Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |   

Cần “tăng tốc”, “bứt phá” hoàn thiện hạ tầng công nghệ trong công cuộc chuyển đổi số lĩnh vực y tế

  

10:50 20/09/2024

Chiều 19/09, Sở Y tế Hà Tĩnh tổ chức hội nghị Chuyển đổi số ngành y tế Hà Tĩnh năm 2024 nhằm triển khai các nội dung Đề án 06 lĩnh vực y tế, giới thiệu thực hiện bệnh án điện tử và kê đơn thuốc điện tử. Tham dự Hội nghị có bác sĩ Nguyễn Minh Đức- TUV- Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh; đại diện một số sở, ban ngành liên quan.


Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10/2024 với chủ đề “ Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số- Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”,  Sở Y tế Hà Tĩnh tổ chức hội nghị Chuyển đổi số ngành y tế Hà Tĩnh năm 2024 nhằm triển khai các nội dung Đề án 06 lĩnh vực y tế, giới thiệu thực hiện bệnh án điện tử và kê đơn thuốc điện tử. Tham dự Hội nghị có bác sĩ Nguyễn Minh Đức- TUV- Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh; đại diện một số sở, ban ngành liên quan.

Bác sĩ Nguyễn Minh Đức - TUV- Giám đốc Sở Y tế phát biểu chỉ đạo hội nghị

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, bác sĩ Nguyễn Minh Đức- Giám đốc Sở nhấn mạnh, chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là yêu cầu cần thiết của sự phát triển toàn xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế. Thời gian qua, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, các cơ sở KCB tại Hà Tĩnh thực hiện tốt Đề án 06, cụ thể KCB bằng căn cước công dân, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, liên thông dữ liệu với cổng dịch vụ công quốc gia, thực hiện hiệu quả hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân, kê khai đơn thuốc điện tử…Đồng chí đề nghị lãnh đạo các đơn vị y tế mạnh dạn “tăng tốc”, “bứt phá” trong chuyển đổi số; tiếp tục triển khai tốt các nội dung của Đề án 06, hoàn thiện hạ tầng công nghệ để thực hiện bệnh án điện tử; đề xuất các cấp chính quyền bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số tại đơn vị.

Đến nay, công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và Đề án 06 tạo thuận lợi cho ngành y tế trong công tác quản lý, điều hành và đem lại nhiều lợi ích. Các ứng dụng phần mềm Quản lý bệnh viện tại Hà Tĩnh như Hồ sơ sức khỏe điện tử, Phần mềm Quản lý máy xét nghiệm Lis, Phần mềm quản lý Khám chữa Bệnh tại trạm y tế, Hệ thống quản lý và cấp phát thuốc, Phần mềm quản lý tiêm chủng đạt tỷ lệ 100%. Hệ thống chẩn đoán hình ảnh y khoa RIS-PACS đạt 5/23 bệnh viện, đạt chỉ tiêu 22%. Toàn tỉnh hiện có 251 cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khai báo và được cấp mã liên thông. Còn 307 cơ sở KCB ngoài công lập chưa được cấp mã liên thông. 1.266 người kê đơn thuốc (bác sỹ, y sỹ trong toàn tỉnh) đã khai báo và được cấp mã định danh kết nối liên thông trên hệ thống. 2.850.176 đơn thuốc của các cơ cở KCB trong tỉnh được gửi lên hệ thống đơn thuốc quốc gia.

Đại diện lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ y- Sở Y tế Hà Tĩnh báo cáo kết quả chuyển đổi và Đề án 06 Sở Y tế.

Có 15/23 Bệnh viện/TTYT sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bằng QR, đạt tỷ lệ 65%. 100% cơ sở KCB triển khai Khám chữa bệnh bằng CCCD gắn chip. Trong đó tỷ lệ % bệnh nhân đi khám bằng CCCD gắn chíp tại các cơ sở KCB BHYT (số liệu 08 tháng năm 2024) đạt 86,49%.

Người dân được hướng dẫn láy số tại Ký ốt tự động  ở Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số tại Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn. Về bảo mật và an toàn thông tin, dữ liệu y tế chứa nhiều thông tin nhạy cảm và có giá trị cao, do đó việc bảo mật dữ liệu trở thành một thách thức lớn. Hệ thống CNTT yếu kém hoặc không được bảo mật đầy đủ dễ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng, gây ra rò rỉ thông tin cá nhân và thiệt hại về tài chính. Chưa có quy chế phối hợp rõ ràng giữa các bộ, ngành. Việc liên thông dữ liệu giữa Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội và các cơ quan quản lý khác chưa được thực hiện hiệu quả do thiếu các quy chế phối hợp và hướng dẫn cụ thể. Điều này làm giảm khả năng tích hợp và khai thác dữ liệu trên quy mô lớn.Thiếu nhận thức về dịch vụ y tế số, nhiều người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn hoặc vùng xa, chưa quen với việc sử dụng các dịch vụ y tế số như khám bệnh từ xa (telemedicine), hồ sơ sức khỏe điện tử, sử dụng CCCD đi khám bệnh, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt hoặc các ứng dụng quản lý sức khỏe người dân. Chưa có kết cấu giá về ứng dụng công nghệ thông tin vào giá dịch vụ khám chữa bệnh.

Giải pháp đặt ra trong thời gian tới, ngành y tế đề nghị các đơn vị khám chữa bệnh tập trung nâng cấp hệ thống quản lý bệnh viện tích hợp để số hóa toàn bộ quy trình hướng đến bệnh án điện tử và các tiện ích cho người dân. Phát triển và mở rộng dịch vụ tư vấn và khám bệnh từ xa thông qua các ứng dụng, video call hoặc hệ thống kết nối giữa bác sĩ và bệnh nhân. Số hóa quy trình quản lý dược phẩm từ việc kê đơn, cấp phát, kiểm soát tồn kho và giám sát chất lượng thuốc. Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về dược phẩm liên kết giữa các bệnh viện và nhà thuốc. Triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở y tế thông qua ví điện tử, thẻ ngân hàng hoặc mã QR.

BBT


Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Đặt hàng mẫu

 Đơn đặt hàng của bạn đã được gửi thành công. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay khi có thể.
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện