Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |   

Tài nguyên nước

  

07:41 02/04/2018

Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày đặc. Với 266 hồ chứa có tổng dung tích trữ trên 600 triệu m3, 282 trạm bơm có tổng lưu lượng 338.000m3/s, 15 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9m3/s với trữ lượng này hiện tại Hà Tĩnh đã phục vụ tưới được 47.737 ha/vụ.

Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày đặc. Với 266 hồ chứa có tổng dung tích trữ trên 600 triệu m3, 282 trạm bơm có tổng lưu lượng 338.000m3/s, 15 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9m3/s với trữ lượng này hiện tại Hà Tĩnh đã phục vụ tưới được 47.737 ha/vụ.

Toàn tỉnh có trên 30 con sông lớn nhỏ với tổng chiều dài trên 400km, trữ lượng khoảng 9 - 10 tỷ m3/năm. Tổng lưu vực của các con sông khoảng 5.924km2, trong đó Sông La do 2 con sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố hợp thành với diện tích lưu vực 3.221km2. Sông Cửa Sót là hợp lưu của Sông Nghèn và sông Rào Cái với diện tích lưu vực 1.349km2. Sông Cửa Nhượng là hợp lưu của sông Gia Hội và Sông Rác có diện tích lưu vực 356km2. Sông Cửa Khẩu là hợp lưu của Sông Trí và Sông Quyền với diện tích lưu vực 510km2. Sông Rào Trổ có lưu vực bao gồm các xã Kỳ Tây, Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Kỳ Lâm, Kỳ Lạc, Kỳ Tân, Kỳ Hoa, Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và các xã Ngư Hoá, Phong Hoá thuộc huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Sông Rào Trổ có chiều dài hơn 60 km với diện tích lưu vực 556 km2, phần đi qua đất Hà Tĩnh có chiều dài 54 km, với diện tích lưu vực là 488 km2. Sông rào Trổ đổ vào sông Nguồn Nậy tại xã Phong Hoá, trước khi hợp lưu với sông Gianh, tỉnh Quảng Bình.  Các con sông ở Hà Tĩnh là nguồn cung cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng có chức năng thoát lũ về mùa mưa lũ. [1]

Tuy lượng nước sông khá lớn nhưng việc sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt còn bị hạn chế do bị khô cạn vùng thượng và nhiễm mặn ở hạ lưu.

Nước ngầm ở Hà Tĩnh tuy chưa có số liệu điều tra toàn diện nhưng qua các số liệu đã thu thập được cho thấy mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc địa hình và lượng mưa trong năm. Thông thường vùng đồng bằng ven biển có mực nước ngầm nông, miền trung du và miền núi nước ngầm thường sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

Đặc biệt, Hà Tĩnh có mỏ nước khoáng ở Sơn Kim huyện Hương Sơn có chất lượng tốt, vị trí thuận lợi cạnh đường Quốc lộ 8 và gần cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo rất có điều kiện để phát triển thành một khu du lịch dưỡng bệnh.

 


[1] Báo cáo: “Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020