Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |   
Tài nguyên Biển
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km, với tổng diện tích vùng biển 18.400 km2, gấp ba lần diện tích đất liền của tỉnh. Biển Hà Tĩnh có tính đa dạng sinh học cao, vùng ven bờ thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản với diện tích trên 20.000 ha; bờ cát dài, thoải, mịn cùng với làn nước trong xanh là điều kiện lý tưởng để phát triển các khu du lịch biển như Thiên Cầm, Xuân Thành, Đèo Con. Đặc biệt, Cụm cảng nước sâu như Vũng Áng, Sơn Dương trong tương lai sẽ là cửa ngõ ra biển Đông và Thái Bình Dương của vùng Bắc Trung bộ và các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan và Myanma.
Đọc thêm
Biển Xuân Thành
Cách thành phố Hà Tĩnh 50km, cách thành phố Vinh 12km, biển Xuân Thành ngày nay như khoác lên mình chiếc áo mới với đa dạng các dịch vụ đẳng cấp, hứa hẹn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị và khó quên.
Đọc thêm
Đặc sắc lễ hội vùng biển Hà Tĩnh
Là tỉnh có đường bờ biển dài 137 km từ Cửa Hội (Nghi Xuân) đến vùng biển Kỳ Nam (TX Kỳ Anh), từ xa xưa, vùng đất ven biển Hà Tĩnh đã hình thành nên một đời sống văn hóa tinh thần, tín ngưỡng phong phú. Lễ hội thường gắn với sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo nơi các đình, đền, chùa, miếu thờ các vị thần, Phật, các vị anh hùng dân tộc, thành hoàng làng... Đó là hệ thống di tích hết sức phong phú, đa dạng của vùng ven biển Hà Tĩnh, từ Hội Thống đến Hoành Sơn Quan. Trong số 73 di tích cấp quốc gia và 322 di tích cấp tỉnh, có hơn 30% nằm ở các xã ven biển với đầy đủ các loại hình như đình, chùa, đền, nhà thờ, am miếu.
Đọc thêm
Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
Từ Hà Tĩnh, du khách có thể đi thăm các khu du lịch đặc sắc về sinh thái, lịch sử văn hoá của Hà Tĩnh như Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, các di tích gắn với cuộc đời của Đại thi hào Nguyễn Du, những di tích gắn với chiến thắng vẻ vang của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước như Ngã ba Đồng Lộc; du khách có thể nghỉ ngơi tại bãi biển Xuân Thành, Thiên Cầm, Thạch Hải, Đèo Con, khu dưỡng bệnh suối nước nóng Sơn Kim hay từ Hà Tĩnh du khách có thể đi thăm di tích quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thắng cảnh đẹp của Nghệ An, theo đường biển đi Đồ Sơn, Hạ Long hoặc xuôi vào Phong Nha - Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hội An và xa hơn nữa - du khách cũng có thể theo quốc lộ 8 qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tham quan Lào và các nước khác trong khu vực ASEAN...
Đọc thêm
Tài nguyên rừng và động, thực vật
Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên 18000 ha trong đó có trên 7000 ha có khả năng khai thác, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có trữ lượng rừng giàu của cả nước (trữ lượng rừng trồng đạt 1469863 m3, trữ lượng rừng tự nhiên đạt 21115828 m3).
Đọc thêm
Tài nguyên nước
Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày đặc. Với 266 hồ chứa có tổng dung tích trữ trên 600 triệu m3, 282 trạm bơm có tổng lưu lượng 338.000m3/s, 15 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9m3/s với trữ lượng này hiện tại Hà Tĩnh đã phục vụ tưới được 47.737 ha/vụ.
Đọc thêm
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh Khoáng sản Hà Tĩnh nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi, tập trung vào các nhóm: khoáng sản nhiên liệu bao gồm than đá chủ yếu tại huyện Hương Khê và than nâu Chợ Trúc (xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê).
Đọc thêm
Đặc điểm khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Hà Tĩnh là tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu ở Hà Tĩnh rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt.
Đọc thêm
Sông, hồ, biển và bờ biển
Hà Tĩnh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nhưng có đặc điểm chung là chiều dài ngắn, lưu vực nhỏ, tốc độ dòng chảy lớn, nhất là về mùa mưa lũ. Sự phân bố dòng chảy đối với sông suối ở Hà Tĩnh theo mùa rõ rệt, hầu hết các con sông đều chịu ảnh hưởng của mưa lũ ở thượng nguồn, những vùng thấp trũng ở hạ lưu thường bị nhiễm mặn do chế độ thủy văn.
Đọc thêm
Đặc điểm địa hình.
Lãnh thổ Hà Tĩnh chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình dốc nghiêng từ Tây sang Đông (độ dốc trung bình 1,2%, có nơi 1,8%) và bị chia cắt mạnh bởi các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn, có nhiều dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẻ lẫn nhau.
Đọc thêm
Chức năng, nhiệm vụ
Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Đọc thêm
Giới thiệu chung Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là một tỉnh ở dải đất miền Trung, nằm trong vùng du lịch Bắc Trung bộ, phía bắc giáp Nghệ An, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 137km. Ðịa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển.Đồng bằng có diện tích nhỏ bị chia cắt bởi các dãy núi và sông suối. Hà Tĩnh có tới 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước. Là tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 23,7ºC.
Đọc thêm
Lịch sử hình thành tỉnh Hà Tĩnh
Suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Hà Tĩnh nhiều lần thay đổi tổ chức, địa giới hành chính và tên gọi. Thời Hùng Vương, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đổi Cửu Đức thành Đức Châu. Cuối thế kỷ VI, nhà Tuỳ lại đổi Đức Châu thành Hoan Châu. Năm 607, Đức Châu nhập vào Nhật Nam. Năm 622, nhà Đường đổi quận Nhật Nam thành châu Nam Đức, rồi Đức Châu, đến năm 627 lại đổi thành Hoan Châu. Tên Hoan Châu được giữ nguyên cho đến cuối Bắc thuộc. Thời kỳ Đại Việt cũng có nhiều thay đổi.
Đọc thêm

1 - 20 của ( 20 ) tin, bài