Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |   

Khai mạc Diễn đàn chuyên sâu về Internet, công nghệ phục vụ phát triển cộng đồng

  

02:31 27/06/2022

Sáng ngày 24/6/2022, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai mạc Diễn đàn chuyên sâu về Internet với chủ đề “Tương lai của Internet” (The Future of Internet). Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long đã tới dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn. Tham dự có gần 300 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ các cơ quan nhà nước, các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông, Internet.

Toàn cảnh Diễn đàn VNNIC Internet Conference 2022

VNNIC Internet Conference 2022 được tổ chức bao gồm chuỗi sự kiện: 03 workshops và 01 Hội thảo chính. Chương trình Workshop gồm các nội dung chính: IPv6 và DNS cho cơ quan nhà nước (tập trung cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên); Multihome và An toàn định tuyến; tài nguyên Internet, quản trị Internet nhằm định hướng, phát triển nguồn nhân lực cho thế hệ tương lai của Internet Việt Nam có sự tham gia của sinh viên các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng.

Với chủ đề “Tương lai của Internet” (The Future of Internet), đại diện các cơ quan nhà nước, các chuyên gia trong nước, quốc tế, đại diện các tổ chức doanh nghiệp đã thảo luận về tương lai của Internet Việt Nam, cùng với đó là các thách thức trong quá trình hội nhập xu thế phát triển chung, công nghệ Internet tương lai trên thế giới, qua đó cùng đưa ra các giải pháp cho các “bài toán khó” của Internet Việt Nam.

Hiện nay, sự phát triển, cải tiến của công nghệ Internet ngày càng diễn ra nhanh chóng. Tương lai của Internet gắn với sự bùng nổ của các công nghệ mới Internet of Things (IoT), điện toán đám mây (Cloud Computing), Trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, 5G/6G, Cloud ... Internet được chuyển đổi sang thế hệ mới hoạt động với IPv6; Kết nối Internet được thực hiện mọi lúc mọi nơi, đa dạng hình thức kết nối, trở thành Internet của vạn vật (Internet of Things).

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long phát biểu tại Diễn đàn

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, năm 2022 là năm kỷ niệm 25 năm Internet Việt Nam, 10 năm thế giới chính thức chuyển đổi Internet sang IPv6. Trong hơn 20 năm qua, Internet Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ sử dụng Internet đạt 70.3%, trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người dân, là nền tảng để phát triển kinh tế số, xã hội số Việt Nam.

Việt Nam đã mạnh dạn đi sớm, cùng nhịp với các nước phát triển, thực hiện thành công quá trình chuyển đổi Internet sang thế hệ mới hoạt động với IPv6 với tỷ lệ user sử dụng, truy cập IPv6 đạt 50%, đứng thứ 10 thế giới. Internet Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, là hạ tầng chính kiến tạo xã hội số an toàn, hiện đại, nhân văn.

Thứ trưởng Phạm Đức Long cho rằng, để giải quyết những “bài toán lớn” hướng đến phát triển tương lai Internet Việt Nam với các định hướng phát triển trọng tâm, các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan cần tập trung thảo luận các nội dung chính:

Thứ nhất, Internet Việt Nam cần được phát triển nhanh, hiện đại, bền vững; Thu hẹp khoảng cách số, phổ cập đến toàn bộ người dân để không ai bị bỏ lại phía sau. Truy cập Internet băng rộng tới 100% hộ gia đình. Dịch vụ Internet băng siêu rộng phổ biến. 100% người dân có smartphone truy cập Internet. Phổ cập tên miền quốc gia “.vn”, hiện diện trực tuyến của người dân, doanh nghiệp với tên miền quốc gia “.vn” để người dân Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam khai thác giá trị tài nguyên Internet quốc gia, phát triển kinh tế số, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” đạt tối thiểu 1 triệu tên miền, đứng top 20-30 thế giới.

Thứ hai, phát triển hạ tầng mạng lõi Internet Việt Nam, phát triển mạng Internet trong nước; Mở rộng kết nối Internet trong nước thông qua các kết nối trực tiếp ngang hàng, kết nối tới trạm trung chuyển Internet (IXP), tới trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX; Mở rộng kết nối Internet khu vực và quốc tế, đặc biệt là phát triển các tuyến cáp quang biển, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm kết nối khu vực.

Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6); Phát triển các IDC, đặc biệt IDC trung lập, nền tảng Cloud, CDN, các dịch vụ số trong nước đủ năng lực phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân và cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài.

Thứ ba, về an toàn mạng Internet phải giải quyết từ gốc, từ kết nối định tuyến mạng, hệ thống DNS là trái tim của mạng Internet. Việt Nam cần chủ động trong các tình huống, đảm bảo hoạt động liên tục của mạng Internet Việt Nam trong điều kiện bình thường và đặc biệt khi có vấn đề kết nối quốc tế.

Thứ tư, phải phát triển chính sách hiện đại, cởi mở, kịp thời. Sự thay đổi của công nghệ, các giao thức Internet mới cũng làm nảy sinh các vấn đề quản lý cần giải quyết, cần có các hành lang pháp lý sửa đổi, xây dựng mới để tạo không gian phát triển, điều chỉnh các hành vi mới phù hợp.

Thứ năm,xây dựng cộng đồng, chung tay cùng phát triển. Trong bối cảnh mới, sự phát triển, cải tiến của công nghệ Internet ngày càng diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi sự nhạy bén, chuyển mình của các tổ chức, doanh nghiệp; sự định hướng đúng đắn của chính phủ, sự hợp tác, chung tay của cả cộng đồng Internet Việt Nam.

Bên cạnh sự phát triển về công nghệ, cần có các hoạt động xây dựng nguồn nhân lực, môi trường phát triển, gắn kết, chia sẻ của cộng đồng Internet, các chuyên gia Internet. VNNIC Internet Conference 2022 là một hoạt động thực hiện nhiệm vụ này. Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh.

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã được nghe “Tương lai của Internet”, trình bày bởi Ông Geoff Huston, Chief Scientist tại Trung tâm thông tin mạng khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APNIC); Công nghệ 5G/6G, IoT, Điện toán đám mây và Blockchain trên nền IPv6, trình bày bởi Ông Latif Ladid, Nhà sáng lập và Chủ tịch Diễn đàn IPv6 Forum/ Chủ tịch nhóm nghiên cứu Công nghệ đổi mới nâng cao về IPv6 của Viện tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI ISG IPE); Blockchain và Tương lai của Internet, trình bày bởi ông Jimmy Nguyễn, Nhà sáng lập và Chủ tịch BSV Blockchain; Việt Nam – Trung tâm số (Digital Hub) tương lai của châu Á, trình bày bởi ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng Giám đốc CMC Telecom..

Trong khuôn khổ sự kiện, VNNIC cũng tổ chức chương trình đào tạo riêng dành cho sinh viên các trường đại học, với mong muốn phát triển nguồn nhân lực cho thế hệ tương lai (NextGen) của Internet Việt Nam.

Chiều cùng ngày, VNNIC sẽ tổ chức hội nghị sơ kết công tác thúc đẩy IPv6 và chương trình IPv6 For Gov./.

Theo https://mic.gov.vn/

Link gốc: https://mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/154091/Khai-mac-Dien-dan-chuyen-sau-ve-Internet--cong-nghe-phuc-vu-phat-trien-cong-dong.html


Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Đặt hàng mẫu

 Đơn đặt hàng của bạn đã được gửi thành công. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay khi có thể.
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện