Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |    Xây dựng các bảng lương mới áp dụng từ giữa năm 2024   |   

Hương Sơn cần chuyển đổi công năng sử dụng cơ sở vật chất sau sáp nhập đơn vị hành chính

  

08:40 22/12/2021

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh đề nghị huyện Hương Sơn sớm chuyển đổi công năng sử dụng đối với cơ sở vật chất sau sáp nhập các đơn vị hành chính.


Sáng 21/12, ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tổ chức giám sát “Việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021” tại huyện Hương Sơn.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hương Sơn Nguyễn Viết Dũng chủ trì buổi làm việc. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ cùng dự.


Các đại biểu tham gia buổi làm việc.

Giai đoạn 2019-2021, huyện Hương Sơn thực hiện sắp xếp 11 ĐVHC cấp xã để hình thành 4 ĐVHC cấp xã, giảm 7 ĐVHC cấp xã.

Cụ thể, sắp xếp các xã: Sơn Tân, Sơn Mỹ, Sơn Hà thành xã Tân Mỹ Hà; Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Phúc thành xã Kim Hoa; Sơn An, Sơn Thịnh, Sơn Hòa thành xã An Hòa Thịnh, Sơn Diệm, Sơn Quang thành xã Quang Diệm.


Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Trần Bình Thân: Kiến nghị các cấp có thẩm quyền sớm thực hiện tổng kết, đánh giá hiệu quả sáp nhập các ĐVHC làm cơ sở, căn cứ thực hiện trong thời gian tới.

Việc sáp nhập 11 xã để hình thành 4 xã mới đã cơ bản phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.


Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ đề nghị huyện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở các ĐVHC thực hiện sắp xếp; giải quyết trụ sở dôi dư sau sáp nhập; đánh giá hiệu quả nhiệm vụ ngân sách sau sáp nhập.

Bên cạnh việc đề cập tới hiệu quả của việc sắp xếp ĐVHC cấp xã, tại buổi làm việc, các đại biểu cũng thẳng thắn nhìn nhận về những tồn tại, hạn chế sau khi sáp nhập như: sáp nhập cùng một lúc nhiều xã và đồng thời thực hiện chính sách tinh giản biên chế dẫn đến số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư lớn. Việc xử lý một số cơ sở vật chất sau sáp nhập còn gặp nhiều khó khăn…

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia đánh giá, huyện Hương Sơn là một trong những địa phương triển khai khá bài bản, nghiêm túc việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021.


Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia phát biểu tại buổi làm việc.

Trên cơ sở những kết quả thực hiện, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh đề nghị huyện Hương Sơn quan tâm tới chế độ cho đội ngũ cán bộ sau sáp nhập, đầu tư hạ tầng ở những đơn vị mới, xem tính kết nối vùng ở các địa phương thực hiện sáp nhập; tận dụng tối đa, chuyển đổi công năng sử dụng đối với cơ sở vật chất trường học, trạm xá dôi dư, tránh tình trạng lãng phí.

Bên cạnh đó, có kế hoạch, lộ trình chuẩn bị tốt nhất cho việc sáp nhập ở giai đoạn 2022-2025. Những đề xuất, kiến nghị của huyện Hương Sơn sẽ được đoàn giám sát tổng hợp báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các sở, ngành liên quan nghiên cứu giải quyết.

 Theo BHT 


Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện