Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |   

Xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh từng bước giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội

  

02:33 10/12/2019

Những kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhân tố quan trọng góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội và từng bước xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn Hà Tĩnh.

Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như lao động, việc làm, phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, xung đột xã hội… và xây dựng hệ thống an sinh xã hội là một yêu cầu khách quan để phát bền vững của mỗi địa phương. Với Hà Tĩnh, xây dựng NTM là một trong những cách làm hiệu quả để giải quyết vấn đề này.


Xây dựng NTM, người dân Hà Tĩnh đã tạo nên nhiều miền quê đáng sống. Trong ảnh: Xã nông thôn mới Cẩm Sơn - Cẩm Xuyên (ảnh Hương Thành)

Nhận thức sâu sắc xây dựng NTM là chương trình có nội dung toàn diện bao gồm kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quốc phòng - an ninh. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu triển khai chương trình, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của tất cả các địa phương và nhanh chóng trở thành phong trào rộng khắp trong toàn tỉnh.

Sau 10 năm thực hiện, đến 2019, có 173 xã đạt chuẩn NTM, bình quân mỗi xã đạt 18,3 tiêu chí, 2 huyện (Nghi Xuân và Can Lộc) đạt chuẩn huyện NTM, thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh được công nhận hoàn thành xây dựng NTM. Những kết quả đó là nhân tố quan trọng góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội và từng bước xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn.

Thứ nhất, với việc thực hiện tiêu chí số 12 (lao động có việc làm) và 14.3 (tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo), trình độ lao động nông thôn tăng đáng kể. Năm 2019, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo chiếm 65%, tăng 33,7% so với năm 2010(1). Trong đó, số có bằng cấp, chứng chỉ tăng nhanh, năm 2018 chiếm 18%, tăng 9,95% so với năm 2011(2); lao động nông nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ sang các ngành nghề khác từ 67,48% (2011) giảm còn 53,83% (2016); lao động công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ tăng từ 27,34% (2011) lên 38,74% (2016). Các địa phương có sự chuyển dịch cơ cấu lao động mạnh là Nghi Xuân, Can Lộc, thành phố Hà Tĩnh, Thạch Hà, Lộc Hà(3).