Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |    Xây dựng các bảng lương mới áp dụng từ giữa năm 2024   |   

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và Quý I năm 2023

  

16:42 29/03/2023

Quý I năm 2023, thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, QPAN trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục gặp không ít khó khăn, thách thức; những tác động tiêu cực từ lạm phát, suy thoái nền kinh tế thế giới, lãi suất ngân hàng tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình trình sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng của người dân và các doanh nghiệp..vv. Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ngay từ đầu năm đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội trên từng ngành, lĩnh vực, địa phương; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm; phục hồi, phát triển công nghiệp; giữ vững ổn định sản xuất nông nghiệp; tiếp tục tập trung cao trong chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; khai thác hiệu quả và phát huy tiềm năng lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Kết quả đạt được trên các ngành, lĩnh vực trong quý I năm 2023 như sau: 

LĨNH VỰC KINH TẾ

1.Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất trồng trọt trong quý I năm 2023 chủ yếu tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông 2022-2023 và tiến hành gieo trồng, chăm sóc cây vụ Xuân 2023. Hiện nay, các trà lúa Xuân đang giai đoạn đẻ nhánh rộ, phát triển mạnh thân lá, các loại cây trồng khác sinh trưởng và phát triển tốt, bà con nông dân đang tích cực chăm sóc các loại cây trồng, đặc biệt là thăm đồng phát hiện và phòng trừ các loại sâu bệnh phá hoại; Hoạt động chăn nuôi tương đối ổn định, sản lượng các loại thịt hơi xuất chuồng của đàn vật nuôi tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, các dịch bệnh đối với chăn nuôi cơ bản được kiểm soát; Sản xuất lâm nghiệp thời tiết khá thuận lợi cho việc trồng rừng nên các chủ rừng tích cực triển khai trồng và chăm sóc rừng, sản lượng gỗ khai thác trong quý tăng khá do đến chu kỳ khai thác; Hoạt động sản xuất thủy sản có nhiều tín hiệu khả quan khi người dân tích cực ra khơi bám biển, sản lượng khai thác và nuôi trồng tăng so với cùng kỳ năm trước.

1.1 Sản xuất nông nghiệp

a) Trồng trọt

*Cây hằng năm

Kết quả chính thức sản xuất vụ Đông 2022-2023: Tổng diện tích gieo trồng các loại cây vụ Đông 2022-2023 tăng 427 ha so với cùng kỳ năm trước và tăng 2.309 ha so với kế hoạch.


Cây ngô: Diện tích ngô tăng 510 ha so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do năm nay bà con tận dụng những ngày nắng ráo để xuống giống gieo trỉa ngô hết diện tích hiện có. Bên cạnh đó, vụ Đông năm 2021-2022 ở huyện Hương Sơn một số xã miền núi gieo trỉa xong bị mưa ngập chậm lịch thời vụ nên chuyển sang trồng ngô sinh khối. Diện tích ngô chủ yếu tăng ở huyện Hương Sơn (tăng 209 ha) và huyện Hương Khê (tăng 419 ha). Năng suất ngô vụ Đông tăng 2,87 tạ/ha, với sản lượng ngô tăng 3.468 tấn so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, do cả diện tích và năng suất đều tăng nên sản lượng ngô tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Cây ngô sinh khối chính thức đạt 1.071 ha, bằng 113,22% (tăng 125 ha) so với cùng kỳ, chiếm 16,97% tổng diện tích ngô. Ngô sinh khối chủ yếu là phục vụ làm thức ăn cho gia súc của người dân.

Cây lấy củ có chất bột: Diện tích cây lấy củ có chất bột chính thức đạt 1.323 ha, bằng 85,59% (giảm 223 ha) so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là diện tích khoai lang với 1.303 ha, bằng 85,79% (giảm 216 ha) so với cùng kỳ, chiếm 98,48% tổng diện tích cây lấy củ có chất bột. Diện tích khoai lang chủ yếu giảm ở huyện Nghi Xuân (giảm 123 ha). Nguyên nhân giảm là do một số xã có xây dựng khu công nghiệp nên chuyển mục đích sử dụng đất. Bên cạnh đó, năng suất khoai Đông thường thấp mà chi phí cao nên người dân cũng ít sản xuất. Năng suất khoai lang giảm 0,75 tạ/ha, với sản lượng giảm 1.478 tấn so với cùng kỳ năm trước. Do cả diện tích và năng suất đều giảm nên sản lượng khoai giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Cây có hạt chứa dầu: Diện tích cây có hạt chứa dầu chính thức đạt 9 ha, bằng 39,64% (giảm 14 ha). Đây là diện tích lạc vụ Đông ở các huyện Nghi Xuân, Can Lộc. Do thời tiết đầu vụ Đông ở Hà Tĩnh thường nhiều mưa, việc gieo trồng lạc gặp khó khăn nên người dân ít gieo trỉa mà chủ yếu sản xuất lạc vụ Xuân. Năng suất lạc vụ Đông 2022-2023 đạt 19,13 tạ/ha, bằng 103,04% (tăng 0,56 tạ/ha) so với cùng kỳ năm trước với sản lượng lạc đạt 18 tấn, bằng 40,84% (giảm 26 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Tuy năng suất lạc vụ Đông tăng hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng do thời tiết đầu vụ Đông mưa nhiểu đã ảnh hưởng đến việc gieo trỉa làm cho diện tích giảm nên sản lượng giảm.

Cây rau các loại: Diện tích rau các loại giảm 19 ha. Nguyên nhân giảm do vụ Đông năm nay thời tiết đầu vụ có nhiều ngày mưa rét nên nhiều hộ không tiến hành sản xuất cây vụ Đông. Năng suất các loại rau tăng 0,89 tạ/ha, với sản lượng rau tăng 322 tấn so với cùng kỳ năm trước. Tuy diện tích gieo trồng rau các loại vụ Đông năm 2022-2023 giảm nhưng do thời tiết thuận lợi hơn ở giữa vụ và cuối vụ nên năng suất và sản lượng rau tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.

Sản xuất vụ Xuân 2023: Tính đến ngày 13/3/2023, toàn tỉnh đã gieo cấy lúa đạt 99,98% kế hoạch, trong đó: Diện tích lúa cấy là 5.388 ha (chiếm 9,1% tổng diện tích gieo cấy) và diện tích lúa gieo thẳng là 53.650 ha (chiếm 90,9% tổng diện tích gieo cấy). Cơ cấu giống lúa chủ yếu là nhóm giống Nếp, Nhị ưu 838, Thái Xuyên 111, HT1, KD18, KDDB, BQ, Hà Phát 3, Bắc Thịnh, VNR20,…chiếm trên 95% tổng diện tích gieo cấy. Một số địa phương có diện tích gieo cấy vượt kế hoạch như: Hương Khê, Đức Thọ.

 *Cây lâu năm


 Cây lâu năm trên địa bàn Hà Tĩnh chủ yếu là cây ăn quả, cao su và chè. Diện tích cây lâu năm trên địa bàn Hà Tĩnh có đến cuối năm 2022 là 31.698 ha, tăng 199 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Diện tích cây ăn quả là 19.497 ha, tăng 396 ha so với năm 2021, chiếm 61,51% tổng diện tích cây lâu năm và diện tích chè là 2.973 ha, chiếm 9,4% tổng diện tích cây lâu năm, giảm 160 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong những năm qua, diện tích cây ăn quả phát triển mạnh, hiện nay quỹ đất để trồng cây ăn quả dần bị thu hẹp nên diện tích trồng mới cây lâu năm là không nhiều. Hiện nay cây ăn quả trong thời vụ ra hoa kết quả và đang được bà con nông dân tích cực chăm bón nên cây lâu năm phát triển ổn định.

*Tình hình dịch bệnh, thiệt hại

Trên cây lúa: Bệnh đạo ôn lá phát sinh gây hại ở Đức Thọ, Thạch Hà, Nghi Xuân, tỉ lệ trung bình 1-3%, cục bộ nơi cao 3-5% tập trung chủ yếu trên lúa gieo thẳng, diện tích 1,3 ha; ốc bươu vàng gây hại ở vùng sâu trũng, ngập nước không chủ động nước ở Đức Thọ, Cẩm Xuyên, mật độ trung bình 3-5con/m2, nơi cao 7-15 con/m2, diện tích 197 ha, trong đó 5 ha nhiễm nặng; chuột gây hại trên lúa gieo thẳng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, tỉ lệ trung bình 3-5%, nơi cao 7-10%, cục bộ 15-20%, diện tích 431 ha, trong đó 7 ha nhiễm nặng; bọ trĩ, ruồi đục nõn phát sinh gây hại ở Thạch Hà, Đức Thọ, Lộc Hà, Hồng Lĩnh, tỉ lệ 5-7%, nơi cao 7-10%, diện tích 88 ha; tuyến trùng rễ gây hại trên những chân ruộng khô, không chủ động nước, ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, diện tích 253 ha; bệnh vàng lá, nghẹt rễ sinh lý xuất hiện ở một số địa phương Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm xuyên,…tỷ lệ bệnh 70-90%, chủ yếu trên các giống VRN20, Hòa Phát…

Trên cây trồng cạn: Sâu keo mùa thu, sâu cắn lá phát sinh gây hại trên trà ngô 3-7 lá, diện tích nhiễm 7 ha; bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ gây hại trên trà ngô sớm, diện tích 25 ha; sâu đục thân, đục bắp gây hại trên trà ngô sớm, diện tích 10 ha tập trung tại Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Cẩm Xuyên…Tại Nghi Xuân hiện tượng cây thiếu chất (thiếu lân) gây ra bệnh huyết dụ, diện tích 50 ha; nhóm sâu ăn lá (sâu xanh bướm trắng, sâu keo) phát sinh gây hại trên cây rau trong vườn hộ, mật độ trung bình 3-5con/m2, nơi cao 5-7con/m2, diện tích 30 ha; rệp xanh, rệp đen gây hại trên rau họ hoa thập tự, tỉ lệ trung bình 5-7%, nơi cao 10-12%, diện tích 15 ha; bệnh sương mai tỉ lệ 7-10, nơi cao 10-15%, diện tích 17 ha; bọ nhảy 32 ha tập trung ở Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Hồng Lĩnh.

Trên cây ăn quả có múi: Sâu đục thân, đục cành 20 ha; sâu vẽ bùa, sâu nhớt 57 ha; bệnh ghẻ sẹo trên cây cam, diện tích 9 ha; bệnh chảy gôm 10 ha; rệp muội 20 ha; rầy chổng cánh 10 ha; bệnh vàng lá thối rễ 5 ha, phân bố tại Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Can Lộc,…

b) Chăn nuôi


Với kết quả như phản ánh ở trên cho thấy sản xuất chăn nuôi quý I năm 2023 ổn định và sản lượng các loại thịt hơi xuất chuồng của đàn vật nuôi tăng hơn so với cùng kỳ năm 2022. Các dịch bệnh đối với chăn nuôi cơ bản được kiểm soát, việc tái đàn và phục hồi chăn nuôi đang tiếp tục được thực hiện, tổng đàn lợn và đàn gia cầm tăng nhẹ. Tuy nhiên, do giá bán thịt hơi trâu, bò giảm mạnh nên người dân không mở rộng quy mô chăn nuôi đã làm cho tổng đàn trâu, bò đang có xu thế giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2023, người chăn nuôi đã cung ứng các sản phẩm chăn nuôi phục vụ dịp Tết. Nhìn chung, lượng cung các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh dịp Tết vừa qua tương đối dồi dào, giá cả ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân, không xẩy ra hiện tượng khan hàng và tăng giá thực phẩm chăn nuôi. Sau khi tiêu thụ sản phẩm phục vụ nhu cầu dịp Tết thì hiện nay người chăn nuôi tiếp tục tái đàn. Tuy nhiên, do giá thức ăn và các chi phí đang tăng cao là khó khăn và rào cản lớn đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn trong thời gian tới.

Tình hình dịch bệnh, thiệt hại: Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, trong tháng 3/2023 không phát sinh dịch bệnh đối với đàn vật nuôi. Như vậy, tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2023 trên địa bàn Hà Tĩnh chỉ có 21 con trâu, bò mắc bệnh lở mồm long móng tại xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh.

1.2. Lâm nghiệp


Thời gian qua, điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho việc trồng cây nên các chủ rừng đã tích cực triển khai thực hiện trồng rừng vụ Xuân Hè năm 2023. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào quỹ đất rừng sản xuất khai thác nên kết quả trồng rừng tập trung trong tháng 3 và cả quý I/2023 giảm hơn so với cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích rừng trồng tập trung 3 tháng đầu năm 2023 giảm 87 ha so với cùng kỳ năm trước. Việc trồng cây xanh phân tán để tạo môi trường sống trong lành luôn được các địa phương quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, do quỹ đất trồng cây xanh ở các đô thị và khu dân cư ngày càng thu hẹp nên kết quả trồng cây phân tán quý I/2023 giảm 227 ngàn cây so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng gỗ phụ thuộc vào chu kỳ khai thác của rừng sản xuất nên thường thiếu ổn định giữa các tháng. Kết quả sản lượng gỗ khai thác trong quý I/2023 tăng 4.273 m­3 so với cùng kỳ năm trước.

Công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2023, trên địa bàn Hà Tĩnh không xẩy ra cháy rừng nhưng đã xẩy ra 7 vụ phá rừng (giảm 4 vụ), với diện tích rừng bị phá là 3,43 ha (giảm 0,23 ha) so với cùng kỳ năm trước.

1.3. Thủy sản


Tháng 3 cũng như 3 tháng đầu năm 2023, hoạt động sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh có nhiều tín hiệu khả quan khi người dân tích cực ra khơi bám biển, sản lượng khai thác và nuôi trồng đều tăng, đặc biệt là sản lượng khai thác tăng 213 tấn (tăng 2,23%) so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt trong quý là mùa thu hoạch sò lông và các loại nhuyễn thể nên thu nhập mỗi chuyến cho thu nhập hàng chục triệu đồng. Mặc dù phương tiện và tiềm lực khai thác biển không có nhiều thay đổi, giá cả nhiên liệu và các chi phí khác tăng cao nhưng ngành thủy sản ở các địa phương đã tích cực tuyên truyền, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích ngư dân khai thác tiềm năng và lợi thế kinh tế biển, phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa chủ lực, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thực hiện tốt công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá và các phương án đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu cá hoạt động trên biển.

Tình hình dịch bệnh: Sau 2 tháng không có dịch bệnh, trong tháng 3/2023 trên địa bàn Hà Tĩnh đã xẩy ra dịch bệnh vi bào tử trùng đối với tôm nuôi tại xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà với diện tích nhiễm bệnh là 0,32 ha. Khi dịch bệnh xảy ra, các ngành chức năng đã cùng với người nuôi tôm xác định tác nhân gây bệnh, tiến hành dập dịch nhằm không để dịch bệnh lây lan và gây thiệt hại cho các hộ nuôi tôm.

2. Sản xuất công nghiệp

Quý I năm 2023 hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục gặp khó khăn khi một số ngành công nghiệp có quy mô lớn phải chịu những ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực từ lạm phát, suy thoái kinh tế thế giới cũng như cầu thị trường từ các nước giảm. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong quý I năm 2023 ước giảm 1,09% so với cùng kỳ năm trước.


2.1. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP)

Ước tháng 3/2023, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 15,48% so với tháng trước và tăng 0,71% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 19,85% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước giảm 5,7%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,27% so với tháng trước và giảm 2,09% so cùng kỳ; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 29,72% so với tháng trước và tăng 22,99% so với cùng kỳ; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 9,51% so với tháng trước và giảm 16,87% so với tháng 3/2022.

Dự ước quý I năm 2023 tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ổn định hơn so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp quý I/2023 giảm nhẹ 1,09% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 14,92%, đóng góp -0,12 điểm phần trăm; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,96%, làm giảm 1,69 điểm phần trăm (là ngành đóng góp chủ yếu vào mức tăng chung toàn ngành công nghiệp); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,61%, làm tăng 1,12 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 19,16%, làm giảm 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung toàn ngành.

 Nguyên nhân dẫn đến chỉ số sản xuất công nghiệp chung trong I/2023 có giảm nhẹ là do: (1) Tại thời điểm cùng kỳ năm trước hoạt động sản xuất thép, phôi thép là rất ổn định và đảm bảo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên hiện nay dó ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực từ lạm phát, suy thoái nền kinh tế thế giới, mà “hạt nhân” nền kinh tế tỉnh nhà là Formosa từ đầu đến nay vẫn gặp một số khó khăn nên sản xuất cầm chừng, Cụ thể, trong quý I năm 2023 sản lượng thép sản xuất đạt 1,27 triệu tấn, giảm 18,5 ngàn tấn; phôi thép đạt 1,41 triệu tấn, giảm 6,4 ngàn tấn (giảm 0,45%); sợi 1,59 ngàn tấn, giảm 56 tấn (giảm 3,40%); bia Sài gòn quý 1/2023 đạt 13,47 triệu lít, giảm 1,17 triệu lít và giảm 7,98%); Bia Hà Nội Nghệ Tĩnh đang làm thị trưởng, nên sản lượng chưa đáng kể (quý I khoảng 2 triệu lít). (2) Mặc dù tổ máy số 1 của nhà máy nhiệt điện 1 đã được khắc phục nhưng đến nay vẫn chưa hòa lưới điện quốc gia. (3) Ngành khai khoáng đang gặp khó khăn do chi phí sản xuất tăng cũng như các quy định, thủ tục về khai thác mỏ ngày càng được quản lý nghiêm ngặt hơn nên sản lượng khai thác giảm so với cùng kỳ.

Một số sản phẩm chủ yếu


Trong số 20 nhóm sản phẩm chủ yếu được tổng hợp, có 7 nhóm sản phẩm cộng dồn 3 tháng tăng so cùng kỳ (chiếm 35% trong tổng số sản phẩm). Trong đó, có một số sản phẩm như: Mực đông lạnh tăng 92,87%; điện thương phẩm tăng 20%; vỏ bào, dăm gỗ tăng 10,72%; điện sản xuất tăng 8,46%; rác thải không độc hại đã thu gom không thể tái chế tăng 7,1%; bia đóng lon tăng 6,37%; nước uống được tăng 5,3%. Có 12 nhóm sản phẩm có chỉ số giảm (chiếm 65%) trong tổng số sản phẩm công nghiệp chủ yếu. Trong đó, có một số sản phẩm như: Chè (trà) nguyên chất giảm 43,01%; bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) giảm 22,32%; nước không uống được giảm 21,06%; đá xây dựng khác giảm 13,24%; thép không gỉ ở dạng bán thành phẩm giảm 1,44%...

2.3. Chỉ số ngành công nghiệp

Chỉ số tiêu thụ: Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dự ước quý I/2023 giảm 10,98% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tiêu thụ sản phẩm công nghiệp giảm so với cùng kỳ, cho thấy các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm do ảnh hưởng của thị trường cả trong và ngoài nước cũng như giá cả trong thời gian qua. Nguyễn nhân chỉ số tiêu thụ giảm là do mức tiêu thụ của một số ngành giảm mạnh so với cùng kỳ, đặc biệt là 5 nhóm ngành: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 55,27%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 27,31%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 27,04%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế), sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 14,93%; sản xuất kim loại giảm 10,7%...

Chỉ số tồn kho: Ước tính tháng 3/2023 tăng 33,74% so với tháng trước và tăng 39,84% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ chủ yếu là do tồn kho sản phẩm bia để chuẩn bị phục vụ nhu cầu tăng cao trong mùa hè của Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh (tồn kho đến tháng 3/2022 là 262 ngàn lít và tháng 3/2023 là 2.700 ngàn lít). Ngoài ra chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ ở một số ngành như: Chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 232,78%; sợi tăng 71,52%; sản xuất giấy và sản phẩm tờ giấy tăng 265,06%...

Chỉ số sử dụng lao động: Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp trong tháng 3/2023 tương đối ổn định, không có sự thay đổi nhiều so với tháng 02/2023. Lao động của toàn ngành công nghiệp tháng 3/2023 tăng 0,59% so với tháng trước. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước giảm 8,37% và cộng dồn 3 tháng đầu năm 2023 giảm 7,47% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp 3 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ chủ yếu là do giảm số lượng lao động của ngành công nghiệp khai khoáng giảm 15,13% và ngành chế biến, chế tạo giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân bên cạnh việc đưa công nghệ, máy móc thiết bị vào sản xuất thay thế sức lao động thì còn có yếu tố do khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên có một số đơn vị sản xuất giảm quy mô lao động.

3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

3.1. Tình hình đăng ký kinh doanh


Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và hoạt động hiệu quả, thời gian qua Hà Tĩnh tập trung rà soát, đánh giá, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính theo hướng chủ động phục vụ doanh nghiệp, đảm bảo nhanh gọn và thuận lợi cho nhà đầu tư. Tính từ đầu năm đến ngày 22/3/2023, toàn tỉnh thành lập mới 259 doanh nghiệp, giảm 16,98% so cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đăng ký đạt 766 tỷ đồng, giảm 65,01% so cùng kỳ năm trước, vốn bình quân trên một doanh nghiệp đạt 2,9 tỷ đồng, giảm 58,75% so cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại sau khi tạm ngừng 115 doanh nghiệp (giảm 32,75% so với cùng kỳ).

Song song với số lượng Doanh nghiệp thành lập mới, trong quý I vừa qua, tình hình biến động của thị trường trong và ngoài nước, cùng với đó là lãi suất ngân hàng tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, cụ thể toàn tỉnh có 55 doanh nghiệp giải thể (tăng 18 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2022), 262 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 71 doạnh nghiệp so với cùng kỳ).

Nhìn chung, từ kết quả đăng ký thành lập mới, tự giải thể, tạm ngừng hoạt động của các doanh nghiệp cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý I vừa qua vẫn đang còn gặp khó khăn nhất là các nguồn vốn đã ảnh hưởng đến phát triển của doanh nghiệp nói riêng và tình hình phát triển chung của toàn nền kinh tế tỉnh nhà.

3.2. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo

Đánh giá tổng quan tình hình SXKD của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2023 so với quý IV/2022, có 51,16% doanh nghiệp đánh giá SXKD của họ tốt lên và giữ ổn định so với quý trước (trong đó có 13,95% khẳng định SXKD tốt lên; 37,21% khẳng định giữ ổn định). Bên cạnh đó, có tới 48,84% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất khó khăn hơn quý trước. Điều đó cho thấy rất nhiều doanh nghiệp hoạt động ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong quý I/2023 gặp khó khăn trong sản xuất, hoạt động kém hiệu quả hơn so với quý trước.

Dự báo xu hướng về tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2023 khả quan hơn so quý I/2023 khi có 88,37% doanh nghiệp nhận định SXKD quý II sẽ tốt hơn và giữ ổn định so với quý I (trong đó 58,14% dự báo tốt lên và 30,23% dự báo giữ ổn định), chỉ có 11,63% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất vẫn tiếp tục gặp khó khăn hơn quý trước. Các ngành dự báo SXKD quý II/2023 tốt hơn và giữ ổn định so quý I/2023 gồm: Sản xuất đồ uống; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất kim loại.

Đánh giá về số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý I/2023 so với quý IV/2022 chỉ có 7,14% doanh nghiệp có số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên, 42,86% giữ nguyên và có 50% giảm đi. Các doanh nghiệp dự báo quý II/2023 số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới sẽ tăng lên. Có 30,77% doanh nghiệp nhận định tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới và 38,46% nhận định giữ nguyên như quý I. Đây là tín hiệu tích cực trong hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu trong thời gian tới.

Đánh giá về tồn kho thành phẩm ngành chế biến, chế tạo quý I/2023 có 20,93% doanh nghiệp đánh giá tồn kho thành phẩm tăng, 37,21% giữ nguyên và 41,86% đánh giá tồn kho thành phẩm giảm so với quý trước. Dự báo xu hướng thành phẩm tồn kho quý II/2023 sẽ tiếp tục tăng hơn quý I/2023 khi có 25,58% dự báo tăng, 41,86% dự báo không thay đổi và có 32,56% dự báo tồn kho thành phẩm sẽ giảm. Về xu hướng tồn kho nguyên vật liệu quý II/2023 có 18,6% số doanh nghiệp dự báo tăng lên, 44,19% số doanh nghiệp dự báo giữ nguyên và 37,21% số doanh nghiệp dự báo giảm khối lượng tồn kho nguyên vật liệu so với quý I/2023. Với kết quả này thể hiện việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

4. Thương mại, dịch vụ

4.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng


Nhìn chung, hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng 3 và quý 1 giữ được sự ổn định và hoạt động khá nhộn nhịp. Sức mua hàng hoá của người dân ngày càng tăng cao, thị trường giá cả hàng hóa ổn định, không có tăng giá đột biến, cũng như tình trạng găm hàng hóa được cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, giám sát, chống gian lận thương mại, hàng giả, kiểm soát chặt chẽ. Các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành đạt doanh thu khá, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của nhóm khu vực này.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Doanh thu tháng 3 năm 2023 ước đạt 4.580,39 tỷ đồng, tăng 4,80% so với tháng trước và tăng mạnh 25,38% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng có chỉ số doanh thu biến động mạnh so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước như: Ô tô con tăng 20,21% nhưng so với thời điểm này năm trước giảm sâu với mức 32,41%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 10,12% so với tháng trước và tăng 32,73% so với cùng kỳ; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 8,46% so với tháng trước và so với cùng kỳ tăng 19,73% (nhóm xăng dầu các loại tăng đến 35,99%). Nguyên nhân biến động chủ yếu của những nhóm hàng này chủ yếu do yếu tố thời tiết, mùa vụ sau khi tháng trước giảm do dịp vừa ra Tết thì sang tháng 3 nhu cầu các mặt hàng này đã tăng trở lại. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của các chính sách điều hành từ Chính phủ về giá nhiên liệu xăng, dầu các loại trực tiếp ảnh hưởng tói nhóm doanh thu này, cùng với đó những ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường bất động sản năm nay và lãi suất tín dụng tăng cao trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm mới phương tiện đi lại, từ đầu năm đến nay trên thị trường không xuất hiện mẫu xe mới, các mẫu cũ đều có doanh số bán ra thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý I năm 2023, doanh thu bán lẻ ước đạt 14.213,5 tỷ đồng, tăng rất cao 23,84% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ có 2 nhóm hàng có doanh thu giảm sâu so với cùng kỳ là nhóm ô tô và phương tiên đi lại (lần lượt giảm ở mức 27,86% và 31,85%), nguyên nhân như đã nói ở trên. Còn lại các nhóm hàng khác đều có doanh thu tăng cao so với cùng kỳ, cụ thể: Nhóm lương thực, thực phẩm tăng 32,08%; hàng may mặc tăng 45,55%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 40,98%; vật phẩm văn hóa giáo dục tăng 34,07%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 29,36%; xăng dầu các loại tăng 38,64%; nhiên liệu khác tăng 18,92%; đá quý, kim loại quý các loại tăng 31,11%; hàng hóa khác tăng 17,57%; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy tăng 17,74%.

Nhìn chung, trong quý I trùng với nhiều ngày lễ nên nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của người dân tăng mạnh, mức tăng trưởng tập trung chủ yếu vào dịp trước, trong và sau Tết. Cho thấy đời sống người dân đang được đảm bảo hơn. Các mặt hàng như: Gạo nếp, bánh kẹo, bia rượu, thực phẩm tươi, thực phẩm chế biến… là những mặt hàng có doanh số bán ra cao và ổn định. Bên cạnh đó, các ngành chức năng đã tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại; đảm bảo nhu cầu hàng hóa, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, các dịch vụ công thông suốt để phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 được khống chế nên nền kinh tế phát triển ổn định.

Hoạt động lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tháng 3/2023 dự tính đạt 560,32 tỷ đồng, tăng 8,05% so với tháng trước, tăng 27,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: dịch vụ l­ưu trú ước đạt 18,73 tỷ đồng, tăng 4,52% so với tháng trước nhưng tăng 19,30% so với cùng kỳ; dịch vụ ăn uống ước đạt 538,07 tỷ đồng, tăng 8,15% so với tháng trước nhưng so với cùng vẫn tăng 26,45%; du lịch lữ hành ước đạt 3,53 tỷ đồng tăng 12,06% so với tháng trước, cùng kỳ hoạt động du lịch đang tạm ngừng. Doanh thu dịch vụ du lịch trong tháng tăng do trong tháng, tình hình thời tiết thuận lợi, các cơ sở kinh doanh nhà hàng ăn uống hoạt động ổn định hơn so với tháng sau Tết hoạt động ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 khiến nhu cầu ăn uống ngoài gia đình tăng khá.

Tính chung quý I năm 2023, doanh thu hoạt động l­ưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt 1.594,66 tỷ đồng, tăng 31,61% so với cùng kỳ, trong đó: L­ưu trú đạt ước 56,21 tỷ đồng, tăng 49,19% so với cùng kỳ; lượt khách phục vụ 296,8 nghìn lượt, tăng 39,43%; ngày khách phục vụ 226.027 ngày, tăng 20,76% so với cùng kỳ năm trước; ăn uống ước đạt 1.529,72 tỷ đồng, tăng 30,30% so với cùng kỳ năm trước; du lịch lữ hành ước đạt 8,73 tỷ đồng.

Hoạt động dịch vụ, du lịch trong quý I/2023 nhìn chung giữ được sự ổn định, hoạt động khá nhộn nhịp, doanh thu cao hơn so với quý trước và tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, lượng khách du lịch tăng lên rất nhiều, tăng chủ yếu là khách du lịch tâm linh, vãn cảnh đầu xuân. Đối với hoạt động ăn uống do trùng vào mùa cưới hỏi, các ngày lễ tết Dương lịch, Âm lịch, tổng kết năm, ngày lễ tình nhân 14/02, ngày quốc tế phụ nữ 08/3 nên nhu cầu ăn uống, đặt tiệc tăng. Các dịch vụ du lịch trên địa bàn tiếp tục được đầu tư phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ phụ trợ du lịch Hà Tĩnh như tổ hợp giải trí sân golf, khách sạn đẳng cấp ven biển đầu tiên tại Hà Tĩnh của Tập đoàn Mường Thanh; Trường đua chó, đua ngựa Xuân Thành; khu nhà nghỉ container Xuân Thành; Công viên nước Vinpearl Water Park Cửa Sót...

Dự tính quý 2 tới, khi Hà Tĩnh bước vào cao điểm mùa nóng các hoạt động du lịch, lưu trú và ăn uống tại các bãi biễn sẽ tăng rất lớn, đây cũng là cơ hội để tỉnh nhà phát huy tiềm năng lợi thế với rất nhiều bãi biển đẹp như: Thiên Cầm, Thạch Hải, Thạch Bằng... Ngoài ra, các khu du lịch sinh thái với cảnh đẹp thu hút khách quan cũng là hình thức du lịch mới phát triển khá nhiều trên địa bàn.

Hoạt động dịch vụ khác: Doanh thu tháng 3 năm 2023 ước tính đạt 370,43 tỷ đồng, tăng 5,69% so với tháng trước và tăng 35,87% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tăng mạnh nhất ở nhóm 2 nhóm hàng: Dịch vụ vui chơi giải trí tăng 11,26% so với tháng trước, tăng 148,51% so với cùng kỳ; nhóm dịch vụ khác 7,95% so với tháng trước và tăng 27,73% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu các loại hình các dịch vụ vui chơi giải trí trong tháng tăng cao, nhất là các giải đấu thể thao không chuyên được tổ chức kháp các địa bàn trên toàn tỉnh trong chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3... Bên cạnh đó các công trình xây dựng tăng thi công do thời tiết khá thuậ lợi, nhu cầu san lấp mặt bằng, nhóm ngành hành chính và dịch vụ máy móc tăng cao.

Quý I năm 2023, doanh thu dịch vụ khác thực hiện ước đạt 1.096,43 tỷ đồng, tăng 33,51% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, doanh thu dịch vụ khác quý I/2023 tăng khá cao, nhất là các nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn tăng mạnh như: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 287,05%; hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 63,43%; dịch vụ khác tăng 21,34%... Hiện nay các công trình như: Nhà máy sản xuất Pin Lithium, Nhà máy nhiệt điện II, Khu đô thị Hà Mỹ Hưng... đang đẩy nhanh tiến độ thi công, do đó doanh thu nhóm ngành hành chính và dịch vụ máy móc vẫn tiếp tục tăng cao mà nhóm ngành này chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu dịch vụ khác nên tính chung ngành vẫn sẽ tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.

4.2. Hoạt động kinh doanh vận tải


Tình hình hoạt động kinh doanh ngành vận tải trên địa bàn tỉnh quý 1/2023 diễn ra khá sôi động và nhộn nhịp, nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa tăng cao. Dịch vụ vận tải đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Tính riêng các tháng trong quý thì tháng 3 doanh thu vận tải hành khách có giảm nhẹ hơn so với tháng trước, nhưng vận tải hàng hóa chiếm tỷ trọng doanh thu cao lại tăng mạnh, nên doanh thu chung ngành vẫn đạt mức tăng trưởng khá so với tháng trước và tăng cao so với cùng kỳ.

Kết quả hoạt động vận tải, kho bãi tháng 3 năm 2023 ước đạt 542,90 tỷ đồng, tăng 6,20% so tháng trước và tăng 8,55% so cùng kỳ năm trước. Trong đó:

Doanh thu vận tải hành khách ước đạt ước đạt 73,89 tỷ đồng, giảm 2,45% so với tháng trước và tăng 32,41% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng hành khách vận chuyển giảm 13,81% so với tháng trước, tăng 31,05% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển giảm 6,95% so với tháng trước và tăng 56,32% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 376,08 tỷ đồng, tăng 8,68% so với tháng trước và tăng 13,78% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 8,71% so với tháng trước và tăng 14,96% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển tăng 9,17% so với tháng trước và tăng 11,53% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 91,78 tỷ đồng, tăng 3,83% so với tháng trước và giảm 18,74% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả kinh doanh vận tải tháng 3/2023 đạt kết quả tăng trưởng tốt chủ yếu là do ngành vận tải hàng hóa, với thời tiết thuận lợi cho hoạt động xây dựng, các công trình xây dựng cơ bản tiếp tục thi công nhu cầu vận tải nguyên vật liệu xây dựng tăng, cộng với đó nhu cầu vận tải hàng hóa của các đơn vị kinh doanh nước giải khát, hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, nguyên liệu sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu như thủy sản, dăm gỗ, thép... cũng tăng cao. Doanh thu dịch vụ kho bãi, hỗ trợ vận tải tăng lượng hàng hóa thông qua 2 cảng Sơn Dương và Vũng Áng của Công ty TNHH Hưng nghiệp Gang thép Formosa và Công ty Cổ phần Cảng Vũng Áng Lào - Việt tăng. Nên việc vận tải hành khách giảm doanh thu do yếu tố mùa vụ dịp sau Tết cũng không kéo giảm doanh thu ngành vận tải chung.

Tính chung quý I năm 2023, hoạt động vận tải ước tính đạt 1.547,53 tỷ đồng, tăng 8,11% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó:

Vận tải hành khách ước tính đạt 235,82 tỷ đồng, tăng 57,56% so với cùng kỳ năm trước với số lượng vận chuyển ước đạt 2.884,98 nghìn HK, tăng 70,37% và luân chuyển ước đạt 558,67 triệu HK.km, tăng 97,63% so với cùng kỳ năm trước; Vận tải hàng hóa ước tính đạt 1.040,13 tỷ đồng, tăng 10,34% so với cùng kỳ năm 2022 với khối lượng vận chuyển đạt 11.379,73 nghìn tấn, tăng 11,35% và luân chuyển đạt 353,10 triệu tấn.km, tăng 6,45% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 268,16 tỷ đồng, giảm 20,33% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, hoạt động vận tải quý I năm 2023 có doanh thu tăng so với quý trước và tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, do nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông công cộng và taxi để đi lại của người dân tăng lên vào dịp tết Nguyên đán. Đồng thời lượng khách du lịch tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước đã góp phần làm gia tăng giá trị từ hoạt động vận tải, tạo đà cho nhóm ngành này phát triển trở lại sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động. Cộng với, thời tiết thuận lợi cho các công trình xây dựng tiếp tục thi công, nhu cầu xây dựng, san lấp mặt bằng và xuất khẩu hàng hóa ổn định nên các doanh nghiệp, cơ sở vận tải hàng hóa và cho thuê máy móc hoạt động thuận lợi và có doanh thu cao hơn.

5. Tài chính, ngân hàng

5.1. Hoạt động tài chính


Trong bối cảnh kinh tế cả nước chịu tác động do xung đột Nga - Ukraine và hậu đại dịch COVID-19, một số chính sách miễn giảm thuế của Nhà nước làm “hụt thu” ngân sách trên địa bàn tỉnh. Chi ngân sách Nhà nước tiếp tục tập trung ưu tiên cho công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế xã hội.

Thu ngân sách Nhà nước: Tổng thu ngân sách nhà nước sơ bộ tính đến ngày 15/3/2023 đạt 2.745,39 tỷ đồng (giảm 45,28% so với cùng kỳ). Trong đó, thu nội địa đạt 1.128,69 tỷ đồng (chiếm 41,11 % trong tổng thu) giảm 46,97% so với cùng kỳ. Thu ngân sách 3 tháng đầu năm đạt thấp so với cùng kỳ do một số nguyên nhân chính hiện nay nhà nước tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh bất động sản trầm lắng kéo theo nhiều khó khăn trong thu tiền sử dụng đất, thuế chuyển nhượng bất động sản. Hiện nay Hà Tĩnh triển khai thực hiện Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.... Cụ thể một số sắc thuế giảm mạnh so với cùng kỳ như: Các khoản thu về nhà đất đạt 95,7 tỷ đồng (giảm 67,12%); thuế bảo vệ môi trường đạt 72,29 tỷ đồng (giảm 60,04%); thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 95,7 tỷ đồng (giảm 60,22%); thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 5,42 tỷ đồng (giảm 83,98%)… Bên cạnh thu nội địa, thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu tính đến ngày 15/3/2023 đạt 1.403,73 tỷ đồng (chiếm 51,13% tổng thu) giảm 36,06% so với cùng kỳ, nguyên nhân do đầu năm, nhu cầu tiêu dùng chưa nhiều, tâm lý doanh nghiệp đang chủ yếu thăm dò thị trường nên chưa đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, kinh tế thế giới suy thoái ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thép nên Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh sụt giảm hoạt động xuất nhập khẩu, dẫn đến nguồn thu ngân sách của Hà Tĩnh bị ảnh hưởng.

Chi ngân sách Nhà nước: Mặc dù thu ngân sách đang gặp nhiều khó khăn nhưng việc điều hành và thực hiện dự toán chi ngân sách địa phương cơ bản đảm bảo triển khai kịp thời các nhiệm vụ phát sinh cũng như các nhiệm vụ bổ sung từ nguồn ngân sách Trung ương. Tổng chi ngân sách nhà nước tính đến ngày 15/3/2023 đạt 5.146,74 tỷ đồng tăng 52,25% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu nguồn chi thì chi đầu tư phát triển đạt 2.673,96 tỷ đồng chiếm 51,95% tổng chi, tăng 124,84% so với cùng kỳ; chi thường xuyên đạt 2.471,72 tỷ đồng chiếm 48,03% tổng chi, tăng 12,80% so với cùng kỳ năm 2022.

5.2. Hoạt động ngân hàng


Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh luôn có những đóng góp quan trọng tích cực cùng tỉnh nhà thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Ngay từ đầu năm, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn và cho vay hỗ trợ người dân doanh nghiệp khắc phục khó khăn và phục hồi phát triển kinh tế. Trong 3 tháng đầu năm, tổng nguồn vốn huy động ước tăng 3,36%; dư nợ cho vay ước tăng 2,66 % so với cuối năm 2022.

Tổng nguồn vốn huy động ước đến 31/3/2023 đạt 87.100 tỷ đồng, tăng 3,36% so với cuối năm 2022. Trong đó, nguồn vốn huy động trên 12 tháng ước đạt 12.205 tỷ đồng chiếm 14,01% tổng nguồn vốn huy động, tăng 2,66 % so với cuối năm 2022. Nguồn vốn tăng trưởng ở nguồn tiền gửi tiết kiệm ước đạt 66.321 tỷ đồng, tăng 6,67% do ngay từ đầu năm ngành ngân hàng đẩy mạnh triển khai các chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng. Dư nợ cho vay ước đến 31/3/2023 đạt 89.520 tỷ đồng, tăng 2,66% so với cuối năm 2022. Trong đó, dư nợ ngắn hạn ước đạt 60.267 tỷ đồng (chiếm 67,32% tổng dư nợ), tăng 2,43% so với cuối năm 2022; dư nợ trung dài hạn ước đạt 29.253 tỷ đồng (chiếm 32,68 % tổng dư nợ), tăng 3,6% so với đầu năm. Dư nợ đối với các lĩnh vực ưu tiên đạt 35.672 tỷ đồng, chiếm 39,84% dư nợ toàn địa bàn, giảm 0,37% so với cuối năm 2022.

Các TCTD trên địa bàn nghiêm túc chấp hành các quy định về điều hành lãi suất của Thống đốc NHNN, không có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, vượt trần. Lãi suất huy động tiền gửi bằng VNĐ ở mức 0,1-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,6-6% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-8,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 6-9,2%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Lãi suất huy động USD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và dân cư. Lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn phổ biến 5-11%/năm, trung dài hạn phổ biến 10,5-13,5%/năm. Lãi suất cho vay USD ngắn hạn phổ biến ở mức 2-4,5%/năm; trung, dài hạn phổ biến mức 5,5-6,5%/năm. Công tác quản lý ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng được triển khai thực hiện nghiêm túc tại địa bàn.

Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, đến thời điểm 31/3/2023, nợ xấu ước đạt 618 tỷ đồng chiếm 0,69% tổng dư nợ. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ở mức thấp, giảm so với thời điểm cuối năm 2022 và nằm trong giới hạn cho phép. Thời gian tới các TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và các dự án trọng điểm của tỉnh. Kiểm soát chặt tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

6. Vốn đầu tư


Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh quý I/2023 ước đạt 9.864.509 triệu đồng, giảm 25,14% so với quý trước và tăng 46,08% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn khu vực nhà nước ước đạt 1.779.403 triệu đồng, chiếm 18,04% tổng vốn đầu tư và tăng 37,66% so với cùng kỳ năm trước; vốn khu vực ngoài nhà nước ước đạt 4.288.479 triệu đồng, chiếm 43,48% tổng vốn đầu tư và tăng 27,55% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ước đạt 3.796.627 triệu đồng, chiếm 38,48% tổng vốn đầu tư và tăng 171,35% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn ngoài nhà nước ước đạt 4.288.479 triệu đồng, giảm 31,62% so với quý trước và tăng 27,55% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước ước đạt 2.659.578 triệu đồng, tăng 28,01% so với quý trước và tăng 5,06% so với cùng kỳ năm trước. So với các quý cuối năm, các dự án công trình giãn tiến độ thi công do trùng với nhiều ngày lễ kéo dài do đó nguồn vốn đầu tư doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng bởi yếu tố nguồn vốn vay do đó các doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm đầu tư máy móc, cơ sở vật chất so với quý trước.

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ước đạt 3.796.627 triệu đồng, tăng 32,91% so với quý trước và tăng 171,35% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng cao chủ yếu là do vốn đầu tư từ nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II ước thực hiện 3.625 tỷ đồng, trong đó đầu tư xây dựng cơ bản là 1.368 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các hạng mục phụ trợ thuộc nhà máy gang thép Formosa (129 tỷ đồng), dự án xây dựng hạ tầng văn phòng cho thuê Phú Vinh tiếp tục triển khai thi công.

7. Hoạt động xuất nhập khẩu


Tháng 3 hoạt động xuất, nhập khẩu có dấu hiệu chững lại so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 3 năm 2023 ước đạt 434,0 triệu USD, giảm 4,54% so với tháng trước và giảm 27,26% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý 1 năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 1.330,49 triệu USD, giảm nhẹ 0,27% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 3 năm 2023 ước đạt 198,8 triệu USD, giảm 11,69% so với tháng trước, giảm 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, quý 1/2023 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 627,09 triệu USD, tăng 44,81% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do việc xuất khẩu thép, phôi thép mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu, sau 2 tháng đầu năm tăng cao đã có dấu hiệu giảm do tác động từ thị trường thế giới (Tính riêng xuất khẩu sản phẩm thép, phôi thép tháng 3 ước đạt 187,3 triệu USD giảm 12,15% so với tháng trước và giảm 11,16% so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu cả quý 1 ước đạt 589,6 triệu USD tăng 47,06%). Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 các mặt hàng khác như: xơ, sợi dệt các loại đạt 1,0 triệu USD, thủy sản đạt 0,5 triệu USD, hàng may mặc 1,2 triệu USD… có tăng so với tháng trước nhưng giá trị xuất khẩu quá nhỏ nếu so với tổng kim ngạch nên không kéo được tăng trưởng xuất khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 3 năm 2023 ước đạt 235,2 triệu USD, tăng 2,47% so với tháng trước, giảm 37,23% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, quý I năm 2023 kim ngạch nhập khẩu ước đạt 703,4 triệu USD, giảm 21,31% so với cùng kỳ. Trong đó, chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất cho Formosa (Ước đạt 581,34 triệu USD giảm 28,66% so với cùng kỳ năm trước). Mặc dù, quý I vừa qua sự chuyển dịch đã rất tích cực khi tăng kim ngạch xuất khẩu và giảm kim ngạch nhập khẩu, tuy nhiên cán cân thương mại ở tỉnh nhà vẫn đang nhập siêu 76,31 triệu USD, hi vọng thời gian tới Hà Tĩnh sẽ tiến tới là 1 trong số các tỉnh nhập siêu trong cả nước.

8. Giá cả, lạm phát


Chỉ số giá tiêu dùng chung tháng 3 năm 2023 giảm nhẹ 0,44% so với tháng trước, nhưng so cùng tháng năm trước vẫn tăng ở mức 1,92%. Tính chung chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý 1 tăng 2,55% so với cùng kỳ.

Chỉ số CPI tháng 3 tính riêng khu vực thành thị giảm 0,14% so với tháng trước, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm trước và khu vực nông thôn giảm 0,29% so với tháng trước, tăng 2,88% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 03 nhóm hàng hóa có chỉ số giá giảm so với tháng trước, cụ thể: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,53% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 2,71%; giao thông giảm 0,21% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước giảm 3,05%; bưu chính viễn thông giảm 0,03% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước giảm 0,77%. Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu bình quân trong tháng trên địa bàn cả nước giảm sau các kỳ điều chỉnh giá bán lẻ vừa qua, cộng với giá gạo các loại tiếp tục tăng giá nhưng tình hình thị trường tiêu dùng thịt gia súc lại gặp khó khăn do nguồn cung lớn trong khi nhu cầu tiêu dùng thấp khiến giá tiếp tục giảm.

Bên cạnh 1 số nhóm hàng hóa có chỉ số giá giảm, thì có đến 06 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng so với tháng trước, bao gồm: Hàng may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 1,21%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,37% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 5,78%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,55%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,09% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,51%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,02% so tháng trước, tăng 3,78% so cùng tháng năm trước; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,19% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 1,48%. Biến động tăng của các nhóm hàng tuy chỉ ở mức tăng nhẹ, tuy nhiên có thể thấy một phần nguyên nhân một số mặt hàng tiêu dùng nhiều như lương thực, thực phẩm, giá cước vận tải, xăng dầu… đang ở mức cao và đỉnh giá so với các năm trước nên biến động giá sẽ không còn mạnh như thời gian trước.

Thị trường giá vàng và ngoại tệ trong tháng bình quân tăng giảm theo xu hướng của thị trường thế giới, cụ thể giá vàng tiếp tục đà tăng, còn đồng đo la Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt hơn, cụ thể: Giá vàng bình quân trong tháng ở mức 5.457 nghìn đồng/chỉ 9999, giá đô la Mỹ bình quân 2.367.999 đồng/100 USD.

CPI quý I năm 2023 tăng 2,55% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực thành thị tăng 1,97%; nông thôn tăng 2,8%.

Phân theo nhóm ngành hàng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,73%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,89%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,24%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,78%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,49%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,44%; giao thông giảm 0,36%; bưu chính viễn thông giảm 0,75%; giáo dục tăng 2,35%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 3,75%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,25% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, thị trường tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ quý 1 năm 2023 tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Do dịp Tết Nguyên đán rơi vào thời điểm giữa quý, các nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ dùng gia đình, hàng may mặc, hoa, cây cảnh, giao thông, đồ uống, thuốc lá tăng mạnh so với quý trước.

Dự kiến CPI tháng 4/2023 dự kiến tăng và sẽ tăng mạnh ở các nhóm thực phẩm thủy sản biển do là tháng bước vào mùa du lịch biển, do đó mặt hàng tươi sống biển như tôm, cá. Ngoài ra các nhóm hàng hóa khác như giá khách sạn, nhà nghỉ và thực phẩm hải sản các loại dự kiến tăng giá. Bên cạnh đó, thời tiết chuyển mùa nắng nóng nên nhu cầu hàng nước giải khát, mua sắm đồ dùng điện lạnh, quạt điện…đều tăng nên giá các mặt hàng này cũng sẽ biến động tăng theo.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Lao động, việc làm


Quý I năm 2023, tình hình về lao động và giải quyết việc làm cho người lao động tại Hà Tĩnh có phần khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước. Dịch covid-19 cơ bản được kiểm soát tốt so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đang tăng cường tuyển dụng lao động với mức lương hấp dẫn và nhiều chế độ phúc lợi kèm theo để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, lao động đang làm việc trong tỉnh tăng 1,99% so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp giảm 1,43 điểm phần trăm.

Lực lượng lao động: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Hà Tĩnh, ước quý I năm 2023 là 521.589 người, giảm 2,92% so với quý trước và tăng 0,47% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, lực lượng lao động là nam 279.357 người (chiếm 53,56%); lực lượng lao động nữ 242.232 người (chiếm 46,44%); lực lượng lao động thuộc khu vực thành thị là 124.337 người (chiếm 23,84%); thuộc khu vực nông thôn là 397.252 người (chiếm 76,16%). Quý I năm 2023, có đến 53,74% dân số 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, giảm 1,02 điểm phần trăm so với quý IV/2022 và tăng 0,09 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022

Lao động có việc làm: Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm ở Hà Tĩnh ước tính quý I năm 2023 là 499.167 người, chiếm 95,7% trong tổng số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên; giảm 2,7% so với quý trước và tăng 1,99% so với cùng kỳ năm 2022. Trong tổng số lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên thì khu vực thành thị là 121.445 người, chiếm 24,33% trong tổng số; lao động có việc làm ở nam giới là 268.997 người, chiếm 53,89%. Số lao động làm việc trong ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 29,89% trong tổng số (tương ứng 149.213 người), giảm 1,85 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 28,96% (tương ứng 144.551 người), tăng 0,15 điểm phần trăm; Thương mại - Dịch vụ chiếm 41,15% (tương ứng 205.403 người), tăng 1,7 điểm phần trăm.

Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm: Quý I/2023 dân số lao động không có việc làm (thất nghiệp) là 22.422 người, chiếm 4,3% lực lượng lao động 15 tuổi trở lên, giảm 0,21 điểm phần trăm so quý trước và 1,43 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có đến 87,1% lao động thất nghiệp cư trú ở nông thôn (tương đương 19.530 người). Còn theo giới tính, lao động nữ chiếm nhiều hơn nam, chiếm 53,8 % (tương đương 12.062 người). Xét riêng trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ thất nghiệp quý I/2023 ước tính là 5,49%, tăng 0,01 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,06 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở Hà Tĩnh, ước tính quý I/2023 là 3,77%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,23 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình giải quyết việc làm: Để giúp người lao động có việc làm ổn định, ngoài tổ chức các sàn giao dịch định kỳ, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh đã kết nối với một số doanh nghiệp tổ chức các phiên giao dịch việc làm, sàn giao dịch việc làm; đồng thời triển khai chương trình hợp tác xuất khẩu lao động, mở thêm nhiều lớp đào tạo tay nghề cho lao động Hà Tĩnh Số người được giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động quý I năm 2023 là 5.235 người, tăng 28,4% so với quý trước và giảm 19,15% so cùng kỳ năm 2022. Trong đó: lao động được giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 2.892 người, chiếm 55,24% trong tổng số, giảm 17,49% so với cùng kỳ năm trước; lao động đi làm việc ngoại tỉnh 1.336 người, chiếm 25,52%, tăng 32,41%; xuất khẩu lao động 1.007 người, chiếm 19,24%, giảm 48,65%.

2. Đời sống dân cư và đảm bảo an sinh xã hội


Đời sống dân cư: Quý I năm 2023 tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát tốt so với cùng kỳ, đã tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động công nghiệp, xây dựng thương mại, dịch vụ đi vào hoạt động ổn định nên tình hình về lao động và việc làm ở Hà Tĩnh có phần khởi sắc. Bên cạnh đó, tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không xảy ra thiên tai. Các dịch bệnh đối với chăn nuôi cơ bản được kiểm soát, việc tái đàn và phục hồi chăn nuôi đang tiếp tục được thực hiện. Đồng thời, Hà Tĩnh tiếp tục triển khai các chương trình, đề án giảm nghèo với mục tiêu là giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, an ninh lương thực, an toàn nhà ở, nước sạch sinh hoạt và vệ sinh. Tăng cường kết nối về hạ tầng, đào tạo nghề và hỗ trợ giải quyết việc làm, đời sống nhân dân ổn định, toàn tỉnh không xảy ra tình trạng thiếu đói trong dân cư.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội: 3 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đã trao tặng khoảng 214.238 suất quà cho các đối tượng người có công, hộ nghèo, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng bảo trợ xã hội với tổng số tiền là 77,775 tỷ đồng. Cụ thể: Tặng quà cho người có công khoảng 104.628 suất quà trị giá 27,866 tỷ đồng; tặng quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo khoảng 39.599 suất quà trị giá 22,269 tỷ đồng; tặng quà cho người cao tuổi khoảng 31.865 suất quà trị giá 12,310 tỷ đồng; tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khoảng 15.000 suất quà trị giá 6,2 tỷ đồng; tặng quà cho các đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khác khoảng 23.146 suất quà trị giá 9,129 tỷ đồng. Cấp khoảng 17.110 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, 32.753 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, 151.922 thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và 48.718 thẻ bảo hiểm y tế cho người có công; 181.317 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng khác. Số nhà tình nghĩa, nhà tình thương xây mới là 59 nhà kinh phí khoảng 3.885 triệu đồng; số nhà tình nghĩa, nhà tình thương sửa chữa là 7 nhà kinh phí khoảng 370 triệu đồng. Trong dịp tết Nguyên đán Quý Mão đã hỗ trợ 8,33 tấn gạo cho các hộ đồng bào dân tộc Chứt. Nhìn chung, công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh được triển khai kịp thời; các cấp, các ngành đã làm tốt công tác huy động nguồn lực, tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công với các mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm chu đáo.

3. Giáo dục đào tạo


Năm học 2022-2023 ngành Giáo dục Hà Tĩnh tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 - 2023, mặc dù triển khai thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền các cấp, sự nỗ lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn Ngành nên đã gặt hái được nhiều kết quả cao trong thời gian qua.

Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa qua, Hà Tĩnh tiếp tục gặt hái thành công về số lượng và chất lượng giải. Trong số 69/84 học sinh dự thi đoạt giải (đạt tỷ lệ 82,14%), có 8 giải nhất, 25 giải nhì, 19 giải ba và 17 giải khuyến khích, với kết quả đó Hà Tĩnh là tỉnh đứng thứ 2 cả nước về số lượng học sinh đoạt giải nhất (sau Hà Nội). Trong 8 giải nhất, có 2 em đạt giải là môn Toán, 1 em môn Hóa, 3 em môn Tin học, 1 em môn Văn và 1 em môn Địa lý; có 2 em đạt điểm số thủ khoa, gồm: 1 em môn Toán với điểm số 32 và 1 em môn Hóa với tổng điểm 32,375. Với kết quả đó, Hà Tĩnh đã có 19 học sinh được tham gia vòng 2 Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế, cụ thể: môn Toán có 8 em; môn Vật lý có 6 em; môn Tin học có 4 em và môn Hóa có 1 em. Đây cũng là năm Hà Tĩnh có nhiều học sinh lọt vào vòng 2 nhất từ trước đến nay.

4. Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Trong tháng xuất hiện đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng đầu tiên trong năm đã ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống, sức khỏe của người dân, đặc biệt là với người già và trẻ nhỏ. Đây cũng là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc, nên cơ quan chức năng khuyến cáo người dân dân nên có kế hoạch sinh hoạt, làm việc hợp lý; áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe để đề phòng sốc nhiệt. Chủ động lựa chọn, sử dụng, bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh nguy cơ gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Tình hình dịch bệnh Covid-19: Mặc dù tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát, tuy nhiên cần cảnh giác với các yếu tố nguy cơ sau: thời tiết nắng nóng gay gắt; tình trạng tập trung đông người nhất là bắt đầu mùa lễ hội, du lịch; một bộ phận người dân, chủ quan, coi nhẹ dịch bệnh, không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; phát sinh tình trạng một số ca mắc COVID-19 tự phát hiện, không khai báo nên cơ quan chuyên môn khó quản lý, kiểm soát. Tổng số ca mắc COVID-19 từ ngày 01/01/2022 đến ngày 23/3/2023 là 57.253 ca, lũy kế từ 04/6/2021 đến nay 58.212 ca mắc.


Tình hình dịch bệnh khác: Trong tháng, trên địa bàn chỉ có một số ca bệnh đơn lẻ, cụ thể: 2 ca sốt xuất huyết, 1 ca sốt rét, 17 ca mắc bệnh quai bị, 23 ca mắc lỵ trực trùng, 31 ca mắc lỵ a míp, 25 ca mắc bệnh thủy đậu, 1.396 ca mắc bệnh cúm, 19 ca chân tay miệng, 218 ca tiêu chảy, 7 ca viêm gan vi rút khác và không có người chết do các bệnh trên.

Tính chung 3 tháng năm 2023, trên địa bàn cũng chỉ có một số ca bệnh đơn lẻ, không tạo thành dịch, cụ thể: 10 ca sốt xuất huyết (tăng 7 ca so với cùng kỳ năm trước), 1 ca sốt rét (tăng 1 ca), 41 ca mắc bệnh quai bị (tăng 16 ca), 61 ca mắc lỵ trực trùng (tăng 16 ca), 77 ca mắc lỵ a míp (tăng 8 ca), 61 ca mắc bệnh thủy đậu (tăng 11 ca), 3.762 ca mắc bệnh cúm (tăng 1.131 ca), 4 ca mắc bệnh do adeno (cùng kỳ năm trước không xảy ra), 44 ca chân tay miệng (cùng kỳ năm trước không xảy ra), 556 ca tiêu chảy (tăng 156 ca), 22 ca viêm gan vi rút khác (tăng 5 ca) và không có người chết do các bệnh trên.

Công tác phòng chống HIV/AIDS: Để hạn chế nhiễm HIV/AIDS, cần tiếp tục tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm HIV/AIDS, cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân đặc biệt cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Trong tháng, có 10 người nhiễm mới HIV, 10 người chuyển thành AIDS và có 01 người chết vì AIDS; tăng 7 người nhiễm HIV, 9 người chuyển thành AIDS, còn số người chết vì AIDS không thay đổi so với tháng trước và tăng 7 người nhiễm AIDS, 9 người chuyển thành AIDS, 01 người chết vì AIDS so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 3 tháng năm 2023, có 16 người nhiễm mới HIV, 12 người chuyển thành AIDS và 2 người chết vì AIDS; tăng 10 người nhiễm HIV, 9 người chuyển thành AIDS và 2 người chết vì AIDS so với cùng kỳ năm trước.

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Quý I/2023 là thời gian cao điểm của các lễ hội mùa xuân, nhu cầu sử dụng thực phẩm vì thế tăng cao. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Chi cục ATVSTP tỉnh và các đoàn kiểm tra liên ngành của các huyện, thị, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm ATVSTP cho người tiêu dùng.

Trong tháng, không có vụ ngộ độc tập thể nào xảy ra, chỉ có 68 ca ngộ độc đơn lẻ và không có người chết vì ngộ độc; giảm 1 vụ ngộ độc tập thể (giảm 7 người), giảm 10 ca ngộ độc đơn lẻ (giảm 12,82%), số người chết vì ngộ độc không thay đổi so với tháng trước và giảm 68 ca ngộ độc đơn lẻ, còn ngộ độc tập thể và số người chết không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 3 tháng năm 2023, có 1 vụ ngộ độc tập thể (làm 7 người bị ngộ độc), 199 ca ngộ độc đơn lẻ và không có người chết vì ngộ độc; số vụ ngộ độc tập thể không thay đổi (nhưng tăng 4 người bị ngộ độc), tăng 79 ca ngộ độc đơn lẻ (tăng 65,83%) và số người chết không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

5. Hoạt động văn hóa - thể thao

Hoạt động văn hóa: Quý I năm 2023, trùng với Tết Nguyên đán, Hà Tĩnh đã triển khai công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, góp phần tuyên truyền các sự kiện chính trị, văn hóa, các ngày lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, đặc biệt là tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 93 Ngày năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Quý Mão. Tổ chức bắn pháo hoa tại 2 địa phương là Thành phố Hà Tĩnh và Thị xã Kỳ Anh vào thời khắc giao thừa. Toàn tỉnh thay mới hơn 2.000m2 tranh cổ động tấm lớn, pano, áp phích các loại và hàng trăm lượt khẩu hiệu, băng rôn, cờ Tổ quốc. Trong đó, Trung tâm Văn hóa điện ảnh tỉnh thực hiện 250 m2 tranh tuyên truyền trực quan tại các cụm cổ động Bến Thủy, Đèo Ngang và thành phố Hà Tĩnh. Tổ chức 04 tuần phim nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/2023) và 12 buổi chiếu phim về truyền thống lịch sử cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.

Tham gia trình diễn nghệ thuật và trưng bày “Hành trình sắc màu di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng miền” tại Festival “Về miền Quan họ - 2023”; tổ chức Lễ khai hội chùa Hương Tích, mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2023; tổ chức tốt tuần phim phục vụ nhân dân; chương trình văn nghệ tuyên truyền lưu động phục vụ nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2023 tại các địa phương, đặc biệt ưu tiên biểu diễn phục vụ các chiến sỹ, đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Tổ chức trưng bày báo Xuân Quý Mão năm 2023; tổ chức trưng bày, giới thiệu 02 lượt sách báo, tư liệu về và sách mới nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023). Bổ sung và biên soạn sách theo định kỳ; xử lý nghiệp vụ 169 tên sách (382 cuốn), biên soạn 03 cuốn thư mục toàn văn “Hà Tĩnh qua báo chí Trung ương”; cấp mới 485 thẻ; phục vụ hàng ngàn lượt bạn đọc

Công tác kiểm tra, thanh tra văn hóa: Thực hiện 02 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, trong đó 01 cuộc kiểm tra, giám sát hoạt động lễ hội Quý Mão năm 2023; 01 cuộc kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội với 15 lượt tại 45 cơ sở kinh doanh lĩnh vực quảng cáo, lưu trú du lịch, lễ hội, karaoke. Đã lập biên bản kiểm tra 21 cơ sở; yêu cầu ký cam kết khắc phục sửa chữa biển hiệu, biển quảng cáo đối với 15 cơ sở; xử phạt vi phạm hành chính 05 trường hợp với số tiền 25,5 triệu đồng, chuyển Công an tỉnh xử lý 02 trường hợp với số tiền 15 triệu đồng.

Ngoài ra, quý I năm 2023, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Hà Tĩnh cũng đã cấp 102 giấy phép, trong đó có 02 giấy phép lĩnh vực du lịch, 02 giấy phép lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, 98 giấy phép thuộc lĩnh vực văn hóa cơ sở.

Hoạt động thể thao:

Thể thao quần chúng: Quý I năm 2023, các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức nhiều giải thể thao, trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023, trung bình mỗi xã tổ chức được 3 - 5 giải, huyện tổ chức 2 - 3 giải. Đặc biệt, trong thời gian này, huyện Can Lộc đã tổ chức được nhiều hoạt động thể thao tại Lễ Khai hội Chùa Hương Tích "Mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2023”; huyện Hương Sơn tổ chức giải Đua thuyền nam và nữ.

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh còn tổ chức tuyên truyền về “Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân”; tổ chức điểm “Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân” ở 02 đơn vị địa phương (Huyện Lộc Hà và thị xã Kỳ Anh) thu hút hàng nghìn người dân tham gia. Ngoài ra, các Sở, ngành trên toàn tỉnh cũng đã tổ chức nhiều hoạt động thể thao như: Bóng chuyền nữ, Việt dã, Bóng chuyền Nam thanh niên toàn tỉnh năm 2023.

Thể thao thành tích cao: Quý I năm 2023, đoàn thể thao Hà Tĩnh tham gia 3 giải giành 15 huy chương (gồm 7 HCV, 5 HCB, 3 HCĐ), cụ thể: Giải vô địch Rowing máy tại TPHCM từ 18-29/12 giành được 3 huy chương (gồm 1 HCV, 2 HCB); Giải việt dã chào năm mới BTV – Number One giành 4 huy chương (gồm 1 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ); Giải Vô địch các CLB Pencak Silat quốc gia năm 2023 (diễn ra từ ngày 7 – 14/3 tại TP. Hồ Chí Minh), giành được 8 huy chương (gồm 5HCV, 1HCB, 2 HCĐ).

Cũng trong thời gian này, đội bóng chuyền nam Hà Tĩnh thi đấu đạt giải Ba tại giải Bóng chuyền Cúp Hoa Lư, hiện đang xếp thứ 3 bảng A sau lượt đi tại giải Bóng chuyền Vô địch Quốc gia. Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tham gia thi đấu ở giải Vô địch Quốc gia sau 4 vòng đấu tạm thời xếp thứ 7 tại giải Vô địch Quốc gia; Đội bóng đá U17 Hồng Lĩnh Hà Tĩnh đang thi đấu Vòng Chung kết U17 Quốc gia năm 2023 tại Hưng Yên.

6. Tai nạn giao thông


Nhằm đảm bảo an toàn giao thông, ngăn ngừa các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự ATGT. Đồng thời xem xét trách nhiệm liên đới của chủ phương tiện, doanh nghiệp vận tải khi để xảy ra sai phạm.

Tính từ ngày 15/02-14/3/2023 xảy ra 11 vụ tai nạn đường bộ, làm 11 người chết, 1 người bị thương, thiệt hại 120 triệu đồng; tăng 4 vụ, tăng 6 người chết, giảm 2 người bị thương so với tháng trước và tăng 8 vụ, tăng 10 người chết, số người bị thương không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tính từ ngày 15/12/2022-14/3/2023 đã xảy ra 26 vụ tai nạn đường bộ, làm 23 người chết, 5 người bị thương, thiệt hại 310 triệu đồng; tăng 6 vụ, tăng 5 người chết, giảm 6 người bị thương so với cùng kỳ năm trước. Quý I năm 2023, tai nạn đường sắt, đường thủy không xảy ra và không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

7. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ


Tình hình cháy, nổ: Từ ngày 15/02-14/3/2023 đã xảy 3 vụ cháy, không làm thiệt hại về người, ước tính giá trị thiệt hại tài sản 20 triệu đồng; giảm 4 vụ, thiệt hại về người không đổi so với tháng trước và tăng 1 vụ, giảm 1 người chết, số người bị thương không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tính từ 15/12/2022-14/3/2023 xảy ra 18 vụ, không làm thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản 170 triệu đồng; tăng 12 vụ, giảm 1 người chết, số người bị thương không thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Riêng dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 từ ngày 20/01/2023 (ngày 29 tháng Chạp) đến ngày 26/01/2023 (ngày Mùng 05 Tết) xảy ra 01 vụ, không có thiệt hại về người, thiệt hại tài sản không đáng kể (không thay đổi so với dịp Tết Nhâm Dần 2022).

Công tác bảo vệ môi trường: Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường công tác bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững. Tuy vậy, nhận thức về bảo vệ môi trường của nhiều cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp còn hạn chế, chưa tự giác tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Cụ thể:

Tính từ ngày 15/02-14/3/2023 đã phát hiện 29 vụ và đã xử lý 51 vụ, với tổng số tiền xử phạt 94,6 triệu đồng; giảm 111 vụ đã phát hiện, giảm 54 vụ đã xử lý, giảm 231,6 triệu đồng số tiền xử phạt so với tháng trước và tăng 15 vụ đã phát hiện, tăng 48 vụ đã xử lý, tăng 93,8 triệu đồng số tiền xử phạt so với cùng kỳ năm trước. Tính từ đầu năm đến nay (từ 15/12/2022-14/3/2023) đã phát hiện 319 vụ, xử lý 267 vụ, tổng số tiền xử phạt 759,5 triệu đồng; giảm 52 vụ đã phát hiện (giảm 14,02%), tăng 1 vụ đã xử lý (tăng 0,38%), số tiền xử phạt giảm 119,38 triệu đồng (giảm 13,58%) so với cùng kỳ năm trước.

8. Thiệt hại thiên tai.

Trong tháng không xảy ra, không thay đổi so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Tính từ đầu năm đến nay không xảy ra thiên tai và không thay đổi so với cùng kỳ năm trước./.

 Số liệu kinh tế-xã hội tháng 3 và quí I năm 2023 xem tại đường link phía dưới.

 BBT 


 Tải xuống tệp đính kèm

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện