Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |   

Tấm gương sáng về tự học và học tập suốt đời của đồng chí Tô Hiệu

  

01:11 07/03/2022

Không chỉ là một thanh niên yêu nước nhiệt thành, một chiến sĩ cộng sản tiền bối tiêu biểu của Đảng ta, đồng chí Tô Hiệu còn là tấm gương sáng về việc tự học và học tập suốt đời để cho thế hệ trẻ hôm nay noi gương.


Nhà cách mạng Tô Hiệu và cây đào đồng chí đã trồng tại Nhà tù Sơn La. Ảnh tư liệu

Ngay từ nhỏ, Tô Hiệu đã tỏ ra thông minh và học giỏi, khiến bạn bè và anh em trong gia đình, dòng họ khâm phục. Mùa thu năm 1923, Tô Hiệu bắt đầu cuộc hành trình tự lập trong cuộc đời, được gia đình cho xuống Hải Dương học trường tỉnh. Vì tham gia hoạt động cách mạng, đồng chí bị nhà trường thực dân đuổi học phải chuyển lên Hà Nội. Tại ngôi trường mới, đồng chí Tô Hiệu vẫn tích cực tham gia các phong trào yêu nước và được kết nạp vào Học sinh đoàn - một tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Quá trình hoạt động cách mạng, mặc dù hai lần bị địch bắt và đày ải ở nhà tù Côn Đảo và nhà tù Sơn La - một trong những nơi được xem là “địa ngục trần gian”, nhưng Tô Hiệu đã cùng các đồng chí của mình biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. Đồng chí đã tìm hiểu, mở rộng các mối quan hệ với các tù nhân, từ đó dần gần gũi, học tập và tham gia các hoạt động trong tù của những người tù cộng sản.


Trường Chính trị Tô Hiệu Hải Phòng. Ảnh Haiphong.gov.vn.

Tại nhà tù Côn Đảo (1930 - 1934), theo sự hướng dẫn của các đảng viên cộng sản, Tô Hiệu tích cực tham gia các hoạt động trong tù và không ngừng học tập, rèn luyện bản thân. Cũng tại đây, Tô Hiệu chính thức trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương khi 20 tuổi.

Sau khi mãn hạn tù trở về làng Xuân Cầu, mặc dù thường xuyên bị mật thám theo dõi nhưng đồng chí Tô Hiệu vẫn không ngừng tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao dân trí, dân sinh, thể lực cho thanh, thiếu niên. Đồng chí còn mở lớp dạy học tại nhà cho trẻ em trong làng. Qua lớp học, đã giáo dục lòng yêu nước, căm thù giặc cho các em. Không chỉ vậy, với mong muốn thế hệ trẻ trong vùng được mở mang kiến thức, đồng chí Tô Hiệu đã vận động bà con trong làng, người làng làm ăn ở xa góp công, góp của xây dựng Trường Kiêm bị Xuân Cầu, một hình thức trường tiểu học chỉ có ở huyện lỵ lúc ấy.

Trong thời gian ở nhà tù Sơn La (1939 - 1944), đồng chí đã vượt lên bệnh tật không ngừng làm việc, viết các bài tuyên truyền, lý luận cách mạng, lãnh đạo anh em tù đấu tranh thông qua tổ chức công tác giáo dục trong tù, viết nhiều tài liệu quan trọng cho chi bộ, mở các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn các cuộc đấu tranh…

Đối với người dân trong dòng họ Tô ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang (Hưng Yên), đồng chí Tô Hiệu được xem là người cộng sản đầu tiên làm công tác khuyến học. Phát huy tinh thần tự học và nỗ lực học tập của đồng chí Tô Hiệu, quê hương đồng chí luôn là địa phương dẫn đầu về phong trào khuyến học, khuyến tài, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ.


Lãnh đạo tỉnh Sơn La cùng thân nhân gia đình đồng chí Tô Hiệu và các đại biểu tham quan triển lãm về thân thế, sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tô Hiệu tại nhà tù Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN.

Trong những ngày diễn ra hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tô Hiệu (1912 - 2022), chúng ta lại bồi hồi nhớ đến cuộc đời hoạt động và những cống hiến to lớn của đồng chí đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Tấm gương sáng về tự học, nỗ lực học tập của đồng chí vẫn luôn vẹn nguyên giá trị đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của Đảng ta. Đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ về xây dựng thói quen học tập, học tập suốt đời nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 và bắt kịp với thời đại xã hội số hiện nay.

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Đồng chí là một thanh niên yêu nước nhiệt thành, một chiến sĩ cộng sản tiền bối tiêu biểu của Đảng ta.

Từ lúc 14 tuổi, đồng chí đã tham gia các phong trào bãi khóa, để tang cụ Phan Châu Trinh; được kết nạp vào Học sinh đoàn - một tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, làm nhiệm vụ tuyên truyền, phát truyền đơn, treo cờ, giăng biểu ngữ, dán áp phích…

Trong quá trình hoạt động cách mạng, đến năm 1930 đồng chí Tô Hiệu bị thực dân Pháp bắt, kết án “4 năm tù giam và phạt 50 đồng vì tội gia nhập tổ chức bí mật và có hành vi bạo lực”, đày đi Côn Đảo. Lúc này, Tô Hiệu càng trở nên gần gũi và học tập những người tù cộng sản, từng bước tham gia vào các hoạt động trong tù. Cũng tại đây, Tô Hiệu chính thức trở thành đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương khi 20 tuổi.

Năm 1934, đồng chí bị thực dân Pháp đưa về quản thúc ở quê hương Xuân Cầu, Văn Giang. Mặc dù bị quản thúc nhưng đồng chí không chịu khuất phục, vừa tìm hiểu tình hình và gây dựng phong trào cách mạng ở quê hương, vừa tìm mọi cách vượt qua sự bao vây, phong tỏa của địch để bắt liên lạc với Đảng.

Năm 1939, trong quá trình đi kiểm tra việc in truyền đơn ở Hải Phòng, đồng chí Tô Hiệu bị địch bắt. Do chế độ hà khắc của nhà tù thực dân và căn bệnh hiểm nghèo, vào hồi 10h15 phút, ngày 7/3/1944, đồng chí Tô Hiệu hy sinh tại nhà tù Sơn La và được an táng tại nghĩa trang Gốc Ổi (nghĩa trang nhà tù Sơn La) trong niềm tiếc thương vô hạn của anh em, đồng chí.

 Theo BHT 


Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện