Thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai thông tin các dự án   |    Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |   

Tập trung tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

  

03:51 04/01/2018

Chiều 4/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì hội nghị triển khai kế hoạch ngành NN&PTNT năm 2018.

Năm 2017, ngành NN&PTNT tập trung cao các giải pháp, chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, nhanh chóng bổ cứu sản xuất; triển khai đồng bộ các giải pháp dài hạn về cơ cấu lại sản xuất, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng đề án OCCOP (mỗi xã phường một sản phẩm) gắn với xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, sản xuất vượt qua khó khăn, sớm được khôi phục và phát triển. Tổng giá trị sản xuất đạt 11.966 tỷ đồng, cơ cấu nông nghiệp chuyển theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi (50% giá trị sản xuất).

tap trung tai co cau nong nghiep gan voi xay dung nong thon moi

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT báo cáo tại hội nghị

Năm 2018, ngành NN&PTNT tiếp tục tập trung chỉ đạo, kiên trì củng cố, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất. Từ đó, tạo sức lan tỏa về quy mô, sản lượng, năng suất, hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực có lợi thế gắn với khuyến khích, thu hút doanh nghiệp có tiềm lực; ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ, thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp, phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

tap trung tai co cau nong nghiep gan voi xay dung nong thon moi

Ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê: Đề nghị Đài KTTV dự báo và thông tin kịp thời diễn biến thời tiết, nhiệt độ qua hệ thống tin nhắn để các địa phương chủ động trong chỉ đạo.

Phấn đấu năm 2018, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản đạt trên 12.206 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích đạt 82 triệu đồng/ha; sản lượng lương thực đạt trên 51 vạn tấn; sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng trên 109.000 tấn; khôi phục hoàn toàn sản xuất thủy sản; độ che phủ rừng đạt 51,3%...

Tại hội nghị, Sở NN&PTNT cũng bổ cứu sản xuất vụ xuân như: chủ động phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi; đẩy nhanh tiến độ làm đất, vệ sinh đồng ruộng; chủ động phòng tránh sâu bệnh; tiến hành bắc mạ tập trung, đúng cơ cấu, lịch thời vụ. Đồng thời, tiếp tục nâng cao quản lý nhà nước về giống, vật tư nông nghiệp, đặc biệt là tình hình cung ứng giống lúa xuân; quản lý quy trình sản xuất thử, mô hình khảo nghiệm theo đúng quy định…

tap trung tai co cau nong nghiep gan voi xay dung nong thon moi

Ông Trần Đức Bá, Giám đốc Đài KTTV tỉnh: Theo dự báo, từ nay đến hết tháng 1/2018 sẽ liên tiếp xảy ra các đợt rét đậm, rét hại, gây ảnh hưởng đến thời vụ xuống giống vụ xuân

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao tinh thần chủ động trong chỉ đạo sản xuất của các địa phương. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành NN&PTNT phải quán triệt hành động theo tinh thần của Chính phủ: "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo và hiệu quả". Trong đó, tập trung trọng tâm cho tái cơ cấu nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới; tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là đầu vào - đầu ra sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ thương mại xúc tiến đầu tư; quản lý an toàn rủi ro trên các lĩnh vực và có phương án chủ động ứng phó.

tap trung tai co cau nong nghiep gan voi xay dung nong thon moi

Liên quan đến vụ xuân 2018, dứt khoát không cơ cấu các loại giống tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an ninh lương thực; rà soát lại tất cả các địa phương bị thiếu giống, bổ sung kịp thời, không để “trống ruộng”; tuân thủ thời vụ, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng bất lợi của thời tiết; chủ động phòng trừ dịch bệnh, có dự báo sớm, báo cáo về UBND tỉnh để có giải pháp xử lý.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Đài Khí tượng thủy văn tỉnh có văn bản chính thức dự báo về tình hình thời tiết, giúp các địa phương chủ động sản xuất. Các địa phương, ngành chức năng có phương án dự phòng, bổ cứu giống; quản lý trên tất cả các lĩnh vực trước, trong và sau tết, nhất là trong hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm…

Nguyễn Oanh



Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện