Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |    Xây dựng các bảng lương mới áp dụng từ giữa năm 2024   |   

Đức Thọ nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP

  

08:24 22/12/2021

Năm 2021, trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19, nhưng huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vẫn tập trung cao cho chương trình OCOP và có nhiều sản phẩm đạt chất lượng, giá trị gia tăng cao.


Cơ sở sản xuất tinh bột nghệ Nhân Hoà đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, tạo việc làm cho 10 lao động.

5 năm qua, cơ sở của anh Võ Quang Hoà ở thôn Tiến Lạng, xã Đức Lạng đã sản xuất và tiêu thụ bình quân từ 1-1,5 tấn tinh bột nghệ/năm và tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, phần lớn các bước làm sản phẩm tinh bột nghệ vẫn đang mang tính thủ công từ khâu sản xuất, nhãn mác, qui cách đóng gói và đặc biệt là nhà xưởng đang ở một góc nhỏ cơi nới ngay trong khuôn viên nhà ở.

“Nhận thấy việc phát triển sản phẩm tinh bột nghệ của gia đình cần được “nâng tầm” hơn, năm 2021 tôi đăng ký tham gia chương trình OCOP. Từ khi tham gia, với sự hỗ trợ, tư vấn của phòng chuyên môn huyện, việc sản xuất, đóng gói bao bì, nhãn mác đến tiếp cận thị trường đã được thay đổi hoàn toàn. Sản phẩm hiện nay đã được chứng nhận 4 sao cấp huyện và đang chờ đánh giá cấp tỉnh” – anh Võ Quang Hoà, chủ cơ sở tinh bột nghệ Nhân Hoà cho hay.


Cán bộ phụ trách OCOP huyện Đức Thọ thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ cơ sở sản xuất hoàn thiện sản phẩm

“Để đảm bảo vệ sinh môi trường, ATTP, chúng tôi đã đầu tư, nâng cấp nhà xưởng ở một vị trí mới rộng rãi hơn, tách khỏi khu vực sinh hoạt của gia đình.

Cùng với đó là đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại như: máy nghiền củ nghệ liên hoàn, máy lắng đọng, tách tinh bột nghệ, máy làm viên tinh nghệ mật ong, máy đo độ ẩm nông sản, máy kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... với tổng mức đầu tư hơn 550 triệu đồng (chưa kể nhà xưởng)” – anh Hoà cho hay.


Anh Võ Quang Hoà đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất, máy móc thiết bị

Từ chổ sản xuất nhỏ lẻ, mức tiêu thụ 1-1,5 tấn/năm, sau khi đầu tư thiết bị, mở rộng nhà xưởng, nâng cấp bao bì, nhãn mác, anh Hoà đã xây dựng một phương án kinh doanh, tiếp cận thị trường bàn bản. Dự kiến sản phẩm tiêu thụ trong giai đoạn 2021 – 2023 sẽ đạt từ 2,2 tấn đến 2,8 tấn/năm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 10 lao động địa phương với mức bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.

Tại cơ sở sản xuất của chị Phan Thị Hoài ở thôn Châu Lĩnh, xã Tùng Ảnh, với sản phẩm bột ngũ cốc, trà gạo lứt Hoài Phương cũng đã có sự thay đổi, “lột xác” từ khâu sản xuất, bao bì nhãn mác đến tiếp cận thị trường.


Sản phẩm bột ngũ cốc, trà gạo lứt Hoài Phương tham gia chương trình OCOP

Sản phẩm bột ngũ cốc, trà gạo lứt Hoài Phương cũng đã có mặt trên thị trường từ 3 năm qua. Tuy nhiên, sản phẩm chỉ làm mang tính nhỏ lẻ và đặc biệt chưa được “chính danh” khi lên kệ các cửa hàng.

“Đầu năm 2021, tôi đăng kí tham gia chương trình OCOP và được sự hỗ trợ, tư vấn của cán bộ huyện về thay đổi bao bì, nhãn mác và đầu tư qui trình sản xuất đảm bảo vệ sinh ATTP. Đặc biệt, đây là sản phẩm dinh dưỡng, hỗ trợ sức khoẻ nên qui trình sản xuất, các chỉ số thông tin trên bao bì, nhãn mác rất quan trọng, tạo sự an tâm tin tưởng cho người tiêu dùng. Các thông tin này được cơ quan chuyên môn kiểm định chất lượng để từ đó sản phẩm mình đàng hoàng “chính danh” tiêu thụ trên thị trường, có mặt tại các siêu thị, cửa hàng lớn” – chị Phan Thị Hoài cho hay.


Sản phẩm bột ngũ cốc Hoài Phương đã được chứng nhận 4 sao cấp huyện

Hiện sản phẩm bột ngũ cốc, trà gạo lứt Hoài Phương đã được chứng nhận 4 sao cấp huyện. Phương án sản xuất kinh doanh được xây dựng trong giai đoạn 2021 – 2023 là 7,5 – 12 tấn/năm đối với trà gạo lứt và 9,5-15 tấn/năm đối với bột ngũ cốc, tạo việc làm cho 3 lao động với thu nhập 5 triệu đồng/tháng.

Sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2021 của Đức Thọ được nhắc đến với sự nỗ lực về đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị đó là kẹo cu đơ, bánh đa vừng Trung Hằng của Cơ sở sản xuất Cao Quốc Trung, thôn Thịnh Cường, xã Tân Dân. Cơ sở này đã đầu tư đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị gần 10 tỷ đồng.


Sản xuất kẹo cu đơ Trung Hằng

Theo ông Cao Quốc Trung - chủ cơ sở, mặc dù nghề làm kẹo cu đơ, bánh đa vừng của gia đình đã có từ lâu, tuy nhiên để tham gia vào “sân chơi” OCOP, gia đình phải đầu tư, làm mới từ khâu sản xuất chế biến, bao bì nhãn mác. Đặc biệt, qui trình sản xuất phải đảm bảo khép kín, đưa chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu.

Ông Nguyễn Đình Chí – cán bộ phụ trách OCOP huyện Đức Thọ cho biết, năm 2021, trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19 nhưng các phòng ban từ huyện đến xã cùng các đơn vị tư vấn đã bám sát cơ sở, hướng dẫn các chủ thể sản xuất thực hiện đăng kí, lập phương án sản xuất, kinh doanh đảm bảo chất lượng.

Trong năm đã có 35 ý tưởng đăng kí tham gia OCOP và có 13 sản phẩm được hội đồng OCOP cấp huyện đánh giá đạt chuẩn 3-4 sao. Các sản phẩm này cũng được thành viên đoàn liên ngành cấp tỉnh đánh giá cao để đưa vào đánh giá, phân hạng cấp tỉnh.


Huyện Đức Thọ tổ chức đánh giá, chấm điểm, phân hạng các sản phẩm OCOP đợt 2 năm 2021

“Ghi nhận ở các chủ thể có sản phẩm tham gia OCOP năm nay đó là sự đầu tư nghiêm túc, bài bản về nhà xưởng, máy móc thiết bị cũng như mẫu mã, nhãn mác, nhận diện thương hiệu và phương án tiếp cận thị trường. Ngoài chính sách của tỉnh, Đức Thọ cũng có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao là 30 triệu đồng, 4 sao 40 triệu đồng và 5 sao 50 triệu đồng” – ông Nguyễn Đình Chí thông tin thêm.

 Theo BHT 


Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện