khi thời điểm dịp Tết Nguyên đán đến gần. Mức tăng chủ yếu tập trung các nhóm lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, hàng may mặc, nội thất gia đình, cước vận tải hành khách, vật phẩm trang trí nhà ở, điện và khí đốt.Cùng với đó, nhu cầu đồ dùng gia đình, hàng may mặc, điện máy, phương tiện giao thông vào những tháng cuối năm thường ở mức cao, tác động đến thị trường giá các mặt hàng hóa tiêu dùng.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Lao động, việc làm

Quý IV năm 2023, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã tăng cường tuyển dụng lao động với mức lương hấp dẫn, song vẫn không tuyển đủ lao động, do chế độ, chính sách làm việc cho người lao động của doanh nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn chưa đủ sức thu hút và giữ chân người lao động; mức lương vùng tại khu vực Hà Tĩnh khá thấp nên người lao động có xu hướng đi các doanh nghiệp ngoại tỉnh như: Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh… để tìm kiếm cơ hội việc làm. Vì vậy, tình hình lao động việc làm ở Hà Tĩnh có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước.

Lực lượng lao động:Theo kết quả điều tra lao động việc làm, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Hà Tĩnh, ước quý IV năm 2023 là 506.027 người, giảm 0,38% so với quý trước và giảm 5,81% so với cùng kỳ năm 2022. Trong tổng số, lực lượng lao động nam 258.217 người (chiếm 51,03% trong tổng số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên); lực lượng lao động thuộc khu vực thành thị là 123.835 người (chiếm 24,47% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên).

Quý IV năm 2023, có đến 52,64% dân số 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, giảm 0,2 điểm phần trăm so với quý III năm 2023 và giảm 2,12 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ (lần lượt là 54,01% và 51,29%); tỷ lệ này cũng không đồng đều giữa các vùng, ở thành thị là 57,22%, cao hơn nông thôn là 5,9 điểm phần trăm.

Tính chung năm 2023, lực lượng lao động 15 tuổi trở lên ước tính là 506.534 người, giảm 4,07% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó lực lượng lao động nam là 259.523 người, chiếm 51,24% trong tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên; lực lượng lao động thuộc khu vực thành thị là 123.974 người, chiếm 24,47%. Lực lượng lao động là nam giới chiếm tỷ trọng cao hơn nữ giới, cao hơn 2,48 điểm phần trăm; còn ở thành thị, những năm gần đây tỷ trọng lực lượng lao động ngày càng có chiều hướng tăng, tuy nhiên chủ yếu vẫn đang tập trung ở khu vực nông thôn (chiếm 75,53%). Có đến 52,7% dân số 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, giảm 1,12 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022. So sánh giữa thành thị và nông thôn, giữa nam và nữ cho thấy cũng có sự chênh lệch: tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam là 54,28%, cao hơn 3,15 điểm phần trăm so với nữ; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khu vực thành thị là 57,28%, cao hơn 5,92 điểm phần trăm so với ở nông thôn.

Lao động có việc làm:Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm ở Hà Tĩnh ước tính quý IV năm 2023 là 496.809 người, chiếm 98,18% trong tổng số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên; giảm 0,27% so với quý trước và giảm 3,16% so với cùng kỳ năm 2022. Trong tổng số, lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị là 122.385 người, chiếm 24,63% trong tổng số; lao động có việc làm ở nam giới là 253.906 người, chiếm 51,11%. Phân lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc theo ngành kinh tế ta thấy cơ cấu lao động chuyển dần theo chiều hướng tích cực: Tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 30,17% trong tổng số (tương ứng 149.862 người), giảm 0,13 điểm phần trăm so với quý trước; Công nghiệp – Xây dựng chiếm 29,05% (tương ứng 144.343 người), tăng 0,15 điểm phần trăm; Thương mại – Dịch vụ chiếm 40,78% (tương ứng 202.604 người), giảm 0,02 điểm phần trăm.

Tính chung năm 2023, lao động 15 tuổi trở lên có việc làm là 492.027 người, chiếm 97,14% tổng số lực lượng lao động 15 tuổi trở lên và giảm 2,18% so với cùng kỳ năm 2022. Trong tổng số, lao động có việc làm ở thành thị là 122.632 người, chiếm 24,92%; ở nam giới là 252.541 người, chiếm 51,33%. Phân theo khu vực kinh tế, số lao động làm việc trong lĩnh vực ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 chiếm 30,29% (tương ứng 149.033 người), tăng 0,22 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,07% (tương ứng 143.027 người), tăng 1,26 điểm phần trăm; còn khu vực dịch vụ chiếm 40,64% (tương ứng 199.967 người), giảm 1,48 điểm phần trăm.

Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm:Quý IV năm 2023 số người không có việc làm (thất nghiệp) là 9.218 người, chiếm 1,82% lực lượng lao động 15 tuổi trở lên và giảm 0,1 điểm phần trăm so quý trước. Trong đó, có đến 84,27% lao động thất nghiệp cư trú ở nông thôn (tương đương 7.758 người). Còn theo giới tính, lao động nữ chiếm nhiều hơn nam, chiếm 53,23% (tương đương 4.907 người). Xét riêng trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ thất nghiệp ước tính là 5,47%, giảm 0,17 điểm phần trăm so với quý trước và 0,01 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung năm 2023, số người không có việc làm (thất nghiệp) ước tính là 14.507 người, chiếm 2,86% lực lượng lao động 15 tuổi trở lên và giảm 1,88 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lao động thất nghiệp chủ yếu là khu vực nông thôn chiếm đến 90,75% (tương đương 13.165 người); còn ở nam giới là 48,13% (tương đương 6.982 người). Xét riêng trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ thất nghiệp năm 2023 ước tính là 5,55%, tăng 0,12 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động: Ước tính quý IV năm 2023 là 2,53%, tăng 0,14 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,05 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung năm 2023, ước tính tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 2,54%, giảm 0,09 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình giải quyết việc làm:Ngoài tổ chức các sàn giao dịch định kỳ, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh đã kết nối với một số doanh nghiệp tổ chức các phiên giao dịch việc làm, sàn giao dịch việc làm; đồng thời triển khai chương trình hợp tác xuất khẩu lao động, mở thêm nhiều lớp đào tạo tay nghề cho lao động Hà Tĩnh.

Số người được giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động quý IV năm 2023 là 23.125 người, tăng 0,57% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: lao động được giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 6.924 người, chiếm 29,94% trong tổng số, giảm 5,06% so với cùng kỳ năm trước; lao động đi làm việc ngoại tỉnh 3.996 người, chiếm 17,28%, giảm 4,52%; xuất khẩu lao động 12.205 người, chiếm 52,78%, tăng 5,97%. Như vậy, số người được giải quyết việc làm năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do số người đi xuất khẩu lao động tăng.

Thị trường xuất khẩu lao động, năm 2023 ở Hà Tĩnh chủ yếu làm việc tại Đài Loan là 5.349 người, chiếm 43,83% trong tổng số người đi xuất khẩu lao động; tiếp đến là Nhật Bản 4.519 người, chiếm 37,03%; Hàn Quốc 1.408 người, chiếm 11,54%; còn lại các nước khác là 929 người, chiếm 7,6%.

2. Đời sống dân cư và đảm bảo an sinh xã hội

Đời sống dân cư: Quý IV và cả năm 2023 tình hình dịch Covid-19 tiếp tục được kiểm soát tốt, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động công nghiệp, xây dựng thương mại, dịch vụ đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xảy ra 4 vụ thiên tai; lãi suất tín dụng cao ở thời điểm đầu năm; thời tiết không thuận lợi cho các hoạt động sản xuất; lượng vốn lớn mắc kẹt tại thị trường bất động sản ảnh hưởng đến khâu huy động vốn và luân chuyển hàng hóa; chỉ số giá nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như điện, lương thực, rau củ quả tăng mạnh; trong khi đó, dòng tiền lao động ngoại tỉnh gửi về giảm; tất cả điều đó đã làm ảnh hưởng đến cho đời sống của người dân.Trước tình hình đó, trong năm tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo, tiếp tục triển khai các chương trình, đề án giảm nghèo với mục tiêu là giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân đặc biệt là ở khu vực nông thôn; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, an ninh lương thực, an toàn nhà ở, nước sạch sinh hoạt và vệ sinh; tăng cường kết nối về hạ tầng, đào tạo nghề và hỗ trợ giải quyết việc làm nên quý IV và cả năm 2023 đời sống các tầng lớp dân cư trên địa bàn ổn định, toàn tỉnh không xảy ra tình trạng thiếu đói trong dân cư.

Tình hình thực hiện các chính sách an sinh xã hội: Nhìn chung công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh được triển khai kịp thời; các cấp, các ngành đã làm tốt công tác huy động nguồn lực, tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công với các mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm chu đáo.

Hỗ trợ đối với người có công và thân nhân của người có công với cách mạng: Năm 2023, toàn tỉnh đã trao tặng 239.412 suất quà đến các đối tượng người có công, trị giá 63,140 tỷ đồng. Riêng dịp Tết Nguyên đán trao tặng 104.628 suất quà, trị giá 27,866 tỷ đồng và kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 trao tặng 54.839 suất quà với giá trị là 16,717 tỷ đồng.

Hỗ trợ đối với các đối tượng bảo trợ xã hội: Năm 2023, toàn tỉnh đã trao tặng khoảng 222.643 suất quà đến các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại các chương 2, 3, 4 và 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP, trị giá 56,951 tỷ đồng. Trong đó, trao tặng 151.380 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trị giá 32,752 tỷ đồng; 48.117 suất quà đối với người cao tuổi, người già cô đơn, trị giá 15,070 tỷ đồng và 23.146 suất quà đối với các đối tượng xã hội khác, trị giá 9,129 tỷ đồng.

Hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ chính sách xã hội không trùng với các đối tượng tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP: Năm 2023, toàn tỉnh đã trao tặng khoảng 39.599 suất quà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, trị giá 22,269 tỷ đồng.

Tình hình cấp phát miễn phí thẻ bảo hiểm ytế: Năm 2023, đã cấp phát miễn phí khoảng 416.809 thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh miễn phí trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, cấp 17.487 thẻ bảo hiểmhộ nghèo; 33.550 thẻ hộ cận nghèo; 145.756 thẻ trẻ em dưới 6 tuổi; 44.139 thẻ người có công và 175.877 thẻ các đối tượng khác.

Tình hình hỗ trợ gạo: Năm 2023, UBND tỉnh Hà Tĩnh và UBND huyện Hương Khê đã hỗ trợ 15,885 tấn gạo đối với hai bản dân tộc ít người trên địa bàn là bản Rào Tre, xã Hương Liên và bản Giàng, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, với tổng giá trị là 239,1 triệu đồng.

Hỗ trợ tình hình đột biến, bất thường, nổi bật khác phát sinh: Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xảy ra 4 vụ thiên tai, làm 4 người chết, 2 người bị thương, tổng giá trị thiệt hại ước tính 175,919 tỷ đồng. Sau khi thiên tai xảy ra, các địa phương đã huy động lực lượng hỗ trợ khắc phục kịp thời các thiệt hại để đảm bảo cuộc sống và sinh hoạt cho người dân, đồng thời chia sẻ, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng với số tiền là: 32,4 triệu đồng.

Ngoài hỗ trợ về thiên tai, còn nhận được một số hỗ trợ nổi bật khác: hỗ trợ 1 gia đình bị cháy, 2 gia đình có con bị đuối nước với số tiền là 20 triệu đồng (ở huyện Nghi Xuân); hỗ trợ các em thi tốt nghiệp THPT đạt từ 27 điểm trở lên với số tiền 173,8 triệu đồng (ở huyện Can Lộc); hỗ trợ sữa cho các em mầm non với số tiền 25,94 triệu đồng (ở huyện Vũ Quang).

3. Tình hình giáo dục

Năm 2023, ngành Giáo dục Hà Tĩnh đã tổ chức an toàn, nghiêm túc các kỳ thi, hội thi, nhất là Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với tỷ lệ tốt nghiệp đạt 99,81%. Bên cạnh đó, ở kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh lớp 12 năm học 2023-2024, toàn tỉnh có 619/929 thí sinh đạt giải, bao gồm 53 giải nhất, 173 giải nhì, 240 giải ba và 153 giải khuyến khích.

4. Tình hình y tế

Công tác phòng chống HIV/AIDS: Để hạn chế nhiễm HIV/AIDS, cần tiếp tục tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm HIV/AIDS, cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân đặc biệt cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao.

Trong tháng 12/2023, không có người nhiễm mới HIV, 1 người chuyển thành AIDS và 2 người chết vì AIDS; Tính chung cả năm 2023, có 42 người nhiễm mới HIV, 36 người chuyển thành AIDS và 9 người chết vì AIDS; tăng 14 người nhiễm HIV, 23 người chuyển thành AIDS và 6 người chết vì AIDS so với cùng kỳ năm trước.

Công tác an toàn thực phẩm: Trong tháng, trên địa bàn không xẩy ra xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào; số ca ngộc độc đơn lẻ 60 ca, giảm 16 ca so với cùng kỳ năm trước, không có người chết vì ngộ độc.

Tính chung cả năm 2023, có 6 vụ ngộ độc tập thể (làm 76 người bị ngộ độc), 940 ca ngộ độc đơn lẻ và không có người chết vì ngộ độc; tăng 5 vụ ngộ độc tập thể (tăng 72 người bị ngộ độc), tăng 53 ca ngộ độc đơn lẻ (tăng 5,97%) và số người chết không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

Dịch bệnh khác: Trong tháng do thời tiết đổi mùa, mưa rét thất thường dẫn đến một số dịch khác ở người xuất hiện: 1.282 người bị cúm, 75 người bị sốt huyết; 152 người bị tiêu chảy; không có người chết do các bệnh trên.

Tính chung cả năm 2023, trên địa bàn tỉnh có một số ca bệnh đơn lẻ, gồm: 230 ca sốt xuất huyết, 4 ca sốt rét (cùng kỳ năm trước không xẩy ra), 2 ca viêm não vi rút (cùng kỳ năm trước không xảy ra), 113 ca mắc bệnh quai bị, 187 ca mắc lỵ trực trùng, 204 ca mắc lỵ a míp, 237 ca mắc bệnh thủy đậu, 14.721 ca mắc bệnh cúm, 9 ca mắc bệnh do adeno (cùng kỳ năm trước không xảy ra), 234 ca chân tay miệng, 2.406 ca tiêu chảy, 62 ca viêm gan vi rút khác; tất cả các ca bệnh trên không tạo thành dịch và không có ca bệnh nào bị tử vong vì các bệnh nói trên.

5. Hoạt động văn hóa, thể thao

Về văn hóa: Trong năm 2023 các địa phương trên địa bàn tỉnh kịp thời triển khai công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, góp phần tuyên truyền các sự kiện chính trị, văn hóa, các ngày lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, đặc biệt là tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 93 Ngày năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Quý Mão; Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh năm 2023.

 Về thể dục thể thao: Trong năm 2023, đoàn thể thao Hà Tĩnh đã tham gia 46 giải thi đấu thành tích cao đã giành được 216 huy chương các loại (94 HCV – 62 HCB – 60 HVĐ), trong đó có 13 giải thi đấu quốc tế, giành được 30 huy chương các loại (16 HCV – 5 HCB – 9 HVĐ).

6. Tình hình an toàn giao thông

Trước tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp và đang có dấu hiệu gia tăng, Hà Tĩnh đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT) từ 5-10% trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và người bị thương). Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Công an tỉnh chỉ đạo Cảnh sát giao thông, công an cấp huyện, cấp xã, xây dựng kế hoạch, tập trung tuần tra, xử lý các hành vi vi phạm như: phóng nhanh vượt ẩu, chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, say rượu bia điều khiển phương tiện; siết chặt công tác quản lý, phương tiện, người lái và đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe; tăng cường công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang ATGT, kịp thời khắc phục sửa chữa hư hỏng kết cấu, tổ chức giao thông; tăng cường phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về tải trọng xe, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tháng 12 năm 2023 (từ ngày 15/11-14/12/2023)xảy ra 42 vụ tai nạn đường bộ, làm 17 người chết, 27 người bị thương, thiệt hại 175 triệu đồng; tăng4 vụ, giảm 1 người chết, tăng 5 người bị thương so với tháng trước. Trong tháng, tai nạn đường sắt, đường thủy không xảy ra và không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.Năm 2023 (từ ngày 15/12/2022 - 14/12/2023) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xảy ra 357 vụ tai nạn giao thông, tăng 8 vụ; làm 190 người chết, giảm 71 người; 221 người bị thương, tăng 28 người so với cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản 2.515 triệu đồng. Trong đó tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 03 vụ, làm 02 người chết, không có người bị thương; tăng 2 vụ, người chết, số người bị thương không thay đổi so cùng kỳ năm trước. Tai nạn đường thủy không xảy ra và không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

7. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Tình hình cháy, nổ:
Từ ngày 15/11-14/12/2023 đã xảy 2 vụ cháy, không làm thiệt hại về người. Từ ngày 15/11-14/12/2023 xảy ra 1 nổ, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước tăng 1 vụ. Tính chung năm 2023 (từ ngày 15/12/2022 – 14/12/2023) xảy ra 110 vụ cháy, nổ (trong đó 108 vụ cháy và 2 vụ nổ), làm 1 người chết, 3 người bị thương, thiệt hại ước tính 4.411 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước tăng 39 vụ, số người chết không thay đổi, tăng 2 người bị thương, tăng 614,6 triệu đồng giá trị thiệt hại.

Công tác bảo vệ môi trường: Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường công tác bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững. Vì vậy, người dân ngày càng ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với hoạt động bảo vệ môi trường, nên số vụ vi phạm môi trường trong tháng 12 và cả năm 2023 giảm hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, cụ thể:

Trong tháng 12 năm 2023, Hà Tĩnh đã phát hiện 6 vụ và xử lý 4 vụ, với tổng số tiền xử phạt 278,5 triệu đồng; giảm 8 vụ (giảm 57,14%) đã phát hiện, giảm 6 vụ (giảm 60,0%) đã xử lý; tăng 254,25 triệu đồng (tăng 11,48 lần) số tiền xử phạt so với tháng trước; giảm 91 vụ (giảm 93,81%) đã phát hiện, giảm 55 vụ (giảm 93,22%) đã xử lý, tăng 67,80 triệu đồng (tăng 32,18%) số tiền xử phạt so với tháng 12 năm trước.

Tính chung năm 2023, đã phát hiện 434 vụ, đã xử lý 467 vụ, tổng số tiền xử phạt 1.759,96 triệu đồng: giảm 539 vụ (giảm 55,40%) đã phát hiện, giảm 175 vụ (giảm 27,26%) đã xử lý, số tiền xử phạt giảm 1.149,16 triệu đồng (giảm 39,50%) so với cùng kỳ năm trước.

8. Thiệt hại thiên tai

Trong tháng không xảy ra thiên tai, tính chung từ đầu năm 2023 đến nay, xảy ra 4 đợt thiên tai (1 vụ sét đánh, 3 vụ mưa lớn) làm 4 người chết; 2 người bị thương; làm 3.957 nhà bị hư hại; 106,6 ha lúa; 403,7 ha hoa màu bị hư hại; 19 con gia súc bị chết, cuốn trôi; 3.776 con gia cầm bị chết, cuốn trôi. Ước tổng giá trị thiệt hại 175.919,67 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước giảm 3 vụ thiên tai, số người chết và số người bị thương không đổi, tổng thiệt hại giảm 133.422,67 triệu đồng.

  III. DỰ BÁO, ĐẾ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

Năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021-2025. Tuy nhiên việc thực hiện nhiệm vụtrong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động, diễn biến phức tạp, khó lường, xung đột tại Ukraine, Trung Đông có thể còn kéo dài; kinh tế trong nước nước dự báo còn chịu sức ép lạm phát, tỷ giá; giá nhiều yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh tiếp tục xu hướng tăng; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường lao động việc làm dự báo còn gặp nhiều khó khăn; biến đổi khí hậu, dịch bệnh tiếp tục diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của ngành nông nghiệp.

Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế xã hội theo Nghị quyết của HĐND tỉnh đề ra. Trong thời gian tới cần tập trung giải quyết một số nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp lớn, trọng điểm: Tạo mọi điều kiện để Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II vận hành thử vào cuối năm; nhà máy Pin Lithium hoàn thành và đi vào sản xuất; các dự án đầu tư hạ tầng khu/cụm công nghiệp được đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ thủ tục; tích cực thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và ngành công nghiệp sau thép, khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu.

Thứ hai, Chủ động bám sát diễn biến thời tiết, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch tả lợn châu Phi, dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu bò; tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 51/2021/NQ-HĐND; phát huy hiệu quả phong trào tập trung, tích tụ ruộng đất theo Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tập trung triển khai đề án, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ, nhất là chuỗi liên kết sản xuất gắn với Tập đoàn Quế Lâm.

Ba là: Triển khai quyết liệt nhiệm vụ thu ngân sách ngay từ đầu năm; tăng cường công tác hậu kiểm, chống thất thu, thu hồi nợ thuế. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh khung cơ chế chính sách giai đoạn 2021-2025. Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, nhất là các dự án ODA, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đảm bảo cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả giữa các địa phương, lĩnh vực.

Bốn là, Tập trung nguồn lực cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là các sản phẩm chủ lực của tỉnh; chú trọng hỗ trợ, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; phát triển tài sản trí tuệ; truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa.

Năm là, Tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai; giải quyết các xung đột pháp lý về thủ tục giao đất, xác định đơn giá đền bù, thủ tục thanh quyết toán xây dựng cơ bản để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Trước mắt, ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa, nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế.

Trên đây là một số tình hình kinh tế - xã hội quý IV và cả năm năm 2023 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
BBT



Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện