Thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai thông tin các dự án   |    Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |   

Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2022

  

01:20 29/09/2022

I. LĨNH VỰC KINH TẾ

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông nghiệp 9 tháng năm 2022 trong điều kiện thời tiết bất thường trong những giai đoạn sinh trưởng và phát triển quan trọng của cây trồng nên ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng, đặc biệt là trên cây lúa diện tích, năng suất, sản lượng đều giảm hơn so với năm trước, mặt khác thu hoạch lúa vụ Đông Xuân kết thúc chậm so với kế hoạch đề ra đã gây ảnh hưởng đến việc gieo trồng vụ Hè Thu, các cây trồng chủ lực của địa phương như ngô, khoai, sắn sản lượng tăng, riêng sản lượng lạc giảm do chuyển đổi diện tích trồng lạc sang trồng lúa, sản lượng rau các loại tăng; chăn nuôi vẫn đang gặp khó khăn do chi phí tăng cao; sản xuất lâm nghiệp vẫn tương đối ổn định; Khai thác và nuôi trồng thủy sản có mức tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.


1.1. Sản xuất nông nghiệp

a. Trồng trọt

- Cây hàng năm: Kết quả sản xuất năm 2022, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh ước tính tăng 0,17% (tăng 276 ha) so với năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm ước tính giảm 2,58% (giảm 16.307 tấn) so với thực hiện năm trước. Nhìn chung, kết quả sản xuất lương thực năm 2022 giảm hơn so với năm trước. Kết quả cụ thể đối với một số cây trồng chủ lực như sau:

+ Cây lúa: Diện tích gieo trồng lúa cả năm ước giảm 169 ha so với năm 2021. Trong đó: Diện tích lúa vụ Đông Xuân đạt 59.813 ha, bằng 100,56% (tăng 335 ha); vụ Hè Thu sơ bộ đạt 44.526 ha, bằng 99,05% (giảm 429 ha) và vụ Mùa ước đạt 415 ha, bằng 84,64% (giảm 75 ha) so với cùng kỳ năm trước. Năng suất gieo trồng lúa cả năm 2022 ước giảm 2,05 tạ/ha so với năm trước, trong đó: Năng suất gieo trồng lúa vụ Đông Xuân đạt 55,77 tạ/ha, bằng 94,83% (giảm 3,04 tạ/ha); vụ Hè Thu sơ bộ đạt 50,27 tạ/ha, bằng 98,33% (giảm 0,85 tạ/ha) và vụ Mùa ước đạt 16,86 tạ/ha, bằng 89,2% (giảm 2,04 tạ/ha) so với cùng kỳ năm trước. Năng suất lúa giảm do thời tiết bất thường vào các thời kỳ sinh trưởng và phát triển quan trọng của lúa, đặc biệt là giai đoạn trổ bông đã ảnh hưởng đến năng suất lúa. Tổng sản lượng lúa năm 2022 ước tính giảm 22.446 tấn so với năm 2021. Trong đó: Sản lượng lúa Đông Xuân đạt 333.566 tấn, bằng 95,36% (giảm 16.227 tấn); vụ Hè Thu sơ bộ đạt 223.812 tấn, bằng 97,39% (giảm 5.991 tấn) và sản lượng lúa vụ Mùa ước đạt 699 tấn, bằng 75,48% (giảm 227 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Do vụ Hè Thu, vụ Mùa giảm diện tích và cả ba vụ sản xuất giảm năng suất nên sản lượng lúa năm 2022 ước tính giảm so với năm 2021.

+ Cây hàng năm chủ lực khác :

 Cây ngô: Diện tích gieo trồng ngô năm 2022 ước tính tăng 766 ha so với năm trước. Trong đó diện tích gieo trồng ngô vụ Đông Xuân đạt 10.712 ha, bằng 105,22% (tăng 532 ha) và diện tích vụ Hè Thu sơ bộ đạt 2.239 ha, bằng 111,71% (tăng 235 ha) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân diện tích ngô tăng là do năm nay giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nên người dân tận dụng tối đa diện tích trồng ngô để phục vụ mục đích chăn nuôi. Năng suất ngô cả năm ước tăng 2,18 tạ/ha so với năm trước. Trong đó: Năng suất gieo trồng ngô vụ Đông Xuân đạt 46,41 tạ/ha, bằng 103,6% (tăng 1,61 tạ/ha) và vụ Hè Thu sơ bộ đạt 41,33 tạ/ha, bằng 114,69% (tăng 5,29 tạ/ha) so với cùng kỳ năm trước. Do cả diện tích và năng suất tăng nên sản lượng ngô cả năm ước tăng 6.138 tấn so với năm 2021.

Cây khoai lang: Diện tích trồng khoai lang năm 2022 ước tăng 191 ha so với năm trước. Trong đó: Diện tích gieo trồng khoai lang vụ Đông Xuân đạt 3.120 ha, bằng 105,97% (tăng 176 ha); vụ Hè Thu sơ bộ đạt 595 ha, bằng 106,98% (tăng 39 ha) và vụ Mùa ước đạt 46 ha, bằng 66% (giảm 24 ha) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân diện tích tăng do một số huyện người dân được hỗ trợ giống cây khoai lang nên chuyển từ các loại cây khác sang trồng cây khoai lang. Năng suất khoai lang cả năm ước giảm 0,01 tạ/ha so với năm 2021. Trong đó: Năng suất vụ Đông Xuân đạt 75,52 tạ/ha, bằng 99,53% (giảm 0,35 tạ/ha); vụ Hè Thu sơ bộ đạt 60 tạ/ha, bằng 100,62% (tăng 0,37 tạ/ha) và vụ Mùa ước đạt 40,21 tạ/ha, bằng 95,75% (giảm 1,79 tạ/ha) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng khoai lang cả năm ước tăng 1.378 tấn so với năm 2021. Do diện tích tăng trong khi năng suất giữ ổn định nên sản lượng khoai lang tăng.

 Cây sắn: Diện tích sắn năm 2022 ước đạt 2.625 ha, bằng 107,15% (tăng 175 ha) so với năm trước. Năng suất ước đạt 152,75 tạ/ha, bằng 101,07% (tăng 1,61 tạ/ha), với sản lượng ước đạt 40.105 tấn, bằng 108,29% (tăng 3.072 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng do năm nay giá thức ăn chăn nuôi tăng nên bà con nông dân trồng sắn làm thức ăn chăn nuôi để giảm bớt chi phí.

Cây lạc: Năm 2022, diện tích gieo trồng lạc ước tính giảm 1.182 ha so với năm trước. Trong đó: Vụ Đông Xuân diện tích gieo trồng đạt 8.826 ha, bằng 88,07% (giảm 1.196 ha) và vụ Hè Thu sơ bộ đạt 368 ha, bằng 103,75% (tăng 14 ha) so với thực hiện cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân diện tích lạc giảm là do một số xã chủ động được nước tưới nên chuyển diện tích trồng lạc sang trồng lúa hoặc trồng rau cho kinh tế cao hơn. Ngoài ra, do chi phí đầu vào tăng cao (giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) tăng cao người nông dân không mặn mà trong sản xuất lạc mà chuyển sang cây trồng khác. Năng suất lạc cả năm ước tính giảm 3,87 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước. Do giảm cả diện tích và năng suất nên sản lượng lạc cả năm ước tính giảm 6.873 tấn so với năm trước.

Cây rau các loại: Năm 2022, diện tích gieo trồng rau ước tính tăng 483 ha so với năm trước. Trong đó: Vụ Đông Xuân diện tích gieo trồng rau các loại đạt 11.098 ha, bằng 103,19% (tăng 344 ha); vụ Hè Thu sơ bộ đạt 2.866 ha, bằng 105,78% (tăng 157 ha) và vụ Mùa ước đạt 194 ha, bằng 91,94% (giảm 18 ha). Năng suất rau cả năm ước tính tăng 0,67 tạ/ha với sản lượng rau cả năm ước tăng 4.321 tấn so với năm trước. Năm nay do lượng mưa nhiều, ít nắng hạn nên thuận lợi cho việc sản xuất các loại rau.

- Cây lâu năm


+ Về diện tích: Tổng diện tích cây lâu năm hiện có ước đạt 32.089 ha, bằng 100,77%, tăng 244 ha so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Diện tích cây ăn quả ước đạt 19.792 ha, bằng 103,28%, tăng 628 ha so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 61,67% tổng diện tích cây lâu năm, Trong đó, diện tích các loại cây có múi vẫn đang là một trong những sản phẩm cây ăn quả hàng hóa chủ lực của Hà Tĩnh và đang được các địa phương quan tâm đầu tư sản xuất; diện tích cây cao su ước đạt 8.464 ha, bằng 95,15%, giảm 431 ha so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân giảm là do công ty cao su thanh lý diện tích kém hiệu quả và chuyển đổi mục đích sử dụng một số diện tích đất để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; diện tích chè búp ước đạt 1.267 ha, bằng 101,93%, tăng 24 ha và diện tích chè xanh (chè hái lá) ước đạt 1.824 ha, bằng 98,38%, giảm 30 ha so với cùng kỳ năm 2021. Diện tích chè trên địa bàn nhìn chung ổn định và tiếp tục được mở rộng thêm do cây trồng này phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, sản phẩm dễ tiêu thụ, có lợi nhuận; diện tích cây lâu năm khác ước đạt 605 ha, bằng 106,7%, tăng 38 ha so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu là tăng diện tích các loại cây cảnh lâu năm.

+ Về sản lượng: Do không ngừng đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cùng với điều kiện thời tiết năm nay không xẩy ra hạn hán, ít sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả cao nên sản lượng các loại cây ăn quả tăng hơn so với cùng kỳ năm 2021.

Sản lượng cây ăn quả: 9 tháng năm 2022 ước đạt 76.177 tấn, bằng 103,11%, tăng 2.300 tấn so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó sản lượng các loại quả có múi thuộc họ cam, quýt ước đạt 39.020 tấn, bằng 104,25%, tăng 1.589 tấn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Sản lượng bưởi tăng 1.466 tấn, chanh tăng 116 tấn. Thời điểm này, bưởi đang tập trung thu hoạch chính vụ.

Sản lượng cao su: ước đạt 3.098 tấn, bằng 107,87%, tăng 226 tấn so với cùng kỳ năm 2021. Cây đến kỳ khai thác cho mủ khá tốt, chất lượng mủ cũng đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật.

Sản lượng chè búp: ước đạt 7.643 tấn, bằng 101,95%, tăng 146 tấn và sản lượng chè xanh (chè hái lá) ước đạt 15.587 tấn, bằng 99,92%, giảm 13 tấn so với cùng kỳ năm trước. Chè chủ yếu tập trung ở các địa phương Hương Sơn, Hương Khê, huyện Kỳ Anh, Can Lộc, Thạch Hà...

- Tình hình sâu bệnh, thiệt hại

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, tình hình sâu bệnh xẩy ra đối với các loại cây trồng như sau:

+Vụ Đông Xuân 2021 - 2022

Trên cây lúa: Ốc bươu vàng phát sinh gây hại giai đoạn mạ, bệnh đạo ôn lá gây hại hầu hết tại các địa phương, bệnh khô vằn phát sinh gây hại trên những chân ruộng gieo cấy dày, bón thừa đạm, rầy nâu, rầy lưng trắng xuất hiện cục bộ dạng ổ ở Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh, chuột phát sinh gây hại trên toàn tỉnh.

Trên cây lạc: Bệnh héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng phát sinh gây hại tỷ lệ trung bình 1-3%, nơi cao 3-7%, diện tích nhiễm 35 ha, nhiễm nặng 1,3 ha phân bố tại Lộc Hà, Thạch Hà, Hương Khê, Vũ Quang,....

Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu phát sinh gây hại trên trà ngô 3-7 lá, phân bố tại Vũ Quang, Hương Khê..; bệnh khô vằn diện tích nhiễm 22,5 ha tập trung ở Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Hương Sơn.

Trên cây ăn quả có múi: Sâu vẽ bùa, sâu nhớt gây hại trên lộc xuân, diện tích nhiễm 68 ha; sâu xanh bướm phượng, bệnh loét sẹo, phân bố tại Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Can Lộc.

+ Vụ Hè thu năm 2022

Trên cây lúa: Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại chủ yếu trên diện tích sâu trũng, gieo cấy dày, phân bố chủ yếu ở Đức Thọ, Can Lộc, Hương Sơn,…; bệnh khô vằn gây hại chủ yếu trên những chân ruộng gieo cấy dày, bón phân không cân đối, thừa đạm, phân bố hầu hết các địa phương trong tỉnh; bệnh bạc lá, phân bố tại Đức Thọ, Hồng Lĩnh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà,..; chuột phát sinh gây hại, phân bố hầu hết các địa phương.

Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu phát sinh gây hại trên trà ngô sớm, tập trung tại Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Cẩm Xuyên.

Trên cây ăn quả có múi: Nhện nhỏ, bệnh nứt thân xì mủ phát sinh gây hại chủ yếu trên vườn cây lâu năm, thoát nước kém, phân bố tại Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc.

b. Chăn nuôi

Với kết quả như phản ánh ở trên cho thấy sản xuất chăn nuôi 9 tháng năm 2022 vẫn chỉ ở mức ổn định, chưa có nhiều khởi sắc. Dịch bệnh đối với chăn nuôi vẫn xẩy ra nhưng cơ bản được kiểm soát; việc tái đàn và phục hồi chăn nuôi tiếp tục được quan tâm thực hiện nên tổng đàn các loại vật nuôi ổn định và có tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm chăn nuôi đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân trên địa bàn, nhất là nhu cầu tăng cao trong dịp lễ tết. Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhất là hậu quả của dịch tả lợn Châu Phi thì việc chi phí chăn nuôi tăng cao trong khi giá cả tăng không đáng kể, cùng với đó việc tiếp cận nguồn vốn có lãi suất ưu đãi đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẽ gặp nhiều khó khăn là những rào cản lớn đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn trong thời gian qua cũng như thời gian tới.

Tình hình dịch bệnh, thiệt hại: Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, tính từ đầu năm đến ngày 15/9/2022, một số dịch bệnh xuất hiện trên đàn vật nuôi, cụ thể như sau: Dịch tả lợn Châu Phi xẩy ra tại 41 xã thuộc 9 huyện, thành phố, thị xã (Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang, huyện Kỳ Anh, Thạch Hà, Thị xã Kỳ Anh, Lộc Hà, Thành phố Hà Tĩnh), tổng số lợn mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 939 con, trọng lượng hơn 50 tấn; dịch lở mồm long móng xẩy ra tại huyện Kỳ Anh và huyện Hương Khê với số lượng 17 con trâu và 48 con bò mắc bệnh và đã được điều trị khỏi bệnh; dịch bệnh viêm da, nổi cục xẩy ra tại huyện Vũ Quang làm 3 con bò mắc bệnh, trong đó có 2 con bị chết tiêu hủy với trọng lượng 108 kg; dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra tại huyện Đức Thọ và huyện Cẩm Xuyên, tổng số gia cầm bị ốm, chết và buộc tiêu hủy 4.913 con.

Kết quả tiêm phòng đợt I năm 2022: Tiêm phòng lở mồm long móng cho đàn trâu, bò 104.894 liều, đạt 72% kế hoạch; bệnh tụ huyết trùng trâu, bò đạt 96.507 liều, đạt 67,4% kế hoạch; bệnh viêm da nổi cục trâu, bò đạt 91.225 liều, đạt 68% kế hoạch; dịch tả lợn 158.328 liều, đạt 76% kế hoạch; tụ huyết trùng lợn 158.170 liều, đạt 75% kế hoạch; tiêm phòng dại cho chó 85.595 liều, đạt 78% kế hoạch và tiêm phòng dịch cúm gia cầm 707.044 liều, đạt 28% kế hoạch.

1.2 Sản xuất Lâm nghiệp


Hoạt động trồng rừng và trồng cây phân tán 9 tháng đầu năm 2022 vẫn được các cấp chính quyền cũng như người dân quan tâm thực hiện và đạt kết quả khá hơn so với cùng kỳ năm trước. Kết quả trồng rừng tập trung 9 tháng năm 2022 tăng 284 ha so với cùng kỳ năm 2021. Diện tích trồng rừng chủ yếu tập trung ở các địa phương: huyện Kỳ Anh, huyện Hương Khê, huyện Hương sơn, huyện Cẩm Xuyên, huyện Thạch Hà...Đối với hoạt động khai thác, do rừng sản xuất đến kỳ thu hoạch nên sản lượng lâm sản khai thác 9 tháng năm 2022 tăng 26.541 m3 so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả trồng cây phân tán cũng tăng so với cùng kỳ năm trước.

Tính từ đầu năm đến ngày 15/9/2022, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xẩy ra 1 vụ cháy rừng (giảm 2 vụ), với diện tích rừng bị cháy là 0,4 ha (giảm 0,83 ha) và 61 vụ phá rừng (tăng 24 vụ), với diện tích rừng bị phá là 31,79 ha (tăng 19,66 ha) so với cùng kỳ năm trước.

1.3 Thủy sản


Tháng 9 cũng như 9 tháng năm 2022, sản xuất thủy sản trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn ổn định và tiếp tục có sự tăng nhẹ, so với cùng kỳ năm trước tổng sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2022 tăng 956 tấn hay tăng 2,17%. Trong đó, sản lượng khai thác chiếm 69,8% tổng sản lượng thủy hải sản, tăng 704 tấn và sản lượng nuôi trồng tăng 252 tấn. Mặc dù giá bán sản phẩm tương đối ổn định nhưng giá nhiên liệu và các chi phí khác trong thời gian qua tăng quá cao nên ngư dân gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế đạt thấp. Cùng với đó là điều kiện, phương tiện, tiềm lực khai thác biển đầu tư phát triển chậm nên khó để tạo ra bước đột phá trong khai thác hải sản. Những tháng cuối năm, điều kiện thời tiết xấu, mưa bão, lũ lụt xẩy ra bất thường nên hoạt động khai thác biển sẽ gặp khó khăn hơn.

 Tình hình dịch bệnh: Từ đầu năm đến 15/9/2022, đối với tôm nuôi bệnh đốm trắng với diện tích nhiễm bệnh là 87,3 ha và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính với diện tích nhiễm bệnh là 9,23 ha.

2. Sản xuất công nghiệp


Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ đầu năm đến nay gặp nhiều khó khăn, các sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất công nghiệp như điện sản xuất, thép giảm đã “kéo” giảm chỉ số sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh nhà. Ước 9 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp giảm 15,61% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 11,51% làm giảm 9,35 điểm phần trăm (là ngành đóng góp chủ yếu vào mức tăng chung toàn ngành công nghiệp); ngành sản xuất và phân phối điện giảm 35,29%, làm giảm 5,85 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 14,11%, làm giảm 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng chung toàn ngành.

   - Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP):

 Ước tháng 9/2022, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp so với tháng 8/2022 ước tính tăng 28,91%, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp dự tính giảm 20,45%. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 0,47% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước ngành này tăng 10,2%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 37,11% so với tháng trước và giảm 25,81% so cùng kỳ; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1,53% so với tháng trước và tăng 34,67% so cùng kỳ năm trước; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 2,18% so với tháng 8/2022 và giảm 22,29% so với tháng 9/2021.

Tính chung 9 tháng năm 2022, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp rất nhiều khó khăn do giá thép thành phẩm liên tục giảm từ tháng 7/2022 đến nay, nguồn cung thép khá dồi dào, áp lực hàng tồn kho lớn do nhu cầu thép trên thị trường suy yếu, buộc doanh nghiệp phải giảm sản lượng sản xuất để đẩy hàng tồn kho; tổ máy số 1 của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 vẫn chưa hoạt động trở lại. Ước 9 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm 15,61% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 1,73%, làm giảm 0,07 điểm phần trăm; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 11,51% làm giảm 9,35 điểm phần trăm (là ngành đóng góp chủ yếu vào mức tăng chung toàn ngành công nghiệp); ngành sản xuất và phân phối điện giảm 35,29%, làm giảm 5,85 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 14,11%, làm giảm 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng chung toàn ngành.

Trong 18 nhóm ngành công nghiệp cấp 2 có 11 nhóm ngành có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 5 nhóm ngành có mức tăng cao, đóng góp chủ yếu vào mức tăng chung toàn ngành công nghiệp như: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 193,05%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 67,88%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 20,91%; sản xuất đồ uống tăng 20,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 12,59%.

Bên cạnh những ngành có chỉ số tăng thì trong 9 tháng qua, có 7 nhóm ngành giảm làm ảnh hưởng tới tốc độ tăng toàn ngành: Sản xuất và phân phối điện giảm 35,29%; khai thác, xử lý và cung cấp nước giảm 15,52%; sản xuất kim loại giảm 13,8%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 6,85%; in, sao chép bản ghi các loại giảm 6,58%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 4,37%; khai khoáng khác giảm 2,06%.


- Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp: Ước tính tháng 9/2022 tăng 10,54% so với tháng trước và giảm 44,89% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cộng dồn 9 tháng năm 2022 ước giảm 16,47% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính chung 9 tháng năm 2022, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp giảm so với cùng kỳ, cho thấy các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn hiện nay.

- Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp: Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chính ước tháng 9/2022 tăng 22,33% so với tháng trước và tăng 28,76% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ chủ yếu là do tồn kho của sản phẩm than cốc của Công ty Formosa Hà Tĩnh (tăng 144,75% so với cùng kỳ). Nguyên nhân là do Formosa sản xuất ra nguyên liệu chủ yếu giữ lại để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy, tồn kho của Formosa không phải là không tiêu thụ được, mà do doanh nghiệp giữ lại nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động của mình.

3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

3.1. Tình hình đăng ký kinh doanh

Thời gian vừa qua, Hà Tĩnh tiếp tục tập trung chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hồ sơ, thủ tục; triển khai hiệu quả Nghị quyết số 08/NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, Nghị quyết số 56/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Đến ngày 20/9/2022, toàn tỉnh có 1.061 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 38,15% về số lượng so với cùng kỳ, vượt chỉ tiêu cả năm 2022, 15 hợp tác xã được thành lập mới; vốn đăng ký bổ sung của DN, HTX vào nền kinh tế trong 9 tháng là 6.972 tỷ đồng, giảm 16,59% so với cùng kỳ, số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp là 6,57 tỷ đồng/DN. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử tăng cao, chiếm gần 65% hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.


Song song với số lượng doanh nghiệp thành lập mới, trong 9 tháng vừa qua đã có 508 doanh nghiệp tạm ngừng hoặc giải thể, tăng 14,93% so với cùng kỳ 2021, trong đó số DN tạm dừng 383 DN, số DN đã giải thể là 125 DN. Việc đăng ký thành lập mới doanh nghiệp những tháng cuối năm tăng khá trong khi doanh nghiệp giải thể giảm so với cùng kỳ năm ngoái là tín hiệu tích cực cho thấy xu hướng phục hồi của nền kinh tế.

3.2. Thu hút đầu tư

Trong 9 tháng năm 2022, Hà Tĩnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 14 dự án, trong đó 13 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn gần 2.910 tỷ đồng, 01 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3 triệu USD; lũy kế đến nay toàn tỉnh có 1.486 dự án, trong đó 1.410 dự án trong nước với tổng mức gần 136.000 tỷ đồng; 76 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 16 tỷ USD.

9 tháng năm 2022, Hà Tĩnh tiếp tục triển khai có chiều sâu các hoạt động xúc tiến, mời gọi doanh nghiệp trong nước và quốc tế tìm hiểu, đầu tư trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Thời điểm hiện tại, các hạng mục quan trọng của dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II đang được tiến hành khẩn trương theo đúng tiến độ đề ra, nhà máy bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh đã đi vào hoạt động sản xuất. Ngoài Nhiệt điện Vũng Áng II, các dự án lớn khác trong quá trình xây dựng như: Nhà máy Sản xuất Pin VinES (TX Kỳ Anh) đã triển khai được 62% vốn đầu tư giai đoạn 1; các khu công nghiệp Cổng Khánh 1 và 2, khu đô thị TNR Stars Hồng Lĩnh (TX Hồng Lĩnh); đường bộ cao tốc Bắc - Nam; nâng cấp, mở rộng quốc lộ 8 đoạn Km37 - Km85; đường nối quốc lộ 1 đi khu du lịch biển Kỳ Xuân... cũng đang được các nhà thầu tập trung thực hiện.

3.3. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp

*Đối với Doanh nghiệp hoạt động Xây dựng

- Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động xây dựng trong quý III/2022 cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quý đầu năm. Trong đó: Có 35,62% ý kiến cho rằng khó khăn hơn; 37,67% ý kiến cho rằng không đổi và có 26,71% ý kiến cho rằng thuận lợi hơn. Mặc dù giá trị ngành xây dựng trên địa bàn Hà Tĩnh tăng mạnh trong quý III/2022 và các quý tiếp theo, tuy nhiên các công trình, hạng mục lớn thuộc 2 dự án nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 và nhà máy Vines chủ yếu do doanh ngoài tình thực hiện, do đó, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn.

- Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động xây dựng trong quý IV/2022 cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có 32,19% ý kiến cho rằng không thay đổi, 26,03% ý kiến cho rằng thuận lợi hơn và 39,73% ý kiến cho rằng khó khăn hơn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng thuận lợi hơn trong quý IV/2022, giá trị xây dựng trên địa bàn tăng mạnh so với cùng kỳ và so với quý trước. Nguồn vốn đảm bảo, công tác giải ngân, nghiệm thu công trình được đẩy mạnh. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong quý tiếp theo.

*Đối với Doanh nghiệp hoạt động Công nghiệp

- Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2022 so với quý II/2022, có 81,4% DN đánh giá SXKD của họ tốt lên và giữ ổn định so với quý trước (trong đó có 44,19% khẳng định SXKD tốt lên; 37,21% khẳng định giữ ổn định), bên cạnh đó có 18,6% DN đánh giá tình hình sản xuất khó khăn hơn quý trước.

- Dự báo xu hướng về tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2022 sẽ gặp khó khăn hơn so quý III/2022 khi có tới 34,88% DN cho rằng tình hình sản xuất quý tiếp theo khó khăn hơn so với hiện tại.

- Dự báo xu hướng về số lượng đơn đặt hàng quý IV/2022 so với quý III/2022: Có 44,19% doanh nghiệp có số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên; 20,93% giảm đi. Các doanh nghiệp dự báo quý IV/2022 số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới sẽ tăng lên và doanh nghiệp cố gắng duy trì số lượng đơn đặt hàng như quý trước (57,14% nhận định giữ nguyên như quý III; 35,71% DN dự định tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu và có 7,15% DN nhận định lượng hàng xuất khẩu giảm đi).

- Đánh giá về biến động lao động quý III/2022 so với quý II/2022 có 86,05% số DN khẳng định qui mô lao động tăng lên và giữ ổn định (trong đó 4,65% doanh nghiệp tăng số lao động, có 81,4% khẳng định giữ ổn định) và có 13,95% khẳng định lao động giảm. Dự báo lao động quý IV/2022 so với quý III/2022 có 76,75% DN khẳng định giữ ổn định số lao động. Điều này khẳng định đa số các doanh nghiệp vẫn đang hoạt động ổn định nên không có sự thay đổi nhiều về lao động.

4. Thương mại, dịch vụ:

Hoạt động thương mại, dịch vụ 9 tháng năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh diễn ra sôi động. Tổng mức bán lẻ và doanh thu các dịch vụ tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành trên địa bàn tỉnh phục hồi tích cực. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ ngày càng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.


4.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Ước tháng 9 năm 2022 đạt 4.728,36 tỷ đồng, tăng 2,68% so với tháng trước và tăng 51,73% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 38.025,31 tỷ đồng, tăng 22,23% so với cùng kỳ năm trước. Tăng ở tất cả nhóm hàng và đặc biệt tăng mạnh ở các nhóm hàng như: Lương thực, thực phẩm tăng 21,99%; may mặc tăng 30,20%; gỗ và vật liệu xây dưng tăng 20,10%; xăng dầu các loại tăng 47,66%; nhiên liệu khác 32,88%; đá quý, kim loại quý tăng 46,88%; hàng hóa khác tăng 28,11%.

Nhìn chung, hoạt động bán lẻ hàng hóa trong 9 tháng năm 2022 chịu nhiều tác động bởi tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới. Những lo ngại về lạm phát, suy giảm kinh tế tác động đến cung cầu, giá cả nhiều nhóm hàng hóa. Đặc biệt là nhóm nhiên liệu xăng, dầu tăng giá mạnh đã tác động xấu đến mặt bằng giá cả chung trong toàn tỉnh. Tuy vậy, từ khi dịch Covid -19 được kiểm soát, môi trường sản xuất, kinh doanh trong 9 tháng qua đã trợ lại hoạt động bình thường, sản xuất lưu thông hàng hóa ổn định khiến hoạt động bán lẻ hàng hóa tăng mạnh.

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành: Doanh thu tháng 9/2022 ước đạt 545,26 tỷ đồng, tăng 6,96% so với tháng trước, tăng 4,77 lần so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Dịch vụ l¬ưu trú ước đạt 25,81 tỷ đồng, tăng 1,42% so với tháng trước, tăng 7,54 lần so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ ăn uống ước đạt 518,42 tỷ đồng, tăng 7,23% so với tháng trước, tăng 4,66 lần so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ du lịch lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch ước đạt 1,03 tỷ đồng, tăng 15,03% so với tháng trước.

Tính chung 9 tháng năm 2022, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt 4.457,46 tỷ đồng, tăng 60,01% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: L¬ưu trú ước đạt 193,92 tỷ đồng, tăng 100,10%; lượt khách phục vụ ước đạt 1.089 nghìn lượt, tăng 81,16% so với cùng kỳ năm trước; ngày khách phục vụ ước đạt 878.172 ngày, tăng 59,25% so với cùng kỳ năm trước. Ăn uống ước đạt 4.250,38 tỷ đồng, tăng 58,50% so với cùng kỳ năm trước. Du lịch lữ hành và dịch vụ hỗ trợ du lịch ước đạt 13,16 tỷ đồng, tăng 78,96% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành trên địa bàn tỉnh đang trên đà phát triển tích cực sau thời gian dài hạn chế hoạt động và tạm ngừng (từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022). Đặc biệt là khu vực dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng cả trong 2 quý II và III, nhất là tăng mạnh trong quý III tăng 3,39 lần so với cùng kỳ năm trước. Các đơn vị kinh doanh ngày càng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Ngoài số lượng khách nội tỉnh, khách du lịch ngoại tỉnh đến với Hà Tĩnh cũng bắt đầu tăng lại như thời điểm trước dịch. Cùng với đó là sự thuận lợi về đường giao thông, phương tiện đi lại; chất lượng của các cơ sở lưu trú ngày càng được chú trọng. Hiện nay xu hướng ăn uống ngoài gia đình ngày càng phát triển đã kéo theo sự gia tăng hàng loạt các loại hình ăn uống như nhà hàng, quán ăn từ sang trọng đến bình dân nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

- Dịch vụ khác: Tháng 9 năm 2022 ước tính đạt 227,36 tỷ đồng, tăng 4,76% so với tháng trước và tăng 180,60% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022 ước đạt 1.795,33 tỷ đồng, tăng 52,80% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tăng mạnh ở các nhóm như: Nhóm kinh doanh bất động sản tăng 62,87%; hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 39,58%; giáo dục đào tạo tăng 126,37%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 15,18%. Tuy nhiên, nhóm y tế và hoạt động trợ giúp xã hội là nhóm duy nhất có doanh thu giảm so với cùng kỳ, giảm 3,12% do cơ bản tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát, ảnh hưởng không còn quá nặng nề. Xét từng quý thì doanh thu dịch vụ tăng ở cả 3 quý nhưng tăng mạnh nhất ở quý III với tốc độ tăng 167,19% so với cùng kỳ. Nhìn chung hoạt động dịch vụ khác đã phục hồi và có đà tăng trưởng khá tốt.

4.2. Hoạt động vận tải

Hoạt động kinh doanh vận tải, kho bãi 9 tháng năm 2022 diễn ra khá sôi động, doanh thu của hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đều tăng do sự thuận lợi về hạ tầng giao thông, chất lượng dịch vụ cũng như đầu tư thêm cơ sở vật chất của các đơn vị kinh doanh vận tải. Dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát số lượng tàu cập cảng ổn định, lượng hàng hóa thông qua cảng chủ yếu là nguyên vật liệu và thép qua cảng Sơn Dương của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa.


- Doanh thu vận tải, kho bãi tháng 9/2022 ước đạt 486,05 tỷ đồng, tăng 1,33% so tháng trước và tăng 78,41% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vận tải hành khách ước đạt 111,03 tỷ đồng, tăng 0,89% so với tháng trước và tăng 11,93 lần so với cùng kỳ năm trước; vận tải hàng hóa ước đạt 291,21 tỷ đồng, tăng 1,45% so tháng trước và tăng 46,30% so cùng kỳ năm trước; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 67,77 tỷ đồng, tăng 1,61% so với tháng trước và tăng 34,79% so với cùng kỳ năm trước.

- Tính chung 9 tháng năm 2022 doanh thu vận tải, kho bãi ước đạt 4.201,07 tỷ đồng, tăng 21,18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Vận tải hành khách ước đạt 869,61 tỷ đồng, tăng 21,21%; số lượng hành khách vận chuyển ước đạt 11.000,5 nghìn HK, tăng 14,07% và luân chuyển đạt 1.874,45 triệu HK.km, tăng 15,47%; vận tải hàng hóa ước đạt 2.546,06 tỷ đồng, tăng 29,0%; khối lượng vận chuyển ước đạt 28.583,14 nghìn tấn, tăng 30,27% và luân chuyển ước đạt 727,89 triệu tấn.km, tăng 28,50%. Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 645,16 tỷ đồng, tăng 0,15% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh vận tải, kho bãi 9 tháng năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, các tuyến xe liên tỉnh, xe buýt đã hoạt động lại bình thường, hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, các đơn vị kinh doanh vận tải tập trung đầu tư mạnh cả về chất lượng lẫn số lượng xe, càng giúp cho hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, việc hồi phục của ngành du lịch, lưu trú, lữ hành cũng là yếu tố quan trọng góp phần trong sự phát triển của vận tải hành khách trên địa bàn. Nhu cầu đi lại, tham quan du lịch của người dân trong các dịp lễ tăng cao, đây là tín hiệu khởi sắc cho hoạt động kinh doanh vận tải. Các doanh nghiệp vận tải đã tăng công suất vận chuyển để phục vụ nhu cầu đi lại của khách hàng. Cùng với đó, hoạt động xây dựng trên địa bàn tăng mạnh, nhu cầu về vận chuyển vật liệu xây dựng tăng. Giá xăng, dầu tăng cao so với cùng kỳ khiến cho giá vé hành khách, đơn giá vận chuyển hàng hóa tăng cũng là một trong nguyên nhân khiến doanh thu hoạt động vận tải kho bãi tăng.

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1. Tài chính, ngân hàng

1.1 Hoạt động tài chính


Kết quả thu NSNN 9 tháng năm 2022 đạt khá, điều này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh đã thích nghi với trạng thái bình thường mới, duy trì sản xuất - kinh doanh ổn định. Trong bối cảnh thực hiện nhiều chính sách phục hồi kinh tế như miễn, giảm, giãn các khoản thuế, phí để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, Hà Tĩnh đang làm tốt nhiệm vụ thu ngân sách và cân đối, phát triển nền kinh tế. Chi ngân sách Nhà nước cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ bố trí trong dự toán và các nhiệm vụ đột xuất quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương.

Tổng thu ngân sách nhà nước (đã loại trừ hoàn thuế) sơ bộ tính đến ngày 15/9/2022 đạt 13.277,39 tỷ đồng (tăng 22,63% so với cùng kỳ). Trong đó, thu nội địa đạt 6.296,17 tỷ đồng (chiếm 47,42% trong tổng thu) tăng 19,29% so với cùng kỳ. Một số sắc thuế thu vượt cao như: Thu tiền sử dụng đất 2.337,41 tỷ đồng (tăng 36,58% so với cùng kỳ); thu thuế thu nhập cá nhân 398,16 tỷ đồng (tăng 69,72% so với cùng kỳ); thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 1.036,98 tỷ đồng (tăng 56,89%); thu cấp quyền khai thác khoáng sản 63,93 tỷ đồng tăng 117,15%… Bên cạnh thu nội địa thì thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng khá so với cùng kỳ sơ bộ đạt 6.746,41 tỷ đồng (chiếm 50,81% tổng thu) tăng 40,58% so với cùng kỳ.

Chi ngân sách nhà nước cơ bản đáp ứng các nhiệm vụ đã bố trí trong dự toán và các nhiệm vụ đột xuất quan trọng về phát triển KT-XH, QP-AN của địa phương. Tổng chi ngân sách nhà nước tính đến ngày 15/9/2022 sơ bộ đạt 13.181,58 tỷ đồng giảm 14,31% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu nguồn chi thì chi đầu tư phát triển sơ bộ đạt 5.337,36 tỷ đồng chiếm 40,49% tổng chi, giảm 30,4% so với cùng kỳ; chi thường xuyên sơ bộ đạt 7.781,16 tỷ đồng chiếm 59,03% tổng chi, tăng 1,05% so với cùng kỳ năm 2021.

1.2 Hoạt động ngân hàng

Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng trong tháng 9/2022 có chững lại nhưng tổng thể 9 tháng năm 2022, tín dụng đạt mức tăng trưởng tốt với mức tăng 20,93% so với cuối năm 2021, đồng thời vượt kế hoạch tăng trưởng năm 2022. Nguồn vốn huy động 9 tháng đầu năm giảm 1,86% so với cuối năm 2021. Nguyên nhân giảm chủ yếu do nguồn tiền gửi thanh toán của một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn giảm mạnh, cụ thể tiền gửi thanh toán giảm 12,22% trong khi đó nguồn tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng 2,87%.


Ước nguồn vốn huy động đến 30/9/2022 đạt 85.795 tỷ đồng, giảm 1,86% so với cuối năm 2021.Trong đó, nguồn vốn huy động trung, dài hạn đạt 12.250 tỷ đồng, chiếm 14,28% tổng nguồn vốn huy động, tăng 6,29% so với cuối năm 2021; nguồn vốn huy động ngắn hạn đạt 73.545 tỷ đồng, giảm 21,66%. Tiền gửi tiết kiệm ước đạt 59.710 tỷ đồng, tăng 2,87% so với cuối năm 2021; tiền gửi thanh toán ước đạt 25.400 tỷ đồng, giảm 12,22% so với thời điểm cuối năm.

Dư nợ cho vay đến 30/9/2022 đạt 86.800 tỷ đồng, tăng 20,93% so với cuối năm 2021. Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 59.450 tỷ đồng (chiếm 68,49% tổng dư nợ), tăng 21,85% so với cuối năm; dư nợ trung dài hạn đạt 27.350 tỷ đồng (chiếm 31,51% tổng dư nợ) tăng 18,98%. Dư nợ đối với các lĩnh vực ưu tiên đạt 35.968 tỷ đồng, tăng 16,04% so với đầu năm. Tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng khá, trong đó tín dụng đối với cho vay nông nghiệp nông thôn tăng 16,27% so với cuối năm 2021, cho vay thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu tăng 66,56%, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 14,77%.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiêm túc chấp hành các quy định điều hành lãi suất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, không có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, vượt trần. Lãi suất huy động tiền gửi bằng VNĐ ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 2,9-3,95% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4-6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 5,3- 6,6%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Lãi suất huy động USD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và dân cư. Lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn phổ biến 4,5-9,5%/năm, trung dài hạn phổ biến 7-12%/năm. Lãi suất cho vay USD ngắn hạn phổ biến ở mức 1,04-3%/năm; trung, dài hạn phổ biến mức 4,5-5,5%/năm. Công tác quản lý ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng được triển khai thực hiện nghiêm túc tại địa bàn.

Tính đến 30/9/2022 nợ xấu ước tính 518 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng dư nợ (giảm 0,14% so với 6 tháng). Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ở mức thấp, giảm so với các năm trước và nằm trong giới hạn cho phép.

2. Vốn đầu tư phát triển

9 tháng năm 2022, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các đơn vị, địa phương đã tham gia tích cực trong công tác giải phóng mặt bằng, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn; các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước được đẩy nhanh tiến độ thi công cũng như công tác giải ngân nguồn vốn, đặc biệt có những dự án lớn như: Dự án sản xuất Pin do công ty giải pháp năng lượng VinES, dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 là những động lực làm tăng lượng vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2022 ước đạt 27.133 tỷ đồng, tăng 46,66% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn tập trung chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước với 15.158 tỷ đồng chiếm 55,86% trong tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Trong 9 tháng vừa qua, Hà Tĩnh tiếp tục triển khai có chiều sâu các hoạt động xúc tiến, mời gọi doanh nghiệp trong nước và quốc tế đến tìm hiểu, đầu tư trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Thời điểm hiện tại, các hạng mục quan trọng của dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II đang được tiến hành khẩn trương theo đúng tiến độ đề ra. Ngoài Nhiệt điện Vũng Áng II, các dự án lớn khác trong quá trình xây dựng như: Nhà máy Sản xuất Pin VinES (TX Kỳ Anh) đã triển khai được 62% vốn đầu tư giai đoạn 1; nhà máy bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh, các khu công nghiệp Cổng Khánh 1 và 2, khu đô thị TNR Stars Hồng Lĩnh (TX Hồng Lĩnh)... cũng đang được các nhà thầu tập trung thực hiện.


Dự ước tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh 9 tháng năm 2022 đạt 27.133 tỷ đồng, tăng 46,66% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 5.216 tỷ đồng, tăng 6.02% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư ngoài nhà nước ước đạt 15.158 tỷ đồng, tăng 16,09% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 33,54% và vốn hộ dân cư tăng 7,53%; vốn đầu tư thực hiện trực tiếp từ nước ngoài ước đạt 6.758 tỷ đồng, tăng 12 lần (tăng 1292,92%) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính dẫn đến tổng vốn đầu tư phát triển tăng so với cùng kỳ là do Dự án sản xuất Pin do công ty giải pháp năng lượng VinES đầu tư ước đạt 952 tỷ và dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 dự ước đạt 6.264 tỷ đồng.

3. Xuất nhập khẩu hàng hóa

Tình hình xuất khẩu tháng 9 năm 2022 tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng chung của thị trường thế giới, đặc biệt mặt hàng thép. Kim ngạch xuất, nhập khẩu trong tháng 9 ước đạt 412 triệu USD giảm 3,18% so với tháng trước và giảm 16,51% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2022 kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt 4.274,13 triệu USD tăng 5,40% so với cùng kỳ, chủ yếu do việc tăng nhập khẩu. Cụ thể công ty Formosa mặc dù hàng hóa sản xuất gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nhưng công ty vẫn tích cực nhập khẩu nguyên liệu đầu vào do các ưu đãi về quyền lợi và giá cả.


- Kim ngạch xuất khẩu: Tháng 9 ước đạt 114,5 triệu USD, tăng 15,96% so với tháng trước nhưng giảm 48,37% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù mặt hàng thép, phôi thép ước đạt 101,5 triệu USD có tăng so với tháng trước (tăng 37,05%) tuy nhiên so với cùng kỳ vẫn ở mức giảm khá sâu (giảm 49,71%). Còn lại các mặt hàng chủ lực khác như dăm gỗ, xơ sợi dệt, thủy sản... đều gặp khó khăn trong khâu xuất khẩu tiêu thụ.

Cộng dồn 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.279,83 triệu USD giảm 14,14% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu thép, phôi thép đã giảm dần tỷ trọng trong các mặt hàng xuất khẩu nhưng vẫn chiếm 87,37% ước đạt 1.118,21 triệu USD giảm 16,25%, tính chung 9 tháng ghi nhận việc tăng kim ngạch xuất khẩu ở các mặt hàng chủ lực khác như dệt, may mặc, dăm gỗ... dự báo khả năng xuất khẩu của mặt hàng dệt và may mặc sẽ là điểm sáng trong xuất khẩu tỉnh nhà trong thời gian tới.

- Kim ngạch nhập khẩu: Tháng 9/2022 ước đạt 297,5 triệu USD, tăng 9,51% so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm 8,96% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 2.994,3 triệu USD, tăng 16,76% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất Formosa đạt 2.610,3 triệu USD (Chiếm 87,18%) tăng 17,82%., mặc dù hàng hóa sản xuất gặp khó khăn trong việc tiêu thụ do tình hình chung của thế giới nhưng công ty vẫn tích cực nhập khẩu nguyên liệu đầu vào do các ưu đãi về quyền lợi và giá cả. Những tháng cuối năm dự báo kim ngạch xuất khẩu vẫn rất khó khăn do tình hình thế giới vẫn chưa có tín hiệu gì khởi sắc.

4. Giá cả, lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 đã có những tín hiệu tích cực và giảm nhẹ so với tháng trước. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định do những bất ổn về chính trị thế giới đã tác động tiêu cực và tình hình diễn biến giá cả khó nắm bắt ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong nước. Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, khí đốt vẫn đang ở mức cao ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế.


Chỉ số CPI tháng 9 giảm 0,25% so với tháng trước nhưng tăng 2,77% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khu vực thành thị giảm 0,14% so với tháng trước, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm trước; Khu vực nông thôn giảm 0,29% so với tháng trước, tăng 2,88% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 04 nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng so với tháng trước, trong đó, tăng rõ nhất ở nhóm hàng giáo dục tăng 2,30% còn lại chỉ tăng nhẹ, cụ thể: Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,17%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02% ; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,10%. Bên cạnh đó, có 05 nhóm hàng hóa có chỉ số giá giảm so với tháng trước: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,24%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,07%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,57%; giao thông giảm 1,80%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,15%. Có 02 nhóm không có biến động về chỉ số so với tháng trước gồm (Đồ uống và thuốc lá; bưu chính viễn thông).

Thị trường giá vàng 9999 trong tháng bình quân tăng so tháng trước do ảnh hưởng bởi các diễn biến từ thị trường thế giới. Giá vàng bình quân trong tháng ở mức 5.215 nghìn đồng/chỉ 9999, giá đô la Mỹ bình quân 2.405.970 đồng/100 USD.

Một số yếu tố chính tác động đến giá cả thị trường tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trong tháng 9/2022 gồm: (1) Giá nhiên liệu xăng, dầu qua các kỳ điều chỉnh trong tháng tiếp tục giảm dẫn tới giá bình quân giảm so với tháng trước; (2) Giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép tiếp tục giảm do những yếu tố bất ổn trên thị trường thế giới; (3) Yếu tố mùa vụ khi kết thúc tháng 7 âm lịch, nhu cầu nhiều nhóm mặt hàng có sự thay đổi như hoa tươi, đồ dùng gia đình. Bên cạnh đó, các mặt hàng phục vụ năm học mới như hàng may mặc, văn phòng phẩm cũng có sự biến động mạnh về giá. Ngoài ra, mùa thu hoạch cũng khiến nhóm các loại nông sản có sự biến động giá theo.


Tính chung CPI 9 tháng năm 2022 tăng 1,88% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khu vực thành thị tăng 1,85%; nông thôn tăng 1,89%. Phân theo nhóm ngành hàng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,91%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,29%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,15%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,31%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,75%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,18%; giao thông tăng 12,36%; bưu chính viễn thông giảm 0,25%; giáo dục tăng 0,40%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 2,69%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,75% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, thị trường tiêu dùng, từ đầu năm đến nay các mặt hàng có mức biến động mạnh chủ yếu tập trung ở các nhóm lương thực, thực phẩm, xăng dầu, điện nước sinh hoạt. Nhưng gần đây, do một số mặt hàng khác như nhiên liệu, vật liệu xây dựng, điện, nước sinh hoạt ở mức cao đã có dấu hiệu ổn định giảm giá khiến chỉ số giá tiêu dùng chung ở mức ổn định.

Dự kiến CPI tháng 10/2022 dự kiến tiếp tục tăng, Cụ thể, giá các loại lương thực thực, thực phẩm, đồ uống dự kiến tăng trở lại về cuối năm khi thời tiết chuyển mùa, việc vận chuyển gặp nhiều khó khăn hơn. Thời tiết chuyển dần sang mùa lạnh cũng khiến nhu cầu các nhóm mặt hàng như may mặc, thực phẩm, đồ dùng gia đình, điện, nước sinh hoạt có sự thay đổi.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Lao động, việc làm

Quý III năm 2022 tình hình về lao động và giải quyết việc làm cho người lao động tại Hà Tĩnh có phần khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước; nhiều doanh nghiệp đã khởi động các kế hoạch đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao nhu cầu sử dụng lao động, tập trung chủ yếu vào các ngành may mặc, kinh doanh, xây dựng, điện tử, sửa chữa máy móc…;so với cùng kỳ năm trước lao động đang làm việc trong nền kinh tế tăng 0,4%, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm 0,48 điểm %. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, lao động đang làm việc trong tỉnh tăng 0,32% so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm 0,22 điểm phần trăm.


- Lực lượng lao động: Ước tính quí III/2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Hà Tĩnh là 513.748 người, so với quý trước tăng 0,85% và 0,3% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó lực lượng lao động là nam 272.557 người (chiếm 53,05% trong tổng số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên); lực lượng lao động thuộc khu vực thành thị là 123.525 người (chiếm 24,04% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý III năm 2022 (lực lượng lao động 15 tuổi trở lên so với dân số 15 tuổi trở lên) là 52,37%, tăng 0,44 điểm phần trăm so với quý II/2022 và giảm 0,57 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 9 tháng năm 2022, lực lượng lao động 15 tuổi trở lên ước tính là 514.090 người, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó lực lượng lao động nam là 273.269 người, chiếm 53,16% trong tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên; lực lượng lao động thuộc khu vực thành thị là 122.942 người, chiếm 23,91%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 9 tháng năm 2022 là 52,4%, giảm 0,57 điểm % so với năm 2021. Tỷ lệ này cũng có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn, giữa nam và nữ, ở thành thị cao hơn nông thôn là 7,39 điểm phần trăm; nam giới cao hơn nữ giới là 11,14 điểm phần trăm.

- Lao động có việc làm: tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm ở Hà Tĩnh ước tính quý III năm 2022 là 490.761 người, chiếm 95,53% trong tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên; so với quý trước tăng 0,3% và tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong tổng số, lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị chiếm 24,1%; lao động có việc làm là nam giới chiếm 52,3%. Số lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 152.052 người, chiếm 30,98% trong tổng số; ngành công nghiệp và xây dựng là 143.865 người, chiếm 29,31%; ngành dịch vụ là 194.844 người, chiếm 39,7%.

Tính chung 9 tháng năm 2022, lực lượng lao động 15 tuổi trở lên có việc làm là 489.812 người, chiếm 95,28% tổng số lực lượng lao động 15 tuổi trở lên và tăng 0,32% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tổng số, lao động có việc làm ở thành thị chiếm 24,21%; ở nam giới chiếm 52,56%. Số lao động làm việc trong lĩnh vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 31,25% (tương ứng 153.061 người), giảm 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; khu vực Công nghiệp - Xây dựng chiếm 29,14% (tương ứng 142.742 người), tăng 0,82 điểm phần trăm; còn khu vực Dịch vụ chiếm 39,61% (tương ứng 194.009 người), tăng 0,18 điểm phần trăm.

- Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm: Ước tính quý III/2022, số người không có việc làm (thất nghiệp) là 22.987 người (chiếm 4,47% lực lượng lao động 15 tuổi trở lên); xét riêng trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ thất nghiệp quý III/2022 ước tính là 4,86%, giảm 0,42 điểm phần trăm so với quý trước và 0,48 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, số người không có việc làm (thất nghiệp) ước tính là 24.278 người, chiếm 4,72% lực lượng lao động 15 tuổi trở lên và giảm 0,03 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Xét riêng trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ thất nghiệp 9 tháng năm 2022 ước tính là 5,19%, giảm 0,22 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở Hà Tĩnh, ước tính quý III/2022 là 3,51%, giảm 0,32 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 9 tháng năm 2022, ước tính tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 3,79%, tăng 0,78 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

- Tình hình giải quyết việc làm: Quý III/2022, số người được giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động là 6.303 người, tăng 2,65% so với quý II/2022, tăng chủ yếu do xuất khẩu lao động (tăng 70,98% so với quý II/2022).

Ước tính 9 tháng năm 2022, số người được giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động là 18.918 người, đạt 85,99% kế hoạch năm 2022, tăng 53,63% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó: lao động được giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 7.022 người, chiếm 37,12% trong tổng số, tăng 53,63%; lao động đi làm việc ngoại tỉnh 4.427 người, chiếm 23,4%, tăng 192,6%; xuất khẩu lao động 7.469 người, chiếm 39,48%, tăng 43,3%.

2. Đời sống dân cư và đảm bảo an sinh xã hội


- Đời sống dân cư: Sau thời gian dài gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã hoạt động bình thường và dần đi vào ổn định góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh tiếp tục tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; xây dựng các mô hình sản xuất liên kết với doanh nghiệp, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất và làm thêm một số ngành nghề khác để tăng thu nhập, đời sống nhân dân ổn định, toàn tỉnh không xảy ra tình trạng thiếu đói trong dân cư.

- Công tác đảm bảo an sinh xã hội: 9 tháng đầu năm 2022 toàn tỉnh đã trao tặng khoảng 459.948 suất quà cho các đối tượng người có công, hộ nghèo, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng bảo trợ xã hội với tổng số tiền là 151,686 tỷ đồng. Cụ thể: Tặng quà cho người có công khoảng 304.599 suất quà trị giá 83,498 tỷ đồng; Tặng quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo khoảng 50.576 suất quà trị giá 25,376 tỷ đồng; Tặng quà cho người cao tuổi khoảng 37.207 suất quà trị giá 10,656 tỷ đồng; Tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khoảng 24.000 suất quà trị giá 12,725 tỷ đồng; tặng quà cho các đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khác khoảng 43.566 suất quà trị giá 19,431 tỷ đồng. Đồng thời trao tặng 12 sổ tiết kiệm với tổng số tiền là 104 triệu đồng. Số nhà tình nghĩa, nhà tình thương xây mới là 459 nhà kinh phí khoảng 32.219 triệu đồng; Số nhà tình nghĩa, nhà tình thương sửa chữa là 31 nhà kinh phí khoảng 1.034 triệu đồng. Cấp khoảng 22.039 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, 42.011 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, 155.181 thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và 49.860 thẻ bảo hiểm y tế cho người có công. Công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh triển khai kịp thời; các cấp, các ngành làm tốt công tác huy động nguồn lực, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khác kịp thời, chu đáo.

Ngoài ra thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-Ttg ngày 28/03/2022 của Chính Phủ về “Quy định việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động”; Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 11/5/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đến nay Hà Tĩnh đã hoàn thành việc chi trả hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Tổng số lao động được hỗ trợ 1.314 lao động với kinh phí hỗ trợ 1.999,5 triệu đồng, được chia làm 4 đợt. Đợt 1 là 301 lao động, kinh phí hỗ trợ 459 triệu đồng; đợt 2 là 375 lao động, kinh phí hỗ trợ 580 triệu đồng; đợt 3 là 169 lao động, kinh phí hỗ trợ 258 triệu đồng; đợt 4 là 465 lao động, kinh phí hỗ trợ 698,5 triệu đồng.

3. Giáo dục đào tạo

- Giáo dục phổ thông: Sáng ngày 5/9, hơn 350 ngàn giáo viên và học sinh ở 668 trường học trên địa bàn Hà Tĩnh náo nức khai trường. Lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023 được các trường học ở Hà Tĩnh tổ chức trực tiếp, gọn nhẹ, trang nghiêm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh ở khắp các vùng miền.

 Năm học 2022-2023 toàn tỉnh có 668 trường, trong đó có 527 trường đạt chuẩn quốc gia (gồm 255 trường mầm non (tăng 186 trường so với năm học trước), 221 trường tiểu học (không đổi), 147 trường THCS (không đổi), 45 trường THPT (không đổi)); với 10.783 lớp (mẩu giáo 2917 lớp (tăng 49 lớp); tiểu học 4250 lớp (tăng 82 lớp); THCS 2.427 lớp (tăng 83 lớp); THPT 1.189 lớp (giảm 3 lớp); 18.778 giáo viên (mầm non 5.621 người (giảm 73 giáo viên); tiểu học 5.605 người (tăng 232 giáo viên); THCS 4.799 người (tăng 361 giáo viên); THPT 2.753 người (tăng 29 người) và 335.175 học sinh (mầm non 74.416 học sinh (giảm 3.182 học sinh); tiểu học 136.500 học sinh (tăng 5886 học sinh); THCS 82.423 học sinh (tăng 4.609 học sinh); THPT 41.836 học sinh (tăng 3715 học sinh).

Kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 13.908 học sinh trúng tuyển, trong đó có 13.490 học sinh lớp không chuyên với 402 lớp và 418 học sinh chuyên với 12 lớp. Hệ bổ túc THPT có 3.724 học sinh trúng truyển.

- Giáo dục đào tạo: 9 tháng đầu năm 2022 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã duy trì tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 15.583 người. Trong đó: trình độ cao đẳng nghề khoảng 249 người; trình độ trung cấp nghề khoảng 7.349 người; trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng khoảng 7.985 người.

4. Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Để tiếp tục phòng chống hiệu quả với dịch bệnh, hạn chế các ca chuyển nặng thì việc tăng cường tiêm vắc-xin phòng COVID-19, nhất là các mũi nhắc lại đối với người từ 12 tuổi trở lên và các mũi cơ bản đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là hết sức cấp thiết. Bên cạnh đó Ngành Y tế Hà Tĩnh cùng các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp, khuyến cáo phòng, chống dịch sốt xuất huyết đang có chiều hướng diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh và các dịch bệnh khác trong giai đoạn chuyển mùa.


- Tình hình dịch bệnh Covid-19: Tổng số ca mắc từ ngày 01/01/2022 đến ngày 19/9/2022 là 56.771 ca, lũy kế từ 04/6/2021 đến nay 57.004 ca mắc. Toàn tỉnh đã có 13/13 địa phương thực hiện việc cách ly, điều trị các ca bệnh tại nhà với 50.115 ca, trong đó đã có 49.588 ca khỏi bệnh.

Tình hình điều trị các ca bệnh: Chuyển các Bệnh viện tuyến trên 128 BN. Điều trị khỏi 57.128 BN, trong đó có 124 BN tuyến trên, 57.004 BN tại Hà Tĩnh, 54 BN tử vong.

Nhờ vào cuộc quyết liệt nên nhiều địa phương của Hà Tĩnh đã có kết quả tiêm vắc-xin phòng COVID-19 đạt cao. Trên cơ sở số lượng vắc-xin được Bộ Y tế phân bổ, đến nay, Hà Tĩnh đã triển khai 31 đợt tiêm phòng cho người từ 12 tuổi trở lên và 16 đợt tiêm phòng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

- Tình hình dịch bệnh khác: Tính đến ngày 15/9/2022 trên địa bàn Hà Tĩnh đã phát hiện 387 ca sốt xuất huyết (gồm 11 ổ dịch với 120 ca mắc và 267 ca đơn lẻ), so với cùng kỳ năm trước: số ổ dịch tăng 9 ổ, tăng 87 ca mắc bệnh ở ổ dịch. Ngoài ra, 9 tháng năm 2022 trên địa bàn Hà Tĩnh còn một số ca bệnh đơn lẻ như: 267 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 37,14 lần so với cùng kỳ năm trước), 2 ca mắc sốt rét (tăng 100%), 0 ca viêm não do vi rút (giảm 93 ca), 68 ca mắc bệnh quai bị (tăng 134,48%), 132 ca mắc lỵ trực trùng (tăng 34,69%); 166 ca mắc lỵ a míp (tăng 23,36%); 114 ca mắc bệnh thủy đậu (giảm 83,41%), 10.310 ca mắc bệnh cúm (giảm 22,35%), 19 ca chân tay miệng (tăng 11,76%), tiêu chảy 2.041 ca, viêm gan vi rút khác 30 ca, tất cả các ca bệnh trên không tạo thành dịch và không có ca bệnh nào bị tử vong vì các bệnh nói trên.

- Công tác phòng chống HIV/AIDS: Trong tháng, có 01 người nhiễm mới HIV, 01 người chuyển thành AIDS và 01 người chết vì AIDS; so với cùng kỳ năm trước: giảm 01 người nhiễm mới HIV, giảm 01 người chuyển thành AIDS, giảm 01 người chết vì AIDS. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022 có 14 người nhiễm mới HIV, 7 người chuyển thành AIDS và 3 người chết vì AIDS, so với cùng kỳ năm trước: Giảm 21 người (giảm 60,0%) nhiễm mới HIV, giảm 25 người (giảm 78,12%) chuyển thành AIDS, tăng 1người chết vì AIDS (tăng 50%).

- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực hiện Kế hoạch số 60/KH-BCĐ ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh về việc Kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2022, toàn tỉnh tổ chức thành lập 231 đoàn kiểm tra liên ngành, từ ngày 25/8/2022 cho đến ngày 16/9/2022 đã kiểm tra được 2.722 lượt cơ sở, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 117 cơ sở, tổng số tiền xử phạt gần 300 triệu đồng, tiêu hủy nhiều hàng hóa thực phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm.

Trong tháng, không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, chỉ có 79 ca ngộ độc đơn lẻ. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022 có 01 vụ ngộ độc tập thể làm 4 người bị ngộ độc; ngoài ra có 659 ca bị ngộ độc đơn lẻ, không có người chết vì ngộ độc; so với cùng kỳ năm trước giảm 02 vụ ngộ độc tập thể (giảm 66,67%), giảm 49 ca ngộ độc tập thể (giảm 92,45%), số ca ngộ độc đơn lẻ giảm 264 ca (giảm 28,60%), số ca tử vong không đổi.

5. Hoạt động văn hóa - thể thao

- Hoạt động văn hóa: Trong tháng nhiều hoạt động văn hóa đã diễn ra sôi nổi. Sáng 24/8, UBND TX Kỳ Anh tổ chức khai mạc Liên hoan Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Nội dung các tiết mục tập trung vào chủ đề: Ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống, lao động sản xuất, thi đua yêu nước..Sáng ngày 5/9/2022 (tức ngày 10/8 âm lịch), tại Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, đoàn cán bộ của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh, tổ chức dâng hương nhân ngày giỗ lần thứ 202 của Đại thi hào Nguyễn Du. Lễ giỗ Đại thi hào Nguyễn Du là dịp để tưởng nhớ, tôn vinh những giá trị mà Danh nhân văn hóa thế giới để lại cho dân tộc, cho nhân loại. Nhìn chung 9 tháng năm 2022 nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19, hoạt động văn hóa sôi nổi hơn so với cùng kỳ năm trước.

- Công tác kiểm tra, thanh tra văn hóa: Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đã tổ chức 4 cuộc kiểm tra chuyên ngành tại 124 cơ sở kinh doanh các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; lập biên bản nhắc nhở đối với 95 cơ sở kinh doanh còn hạn chế, thiếu sót; xử phạt hành chính 01 cơ sở với số tiền 05 triệu đồng.

 - Hoạt động thể thao:

+Thể thao quần chúng: Trong tháng hoạt động thể thao quần chúng tiếp tục được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng. Ngày 28/8 tại Nhà thi đấu TDTT Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ khai mạc Đại hội Thể dục thể thao lần thứ IX năm 2022 (Đại hội TDTT toàn tỉnh được tổ chức theo chu kỳ 4 năm một lần) thu hút gần 2000 VĐV tham gia ở 15 môn thi đấu: việt dã, bóng đá nam, bóng chuyền nam thanh niên, bóng chuyền hơi, bóng chuyền bãi biển, kéo co, đua thuyền, cầu lông, bóng đá thiếu niên, bóng đá nhi đồng, vovinam, quần vợt (triển khai từ đầu năm). Ngoài ra, chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2022) nhiều hoạt động thể dục thể thao đã diễn ra như Giải Đua thuyền thúng năm 2022 tại huyện Lộc Hà; Giải đua thuyền trên hồ Bồng Sơn huyện Hương Khê với sự tham gia của 24 đội, trong đó có 15 đội nam và 9 đội nữ, đặc biệt, giải đua thuyền năm nay còn có sự tham gia của các đội huyện Nakai, tỉnh Khăm Muộn, Nước bạn Lào, đội huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình và đội huyện Vũ Quang…Nhìn chung 9 tháng năm 2022 nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19 hoạt động thể thao quần chúng sôi nổi hơn so với cùng kỳ năm trước.

+ Thể thao thành tích cao: Tính chung 9 tháng năm 2022, Đoàn thể thao Hà Tĩnh tham gia 29 giải đấu, đạt 209 huy chương các loại (81 huy chương vàng, 60 huy chương bạc, 68 huy chương đồng), trong đó 04 giải quốc tế đạt 19 huy chương (8HCV-7HCB-4HCĐ), SEA Games 31 đạt 16 huy chương (6 huy chương vàng, 7 huy chương bạc, 3 huy chương đồng).

6. Tai nạn giao thông

Tính từ ngày 15/8-14/92022 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xảy ra 7 vụ tai nạn đường bộ, làm 8 người chết, không có người bị thương, thiệt hại 140 triệu đồng. So với tháng trước giảm 2 vụ tai nạn đường bộ, tăng 2 người chết và số người bị thương không đổi; so với cùng kỳ năm trước số vụ không đổi và giảm 1 người chết và số người bị thương không đổi.


Tính chung 9 tháng năm 2022 (tính từ ngày 15/12/2021-14/9/2022) đã xẩy ra 69 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 60 người chết, 28 người bị thương, tổng thiệt hại ước tính 1.140 triệu đồng, so với cùng năm 2021 số vụ tai nạn giảm 9 vụ (giảm 11,54%); giảm 8 người chết (giảm 11,76%) và tăng 2 người bị thương (tăng 7,69%), số tiền nộp phạt tăng 78 triệu đồng.

7. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ


- Tình hình cháy, nổ: Từ ngày 15/8/2022 đến ngày 14/9/2022 đã xảy ra 4 vụ cháy, nổ không có thiệt hại về người, tổng thiệt hại ước tính là 2532 triệu đồng. So với tháng trước giảm 5 vụ cháy,nổ; số người chết không đổi, giảm 1 người bị thương; so với cùng kỳ năm trước giảm 1 vụ; số người chết và số người bị thương không đổi.

Tính chung 9 tháng đầu năm (từ ngày 15/12/2021-14/9/2022) đã xảy ra 38 vụ cháy, nổ làm 1 người chết, 1 người bị thương, tổng thiệt hại ước tính 4.797 triệu đồng; so với cùng kỳ năm trước giảm 2 vụ (giảm 5%), giảm 2 người chết (giảm 66,67%), giảm 1 người bị thương (giảm 50%); thiệt hại ước tính tăng 2.261 triệu đồng.

- Công tác bảo vệ môi trường: Tính từ ngày 15/8 đến ngày 14/9/2022 đã phát hiện 85 vụ, đã xử lý 44 vụ, với tổng số tiền xử phạt là 234,93 triệu đồng; so với tháng trước số vụ phát hiện tăng 19 vụ (tăng 28,79%), số vụ đã xử lý không đổi, số tiền nộp phạt tăng 153,45 triệu đồng (tăng 188,33%); so với cùng kỳ năm 2021 tăng 75 vụ đã phát hiện (tăng 750%), tăng 34 vụ đã xử lý (tăng 340%), số tiền xử phạt tăng 142,33 triệu đồng (tăng 153,70%).

Tính chung 9 tháng đầu năm (ngày 15/12/2021 - 14/9/2022) đã phát hiện 693 vụ, đã xử lý 464 vụ, với tổng số tiền xử phạt 1.791,92 triệu đồng; so với cùng kỳ năm trước số vụ phát hiện tăng 578 vụ (tăng 502,61%), số vụ xử lý tăng 377 vụ (tăng 433,33%), tsố tiền nộp phạt tăng 570,07 triệu đồng (tăng 46,66%).

Vi phạm môi trường đã phát hiện trong 9 tháng chủ yếu là vận chuyển, khai thác cát trái phép, sử dụng xung kích điện đánh bắt thủy sản trái phép... gồm 630 vụ (chiếm 90,91%); vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường 34 vụ (chiếm 4,91%); xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường 24 vụ (3,46%); thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường 5 vụ (chiếm 0,72%).

8. Thiệt hại thiên tai

Trong tháng, không xảy ra thiên tai. So với tháng trước giảm 1 vụ, giảm 1 người chết, số người bị thương không đổi; so với cùng kỳ năm trước giảm 1 vụ, giảm 1 người chết, số người bị thương không đổi.

Tính chung từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xảy ra 6 vụ thiên tai, cụ thể là 01 vụ sóng to, gió lớn (ngày 3/4); 01 vụ mưa lớn (ngày 30/4-1/5); 3 vụ sét đánh (ngày 26/5 ;14/6 và 21/7 ), 01 vụ lốc xoáy (ngày 14/6). 6 vụ thiên tai đã làm chết 4 người, làm hư hỏng 01 chiếc tàu, 17 nhà hư hỏng, thiệt hại 512 ha diện tích lúa, 153 ha diện tích hoa màu, ước tính tổng thiệt hại là 7.968 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước giảm 2 vụ thiên tai, số người chết không đổi, giảm 1 người bị thương, tổng thiệt hại về tài sản giảm 39.032 triệu đồng./.

BBT


Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện