Bước đi chặt chẽ, cách làm minh bạch trong sắp xếp bộ máy ở Hà Tĩnh
Thực hiện các Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Hà Tĩnh đã chặt chẽ, minh bạch trong bước đi, cách làm, triển khai ở tất cả các sở, ngành, địa phương, đơn vị.
Ông Trần Huy Liệu - Phó Giám đốc Sở Nội vụ: Coi trọng minh bạch, dân chủ khi sắp xếp bộ máy
Theo Kết luận số 92-KL/TU ngày 3/10/2018 của BTV Tỉnh ủy về một số vấn đề tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Hà Tĩnh đã và đang tập trung cao cho công tác sắp xếp, kiện toàn bộ máy. Đối với các cơ quan hành chính cấp tỉnh, toàn tỉnh đã giảm 5 chi cục, 29 phòng chuyên môn thuộc sở, ngành, 29 phòng, tổ chức thuộc các ban, chi cục; thực hiện việc sắp xếp hệ thống mạng lưới trường học, y tế theo Nghị quyết số 94/NQ-HĐND, Nghị quyết số 96/NQ-HĐND được HĐND tỉnh thông qua. Đối với cấp huyện, tiếp tục tinh gọn bên trong các tổ chức, đơn vị; tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp cấp huyện theo hướng tự chủ. Năm 2019, cơ bản sắp xếp hợp lý các đơn vị cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về diện tích tự nhiên và quy mô dân số.
Quá trình sáp nhập, sắp xếp các tổ chức nhằm giảm đầu mối sẽ dẫn đến việc dôi dư cán bộ, công chức, viên chức, ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, nội bộ cơ quan, đơn vị, vì thế, các ngành, địa phương cần phải hết sức công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ khi tiến hành sắp xếp bộ máy, bố trí cán bộ.
Ông Lê Ngọc Châu - Giám đốc Sở Y tế: Giảm tối thiểu 50% biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Triển khai tinh gọn bộ máy ngành y tế theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII đáp ứng được 2 yêu cầu: Tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành; phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành y tế hiện nay và thời gian tới khi Nghị định 146/2018/NĐ-CP, ngày 17/10/2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật BHYT có hiệu lực. Tính đến ngày 1/11/2018, đối với tuyến tỉnh, ngành y tế Hà Tĩnh đã công bố thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) trên cơ sở tổ chức lại 6 đơn vị thuộc lĩnh vực y tế dự phòng tuyến tỉnh; sáp nhập Trung tâm Pháp y và Giám định y khoa Hà Tĩnh thành Trung tâm Pháp y và Giám định y khoa tỉnh.
Theo lộ trình, giai đoạn từ năm 2018 đến 2021, ngành y tế Hà Tĩnh giảm tối thiểu 57% đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong toàn tỉnh. Giai đoạn từ năm 2021 đến 2025, đạt tối thiểu 27% đơn vị sự nghiệp y tế trong toàn tỉnh có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên (tự chủ nhóm II); giảm tối thiểu 50% biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với biên chế được giao năm 2021.
Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT: Sáp nhập trường linh hoạt, bài bản, phù hợp thực tiễn
Việc sáp nhập trường lớp được xây dựng cụ thể trong đề án phát triển giáo dục mầm non, phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Lộ trình sắp xếp trường học giai đoạn mới được phân cấp rõ và trao quyền tự chủ cho các địa phương, đơn vị. Dựa vào điều kiện thực tiễn từng địa bàn, đơn vị, địa phương được linh hoạt lựa chọn các phương án: Sáp nhập cùng cấp thành trường liên xã hoặc liên cấp tiểu học - THCS cùng xã. Việc sắp xếp tuân thủ các nguyên tắc: Thuận lợi cho người học, không xáo trộn việc tổ chức dạy học, không lãng phí cơ sở vật chất và phải gắn với việc sắp xếp, nâng cao chất lượng đội ngũ.
Từ đầu năm học đến nay, toàn tỉnh đã có 4 huyện là Can Lộc, Kỳ Anh, Thạch Hà và Hương Khê triển khai thực hiện việc sắp xếp trường học. Từ 14 trường ban đầu, sau khi sáp nhập chỉ còn 7 trường. Sau 1 học kỳ thực hiện việc sáp nhập cho thấy, việc dạy học vẫn duy trì nền nếp, ổn định; đội ngũ giáo viên, hỗ trợ lẫn nhau trong chuyên môn, góp phần giảm áp lực thừa - thiếu giáo viên, tạo điều kiện trong trao đổi chuyên môn nghiệp vụ. Theo lộ trình sáp nhập, sau khi hoàn thành quy hoạch, toàn tỉnh sẽ có 641 trường công lập.
Ông Nguyễn Như Dũng - Bí thư Huyện ủy Can Lộc: Xây dựng lộ trình vững chắc, tạo sự đồng thuận cao