Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |    Xây dựng các bảng lương mới áp dụng từ giữa năm 2024   |   

Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030

  

15:55 23/05/2023

Trên cơ sở tổng hợp, tham mưu của Sở Công Thương tại Văn bản số 562/SCT-QLCN ngày 03/4/2023, ý kiến thống nhất của các Thành viên UBND tỉnh qua Phiếu biểu quyết, UBND tỉnh ban hành văn bản Số 182/UBND-KT1 ngày 19/5/2023 về Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030.

Theo đó, kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030 bao gồm các nội dung chính sau:

Mục tiêu đến năm 2030, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân khoảng 6-8%/năm. Giá trị tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 10-12%/năm. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GRDP đến năm 2030 đạt khoảng 60,3%. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đến năm 2030 là 32,6%2; Đảm bảo cân đối cung cầu về năng lượng với tỷ lệ tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GRDP giảm 1-1,5%/năm; Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đến năm 2025 đạt trên 2,7 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt trên 7%/năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn đạt trên 6,5 tỷ USD. Khối lượng hàng hóa qua cảng biển, cửa khẩu (gồm xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển nội địa và quá cảnh) trên địa bàn đạt trên 107 triệu tấn. Xuất khẩu các nhóm mặt hàng ngoài thép chiếm tỷ trọng trên 25% tổng kim ngạch xuất khẩu; Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đến năm 2030 đạt khoảng 4,0 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2025-2030 đạt từ 8 - 9%/năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn đạt trên 9 tỷ USD. Khối lượng hàng hóa qua cảng biển, cửa khẩu (gồm xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển nội địa và quá cảnh) trên địa bàn đạt trên 120 triệu tấn; Phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15% và tiết kiệm năng lượng đạt mức 7% so với kịch bản phát triển bình thường.

Trong đó, một số nhiệm vụ trọng tâm được tập trung thực hiện như:

1. Lĩnh vực công nghiệp:

Về đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trên cơ sở định hướng phát triển các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) đã tích hợp vào Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022) và các quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan và định hướng phát triển của các địa phương đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư có năng lực tham gia đầu tư hạ tầng các KCN, CCN như: KCN trung tâm CN4, CN5 Khu kinh tế Vũng Áng, KCN Bắc Thạch Hà, KCN Bắc Hồng Lĩnh, KCN Gia Lách, KCN Hạ vàng, KCN phía Tây thành phố Hà Tĩnh và các KCN trong KKT Vũng Áng.

Đối với các ngành công nghiệp nền tảng, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp nền tảng có lợi thế trên địa bàn như luyện thép, điện năng để tạo cơ sở thu hút đầu tư các dự án công nghiệp lĩnh vực khác, trong đó chú trọng các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp sử dụng sản phẩm từ thép, công nghiệp sản xuất ô tô, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp công nghệ cao sản xuất các loại khuôn mẫu chính xác cao; đồng thời hướng tới phát triển ngành công nghiệp nền tảng có nhu cầu lớn về thị trường tiêu thụ trên địa bàn và khu vực lân cận trong thời gian tới như công nghiệp hóa chất,…

Đối với ngành công nghiệp chế biến chế tạo có lợi thế xuất khẩu, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn Hà Tĩnh; thu hút các dự án dệt may và sản xuất các sản phẩm phụ trợ liên quan tại thị xã Hồng Lĩnh, huyện Nghi Xuân, huyện Can Lộc, huyện Đức Thọ…, nhằm tạo liên kết sản xuất, cung ứng nguyên liệu, vật liệu; Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đẩy nhanh chuyển đổi số; triển khai các chương trình hỗ trợ cải tiến công nghệ; áp dụng mô hình quản trị, sản xuất hiện đại, bền vững, tuần hoàn và ít phát thải nhằm nâng cao năng suất, chất lượng phát triển bền vững; nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về môi trường, các bon thấp, trách nhiệm xã hội, lao động của các thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu theo hình thức liên kết doanh nghiệp - hợp tác xã - người dân.

2. Lĩnh vực năng lượng:

Ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch. Sử dụng tối ưu, tiết kiệm các nguồn năng lượng hoá thạch trong nước, chú trọng mục tiêu bình ổn, điều tiết và yêu cầu dự trữ năng lượng quốc gia. Tìm kiếm, phát triển các loại năng lượng sạch mới, năng lượng tái tạo để đảm bảo tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt mục tiêu đề ra; Từng bước hình thành hệ thống thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân với lộ trình phù hợp theo quy định...

3. Lĩnh vực thương mại, hội nhập quốc tế:

Về xuất khẩu, hội nhập quốc tế, tập trung tổ chức thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 26/05/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định số 1681/QĐ-UBND ngày 18/08/2022 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gắn với phát triển dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Phát triển xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ cả về số lượng lẫn chất lượng, đảm bảo bền vững. Tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh; đa dạng hóa các mặt hàng, thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Về thị trường trong nước, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025, chú trọng phát triển thương mại điện tử trở thành kênh phân phối, tiêu dùng hàng hóa quan trọng đối với doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị liên quan đến lĩnh vực thương mại; hỗ trợ hiệu quả các tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã, chất lượng hàng hóa từ các chương trình khuyến công địa phương, khuyến công quốc gia, các chính sách liên quan của Tỉnh.

Dựa trên kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ và địa bàn quản lý nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong đó, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh định kỳ ngày 20 tháng 12 hàng năm và đột xuất theo quy định./.

Chi tiết nội dung Kế hoạch xem tại file đính kèm.

BBT


 Tải xuống tệp đính kèm

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện