Áp dụng Thông tư số 21/2021/TT-BTTTT ngày 8/12/2021 quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet (7/2/2022)
Hình minh họa
Các điểm mới trong nội dung Thông tư 21 trong công tác quản lý địa chỉ IP/ASN:
(1) Điện tử, số hóa, ứng dụng công nghệ số; đơn giản hóa quy trình; tạo thuận lợi tối đa cho đăng ký sử dụng IP/ASN
- Thông tư số 21 đã hiện thức hóa việc ứng dụng hoàn toàn phương thức điện tử, hồ sơ điện tử, số hóa, ứng dụng công nghệ số trong đăng ký địa chỉ IP, số hiệu mạng; ứng dụng hoàn toàn hồ sơ điện tử.
- Thông tư 21 cũng bổ sung các trường hợp cho phép đổi tên chủ thể đăng ký sử dụng IP/ASN, bao gồm hoạt động mua bán, góp vốn, cổ phần giữa các doanh nghiệp hoặc chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ giữa công ty mẹ, công ty con dẫn tới sự thay đổi quyền đăng ký sử dụng địa chỉ IP, ASN (bên cạnh việc cho phép đổi tên trong các trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp đã được quy định tại Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT).
- Trường hợp đăng ký đồng thời địa chỉ IP và số hiệu mạng, tổ chức, doanh nghiệp chỉ nộp một bộ hồ sơ.
(2) Thu hồi địa chỉ IP, ASN trong các trường hợp:
- Xem xét thu hồi các vùng IP, ASN trong các trường hợp không xác định được chủ thể do mạo danh đăng ký; thông tin đăng ký không chính xác (bên cạnh trường hợp quá hạn 6 tháng chưa đưa tài nguyên vào sử dụng đã được quy định trước tại Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT).
Thông tư số 21/2021/TT-BTTTT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/2/2022 và thay thế Thông tư số 06/2019/TT-BTTTT ngày 18/8/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT./.
BBT
Thêm ý kiến góp ý