Thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai thông tin các dự án   |    Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |   

Hà Tĩnh ban hành kế hoạch khắc phục hạn chế, nâng cao Chỉ số PAR Index, SIPAS năm 2022

  

07:56 11/08/2022

UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương; mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, vào cuộc tích cực, chủ động trong công tác CCHC nhằm cải thiện, nâng cao các chỉ số PAR Index, SIPAS.

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch số 308/KH-UBND ngày 8/8 về khắc phục tồn tại, hạn chế; duy trì, cải thiện, nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) và Chỉ số Hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) năm 2022.

Theo đó, các địa phương, đơn vị cần tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ về CCHC; ban hành các cơ chế, chính sách khôi phục phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm, tạo chuyển biến căn bản trong từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương, nhất là các chỉ số đang có điểm số giảm, thứ hạng thấp.


Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự vào cuộc tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt là phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác CCHC nhằm cải thiện, nâng cao các chỉ số PAR Index, SIPAS trong thời gian tới.

Người đứng đầu các cơ quan được giao chủ trì các nội dung/lĩnh vực CCHC chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về điểm số, thứ hạng của các tiêu chí, tiêu chí thành phần, chỉ số lĩnh vực/nội dung thuộc trách nhiệm của cơ quan mình chủ trì, theo dõi, triển khai; bám sát các nội dung, lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần theo quy định của bộ chỉ số cấp tỉnh để triển khai kịp thời các nội dung, đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Các lĩnh vực, nội dung, tiêu chí phụ trách phải có sản phẩm cụ thể, cung cấp được các tài liệu kiểm chứng liên quan để phục vụ khi chấm điểm chỉ số CCHC tỉnh (trong trường hợp thay đổi bộ chỉ số thì thực hiện theo bộ chỉ số mới ban hành).


Kết quả phục vụ và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp sẽ là thước đo để đánh giá cán bộ.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thực sự chủ động, nghiên cứu, tìm kiếm hoặc tham khảo các sáng kiến hay, mô hình mới, cách làm hiệu quả của các đơn vị, địa phương khác để áp dụng có hiệu quả công tác CCHC, nhất là các giải pháp có tính đột phá nhằm giải quyết các “ách tắc”, “điểm nghẽn” đảm bảo bộ máy hành chính vận hành thông suốt.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả hơn, trong đó tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và các quy định thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, không cần thiết, trọng tâm là các thủ tục hành chính đang gây trở ngại, kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh và các thủ tục hành chính khác liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp; nâng cao tỷ lệ thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, dịch vụ công trực tuyến một phần và hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức và người đứng đầu các ngành, các cấp theo hướng lấy kết quả phục vụ và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo để đánh giá.

Năm 2021, Chỉ số Cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh tăng 3,3 điểm và 8 bậc so với năm 2020, xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay. Chỉ số Hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước đạt 9,12 điểm, chiếm tỷ lệ 91,17%; xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 6 bậc so với năm 2020) và xếp thứ 1/6 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Mặc dù chỉ số cải cách hành chính có sự tăng bậc nhưng một số lĩnh vực, nội dung lại giảm bậc, giảm điểm so với năm 2020 như: cải cách thủ tục hành chính (giảm 0,52 điểm và giảm 31 bậc); xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (giảm 0,39 điểm; giảm 12 bậc). Một số tiêu chí, tiêu chí thành phần trong chỉ số cải cách hành chính ở một số nội dung, lĩnh vực chưa đạt điểm tối đa. Chỉ số SIPAS tuy tăng bậc nhưng một số yếu tố cơ bản lại giảm điểm so với năm 2020 như: “thủ tục hành chính", “kết quả dịch vụ công”.

 Theo BHT 

Linkgốc:https://baohatinh.vn/chinh-quyen/ha-tinh-ban-hanh-ke-hoach-khac-phuc-han-che-nang-cao-chi-so-par-index-sipas-nam-2022/236001.htm


Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện