Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |    Xây dựng các bảng lương mới áp dụng từ giữa năm 2024   |   

Sức mạnh nội sinh, tô đẹp vùng đất núi Hồng, sông La

  

08:16 10/05/2024

Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã thực sự thấm sâu vào cuộc sống, chuyển hóa thành sức mạnh nội sinh to lớn trên quê hương Hà Tĩnh.

Hiện thực hóa mục tiêu về xây dựng văn hóa, con người

Ngày 9/6/2014, BCH Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Mục tiêu chung của Nghị quyết số 33-NQ/TW (Nghị quyết số 33) là xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong đó, quan điểm: Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa được đặt lên hàng đầu.

Dòng chảy văn hóa được bồi đắp dồi dào, thấm đẫm, trở thành sức mạnh nội sinh to lớn góp phần đưa Hà Tĩnh phát triển. Ảnh Đậu Hà.

Để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 33, 10 năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở Hà Tĩnh luôn đưa nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh vào kế hoạch phát triển KT-XH hằng năm của địa phương, đơn vị. Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành 74 văn bản về văn hóa, con người; HĐND tỉnh ban hành 13 nghị quyết chuyên đề, UBND tỉnh ban hành 92 văn bản nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của nghị quyết và Chương trình hành động số 1347-CTr/TU của BCH Đảng bộ tỉnh; 100% huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết; một số đơn vị ban hành nghị quyết chuyên đề của BCH, BTV về văn hóa, con người.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp Sở VH-TT&DL, Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 18- NQ/TU ngày 22/12/2023 của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới (tháng 3/2023).

Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Hội nghị Văn hóa toàn tỉnh năm 2022, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội về xây dựng, phát triển văn hóa, con người có sự chuyển biến rõ nét. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển văn hóa, con người, từng bước xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và quá trình đổi mới, hội nhập của đất nước.

Quy tắc ứng xử văn hóa nơi công cộng được xã Tượng Sơn (Thạch Hà) thực hiện hiệu quả.

Các địa phương trong toàn tỉnh đều thấm nhuần tinh thần Nghị quyết số 33, coi việc xây dựng văn hóa, con người là nền tảng, cốt lõi, làm tiền đề để phát triển KT-XH. Ông Dương Kim Huy - Bí thư Đảng ủy xã Tượng Sơn (Thạch Hà) bày tỏ: “Xã đã có chương trình hành động nhằm cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết số 33. Việc phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với phát triển kinh tế. Các thiết chế văn hóa được đầu tư đạt chuẩn. Đặc biệt, nét đẹp con người Tượng Sơn được phát huy khi xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Văn hóa trong ứng xử, văn hóa trong Đảng, văn hóa trong SXKD đều được chú trọng xây dựng…”.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để con người phát triển toàn diện

Để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giúp con người phát triển toàn diện, đồng thời phát huy nhân tố con người, chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa trong việc tạo nên môi trường văn hóa, 10 năm qua, Hà Tĩnh đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” lên một bước mới, gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Phong trào xây dựng “Khu dân cư văn hóa”, “Gia đình văn hóa” được nhân rộng và từng bước nâng cao chất lượng. Việc xây dựng cơ quan, công sở, trường học, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa được quan tâm. Cơ sở vật chất văn hóa của Hà Tĩnh vượt lên so với mặt bằng của cả nước. Dòng chảy văn hóa trở nên dồi dào, thấm đẫm, trở thành sức mạnh nội sinh to lớn.

Đoàn kiểm tra phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Trung ương do đồng chí Nguyễn Lam - Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn đến tham quan mô hình Nhà văn hóa cộng đồng tại xã Trung Lộc, huyện Can Lộc (tháng 4/2024).

Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về văn hóa được tăng cường. Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành một số cơ chế, chính sách quan trọng về phát triển văn hóa. Trong đó, nổi bật là Nghị quyết số 93/2008/NQ-HĐND ngày 16/7/2018 về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa: dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, Truyện Kiều, Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng Hoa sứ trình đồ, giai đoạn 2018-2025 và những năm tiếp theo. Tổng kinh phí chi ngân sách thường xuyên cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch tăng lên hằng năm. Hà Tĩnh hiện có 5 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; 2 danh nhân văn hóa được UNESCO công nhận; hơn 1.800 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, đã xếp hạng 666 di tích; có 3 bảo vật quốc gia là Bia Sùng Chỉ, Súng thần công, Chuông chùa Rối; 104 lễ hội được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia.

Ca trù và dân ca ví, giặm là những nét văn hóa độc đáo của Hà Tĩnh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Đậu Hà - Trần Chung.

Tỉnh cũng quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu trên lĩnh vực văn hóa, ban hành các cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, quan tâm các chế độ, chính sách đối với đội ngũ làm công tác văn hóa. Từ đó, người làm công tác văn hóa cũng nêu cao trách nhiệm của mình, tâm huyết, cống hiến nhiều hơn cho công việc.

Ông Trịnh Ngọc Chung - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Hương Sơn.

Ông Trịnh Ngọc Chung - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Hương Sơn chia sẻ: “Trong 10 năm qua, tôi đã nỗ lực hết mình để vừa thực hiện tốt việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chung vừa nỗ lực góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thông qua việc sáng tác ca khúc mới và soạn lời mới cho các làn điệu dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Với tôi, việc đưa Nghị quyết số 33 vào cuộc sống vừa là trách nhiệm cũng là mong muốn cá nhân để góp phần xây dựng văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ mới”.

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33, Chương trình hành động số 1347- CTr/TU, lĩnh vực văn hóa, con người Hà Tĩnh có những bước phát triển khá toàn diện.

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33, Chương trình hành động số 1347- CTr/TU, lĩnh vực văn hóa, con người Hà Tĩnh có những bước phát triển khá toàn diện. Thời gian tới, cùng với sự phát triển KT-XH, việc xây dựng văn hóa sẽ còn nhiều nhiệm vụ mới.

"Cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp cần tiếp tục xây dựng, phát triển toàn diện văn hóa và con người Hà Tĩnh thấm nhuần tinh thần dân tộc, giàu bản sắc quê hương, tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, địa bàn dân cư; chăm lo xây dựng môi trường văn hóa trong gia đình, dòng họ, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp.

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; phát triển các sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng, giàu bản sắc; phát triển đa dạng các loại hình văn học, nghệ thuật. Tập trung đầu tư nguồn lực để văn hóa phát triển toàn diện, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững, sớm trở thành tỉnh khá của cả nước.

Tích cực phát huy hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung vào xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Cần khai thác hết các tiềm năng, lợi thế của văn hóa, con người Hà Tĩnh; xây dựng đội ngũ quản lý văn hóa các cấp phải thực sự am hiểu và có tâm huyết về văn hóa; sớm xây dựng chương trình hành động, tổ chức thực hiện hiệu quả, sát thực tiễn Nghị quyết số 18-NQ/TU về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới”. - Đồng chí Trần Thế Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.

Theo BHT 

Link: https://baohatinh.vn/suc-manh-noi-sinh-to-dep-vung-dat-nui-hong-song-la-post266214.html


Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện