Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |    Xây dựng các bảng lương mới áp dụng từ giữa năm 2024   |   

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh tháng 3 và quý I năm 2024

  

10:15 26/03/2024

Năm 2024 là năm bứt phá thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025.Những tháng đầu năm 2024, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh có nhiều thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn thách thức. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi; tổ máy số 1 của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy sản xuất Pin VinES đã đi vào sản xuất, hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh diễn ra trong điều kiện thuận lợi… sẽ là hiệu ứng tích cực cho tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh nhà.v.v. Tuy nhiên, tăng trưởng thương mại toàn cầu tiếp tục chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh chính trị diễn biến căng thẳng, khó lường, bên cạnh áp lực từ giá dầu thô, lương thực biến động mạnh sẽ tác động đến xu hướng phục hồi của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp ngay từ đầu năm. Trong đó, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp lớn; tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi phát triển. Tình hình kinh tế - xã hội quốc phòng an ninh quí I năm 2024 tiếp tục được giữ vững ổn định.
I. LĨNH VỰC KINH TẾ
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất trồng trọt trong quý I/2024 chủ yếu tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông 2023-2024 và tiến hành gieo trồng, chăm sóc cây vụ Xuân 2024. Hiện nay, các trà lúa Xuân đang giai đoạn đẻ nhánh, các loại cây trồng khác sinh trưởng và phát triển tốt, bà con nông dân đang tích cực chăm sóc các loại cây trồng phát hiện và phòng trừ các loại sâu bệnh phá hoại, cây ăn quả đang trong thời vụ ra hoa kết quả. Chăn nuôi trong quý I năm 2024 khá ổn định, các dịch bệnh đối với chăn nuôi cơ bản được kiểm soát, tổng đàn lợn và đàn gia cầm tăng nhẹ; Sản xuất lâm nghiệp thời tiết khá thuận lợi cho việc trồng rừng nên các chủ rừng tích cực triển khai trồng và chăm sóc rừng, sản lượng gỗ khai thác trong quý tăng khá do đến chu kỳ khai thác; Hoạt động sản xuất thủy sản có nhiều tín hiệu khả quan khi người dân tích cực ra khơi bám biển, sản lượng khai thác và nuôi trồng tăng so với cùng kỳ năm trước.
1.1. Sản xuất nông nghiệp
1.1.1.Trồng trọt
a. Cây hàng năm:

Kết quả chính thức sản xuất vụ Đông 2023-2024: Toàn tỉnh gieo trỉa đạt 13.673 ha cây trồng các loại, bằng 97,54% (giảm 344 ha) so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn vượt 14,99% (tăng 1.783 ha) so với kế hoạch đặt ra. Trong đó:
Cây ngô diện tích gieo trồng đạt 4.994 ha, bằng 95,36% (giảm 243 ha) so với cùng kỳ. Nguyên nhân diện tích ngô giảm so với cùng kỳ do một số địa phương có diện tích trồng sớm gặp mưa lớn kéo dài nên người dân không trồng lại ngô bắp mà thay vào đó là trồng ngô sinh khối phục vụ cho chăn nuôi. Năng suất ngô đạt 42,84 tạ/ha, bằng 103,51% (tăng 1,45 tạ/ha) với sản lượng ngô đạt 21.394 tấn, bằng 98,7% (giảm 281 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Tuy năng suất tăng nhưng do diện tích giảm nên sản lượng ngô giảm so với cùng kỳ năm trước.

Cây lấy củ có chất bột diện tích đạt 1.256 ha, bằng 94,97% (giảm 67 ha) so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là diện tích khoai lang với 1.238 ha, bằng 94,99% (giảm 65 ha) so với cùng kỳ, chiếm 98,56% tổng diện tích cây lấy củ có chất bột. Năng suất khoai lang đạt 64,19 tạ/ha, bằng 101,6% (tăng 1,01 tạ/ha) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng khoai lang đạt 7.944 tấn, bằng 96,51% (giảm 288 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

Cây có hạt chứa dầu diện tích đạt 10 ha, bằng 109,46% (tăng 1 ha). Đây là diện tích lạc vụ Đông ở huyện Nghi Xuân do thời tiết đầu vụ nhiều mưa, việc gieo trồng lạc gặp khó khăn nên người dân ít gieo trỉa mà chủ yếu sản xuất lạc vụ Xuân. Năng suất lạc đạt 22,6 tạ/ha, bằng 118,16% (tăng 3,47 tạ/ha) so với cùng kỳ năm trước với sản lượng lạc đạt 23 tấn, bằng 129,33% (tăng 5 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

Diện tích nhóm rau, đậu, hoa và cây cảnh chính thức đạt 4.849 ha, bằng 98,80% (giảm 59 ha), trong đó: Diện tích rau các loại đạt 4.839 ha, bằng 98,75% (giảm 61 ha) do vụ Đông năm nay thời tiết đầu vụ có nhiều ngày nắng khó xuống giống, giữa mùa vụ mưa rét kéo dài đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau. Diện tích hoa, cây cảnh chính thức đạt 10 ha, trong đó chủ yếu là hoa cúc. Năng suất các loại rau vụ Đông đạt 63,21 ta/ha, bằng 100,63% (tăng 0,4 tạ/ha) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng rau đạt 30.584 tấn, bằng 99,37% (giảm 194 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

Sản xuất vụ Xuân 2024:Tính đến ngày 13/3/2024, toàn tỉnh tiến hành gieo, cấy lúa 59.022 ha/59.107 ha đạt 99,86% kế hoạch, và bằng 99,35% so với cùng kỳ. Trong đó: Diện tích lúa gieo thẳng 53.874 ha, diện tích lúa cấy là 5.148 ha. Gieo trồng các cây trồng cạn khác với diện tích 20.441 ha/21.745 ha đạt 93,87% kế hoạch, cụ thể: Lạc 6.558 ha/7.599 ha đạt 86,30% KH; Ngô lấy hạt: 6.712 ha/6.389 ha đạt 105,06% KH; Khoai lang: 1.278 ha/1.557 ha đạt 82,08% KH; Đậu các loại: 197 ha/355 ha đạt 55,49% KH; Rau các loại: 5.696 ha/5.845 ha đạt 97,45% KH.

Hiện nay, các trà lúa Xuân đang giai đoạn đẻ nhánh rộ, phát triển mạnh thân lá, các loại cây trồng khác sinh trưởng và phát triển tốt. Bà con nông dân đang tích cực chăm sóc các loại cây trồng, đặc biệt là thăm đồng phát hiện và phòng trừ các loại sâu bệnh phá hoại cây trồng vụ Xuân.
b. Cây lâu năm

Diện tích cây lâu năm trên địa bàn Hà Tĩnh hiện là 31.642 ha, cây lâu năm trên địa bàn Hà Tĩnh chủ yếu là cây ăn quả, cao su và chè. Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu như sau: Diện tích xoài là 509 ha, bằng 103,46%; diện tích chuối hiện có là 2.172 ha, bằng 101,12%, sản lượng chuối thu hoạch trong quý I ước đạt 8.265 tấn, bằng 102,87%; diện tích thanh long hiện có là 219 ha, bằng 100,46%, sản lượng thu hoạch trong quý I ước đạt 110 tấn, bằng 98,21%; diện tích cam hiện có là 7.353 ha, bằng 96,17%, sản lượng thu hoạch trong quý I ước đạt 7.957 tấn, bằng 102,16%...Trong những năm qua, diện tích cây ăn quả phát triển mạnh, hiện nay quỹ đất để trồng cây ăn quả dần bị thu hẹp nên diện tích trồng mới cây lâu năm là không nhiều. Hiện nay cây ăn quả trong thời vụ ra hoa kết quả và đang được bà con nông dân tích cực chăm bón nên cây lâu năm phát triển ổn định.

Bên cạnh các loại cây ăn quả, biến động một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu được trồng ở địa phương như sau: diện tích cao su hiện có là 8.439 ha, bằng 100%, sản lượg thu hoạch trong quý I ước đạt 670 tấn, bằng 103,11%; diện tích chè hiện có là 1.225 ha, bằng 100,66%, sản lượng thu hoạch trong quý I ước đạt 3.230 tấn, bằng 102,51% so với cùng kỳ năm trước.
c. Tình hình sâu bệnh, thiệt hại:
Trên cây lúa: Bệnh đạo ôn lá phát sinh gây hại ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, tỉ lệ trung bình 7-10%, nơi cao 10-15%, diện tích nhiễm 50 ha, trong đó 2 ha nhiễm nặng, tập trung chủ yếu trên giống NX30, P6, Thái Xuyên 111, Bắc hương 9, ADI28, Hana 7, Bắc thịnh, VNR20. Bệnh khô vằn xuất hiện trên một số diện tích gieo cấy giày, bón thừa đạm ở Hồng Lĩnh, tỷ lệ 3-7%, diện tích 35 ha. Nạn ốc bươu vàng phát sinh gây hại trên những chân ruộng trũng, ngập nước, mật độ 3-5con/m2, nơi cao 5-7 con/m2, diện tích 24 ha phân bố ở Cẩm Xuyên. Chuột gây hại hầu hết các địa phương, đặc biệt vùng cao cưỡng gần làng, tỉ lệ 5-7%, nơi cao 10-15% diện tích nhiễm 182 ha.

Trên cây trồng cạn: Sâu keo mùa thu, sâu cắn lá gây hại trên các trà ngô diện tích nhiễm 18 ha; Bệnh sương mai gây hại với diện tích nhiễm 10 ha; Sâu ăn lá (sâu xanh, sâu khoang): Gây hại chủ yếu trên nhóm rau ăn lá họ hoa thập tự trong vườn hộ và vùng rau tập trung ở Thạch Hà, Thành phố Hà Tĩnh mật độ trung bình 3-5 con/m2, nơi cao 7-10 con/m2, diện tích 5 ha
Cây ăn quả có múi: Sâu vẽ bùa, sâu nhớt, diện tích nhiễm 85ha, sâu non bướm phượng 25ha, nhện nhỏ, Rệp muội 20ha gây hại trên lộc Xuân, phân bố tại Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê… Nhìn chung, trong tháng 3 và cả quý I/2024 tình hình sâu bệnh trên các loại cây có phát sinh nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
1.1.2. Chăn nuôi


Trong quý I/2024, người chăn nuôi đã cung ứng các sản phẩm chăn nuôi phục vụ dịp Tết. Nhìn chung, lượng cung các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh dịp Tết vừa qua tương đối dồi dào, giá cả ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân, không xẩy ra hiện tượng khan hàng và tăng giá thực phẩm chăn nuôi. Kết quả sản xuất chăn nuôi trong quý I/2024: Đàn trâu hiện có 66.550 con, bằng 97,65%, sản lượng xuất chuồng quý I ước đạt 980 tấn, bằng 98,0%; đàn bò hiện có 164 nghìn con, bằng 97,58%, sản lượng xuất chuồng ước đạt 2.820 tấn, bằng 99,82%; đàn lợn hiện có 398.890 con, bằng 101,05%, sản lượng xuất chuồng ước đạt 18.300 tấn, bằng 103,06%; đàn gia cầm hiện có 9.950 nghìn con, bằng 100,98%, sản lượng xuất chuồng ước đạt 7.610 tấn, bằng 101,22% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, sản xuất chăn nuôi quý I năm 2024 ổn định, các dịch bệnh đối với chăn nuôi cơ bản được kiểm soát, việc tái đàn và phục hồi chăn nuôi đang tiếp tục được thực hiện, tổng đàn lợn và đàn gia cầm tăng nhẹ. Tuy nhiên, do chăn nuôi trâu, bò không hiệu quả nên người dân không mở rộng quy mô chăn nuôi đã làm cho tổng đàn trâu, bò đang có xu thế giảm so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay giá thức ăn và các chi phí vẫn còn cao là khó khăn và rào cản lớn đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn trong thời gian tới.
Tình hình dịch bệnh, thiệt hại: Trong tháng 3/2024 đã xuất hiện Dịch lở mồm long móng trên gia súc xuất hiện tại xã Bùi La Nhân huyện Đức Thọ, làm cho 02 con gia súc mắc bệnh, đến ngày 14/3/2024, bệnh LMLM đã qua 16 ngày không phát sinh ca bệnh mới. Bệnh Viêm da nổi cục xảy ra tại 7 xã của 3 huyện (Can Lộc, Lộc Hà, Nghi Xuân) đã làm cho 77 con trâu bò mắc bệnh; trong đó gia súc mắc bệnh chết, tiêu hủy 9 con, khối lượng 1.865 kg. Hiện nay, bệnh Viêm da nổi cục tại các huyện chưa qua 21 ngày.
1.2. Lâm nghiệp


Thời gian qua, điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho việc trồng cây nên các chủ rừng đã tích cực triển khai thực hiện trồng rừng vụ Xuân Hè năm 2024. Diện tích rừng trồng mới tháng 3 và quý I năm 2024 đều tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Diện tích rừng trồng tập trung tháng 3 ước đạt 335 ha, bằng 107,72%, quý I ước đạt 1.282 ha, bằng 117,72%. Cùng với diện tích rừng trồng tăng thì sản lượng gỗ khai thác tháng 3 và quý I tăng so với cùng kỳ, cụ thể sản lượng gỗ khai thác tháng 3 ước đạt 25.914 m3, bằng 103,72%, quý I ước đạt 65.117 m3, bằng 106,71% so với cùng kỳ năm trước.

Việc trồng cây xanh phân tán để tạo môi trường sống trong lành luôn được các địa phương quan tâm thực hiện. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán tháng 3 ước đạt 551 ngàn cây, bằng 95,99%, quý I ước đạt 1.424 ngàn cây, bằng 101,71%.
 Công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2024, trên địa bàn Hà Tĩnh không xẩy ra cháy rừng nhưng đã xẩy ra 11 vụ phá rừng (giảm 8 vụ), với diện tích rừng bị phá là 1,64 ha (giảm 1,7 ha) so với cùng kỳ năm trước.
1.3. Thủy sản

Tổng sản lượng thủy sản tháng 3 năm 2024 ước đạt 4.535 tấn, bằng 101,86% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 3.190 tấn, bằng 101,72%, sản lượng nuôi trồng ước đạt 1.345 tấn, bằng 102,20%. Tính chung quý I năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 13.240 tấn, bằng 102,09% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 9.928 tấn, bằng 101,83%, sản lượng nuôi trồng ước đạt 3.312 tấn, bằng 102,89%.

Nhìn chung, hoạt động sản xuất thủy sản tháng 3 và quý I năm 2024 trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định, sản lượng tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Thời tiết tương đối thuận lợi ngư dân tranh thủ ra khơi bám biển và đã trúng nhiều mẻ cá lớn như cá trích, sứa, tôm, mực...và cho thu nhập khá trong mỗi chuyến ra khơi.

Sản lượng hải sản khai thác biển chiếm hơn 70% tổng sản lượng thủy, hải sản trong khi điều kiện, phương tiện, tiềm lực khai thác biển không có nhiều thay đổi nên khó để tạo ra bước đột phá trong khai thác hải sản. Tuy giá bán sản phẩm ổn định nhưng giá nhiên liệu và các chi phí khác vẫn ở mức cao nên ngư dân gặp rất nhiều khó khăn khi vươn khơi đánh bắt hải sản. Bên cạnh hoạt động khai thác thì hoạt động nuôi trồng cũng chưa có bước đột phá gì đáng kể, cơ bản duy trì diện tích nuôi trồng hiện có ở các địa phương có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản.
Dịch bệnh: Từ đầu năm đến nay chưa có dịch bệnh xảy ra đối với các sản phẩm thủy sản nuôi trồng trên địa bàn tỉnh.
2. Sản xuất công nghiệp
Quý I năm 2024 sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong quý I năm 2024 ước tăng 4,27% so với cùng kỳ năm trước.
2.1. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP)

Ước tính tháng 3/2024, chỉ số sản xuất toàn ngành ước tăng 15,6% so với tháng trước và giảm 3,12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng ước tăng 65% so với tháng trước và giảm 0,46% so với cùng kỳ; ngành công nghiệp chế biến chế tạo ước tăng 10,81% so với tháng trước và giảm 8,11% so với cùng kỳ; ngành sản xuất và phân phối điện dự tính tăng 44,38% so với tháng trước và tăng 27,01% so với cùng kỳ; ngành cung cấp nước và xả lý rác thải dự ước tăng 3,61% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước tăng 9,81%.

Dự ước quý I năm 2024 tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ổn định hơn so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 6,60% đóng góp 0,15 điểm vào mức tăng chung toàn ngành; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,09% làm tăng 0,42 điểm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 29,60% đóng góp 3,37 điểm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 17,44% đóng góp 0,33 điểm vào mức tăng chung toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh.

Chỉ số sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tăng so với cùng kỳ năm trước nguyên nhân chính là do: (1) Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 vận hành ổn định song song 2 tổ máy theo thị trường mua bán điện của EVN (cùng kỳ năm trước Tổ máy số 1 gặp sự cố), sản lượng điện ước đạt 2.687 triệu Kwh tăng 36,13% so với cùng kỳ; (2) Sản xuất bia tăng trưởng khá, 2 nhà máy sản xuất bia đóng lon trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn duy trì ổn định sản xuất (sản lượng ước đạt 17,39 triệu lít tăng 32,20%); (3) Nhà máy sản xuất Pin VinES đã đi vào vận hành thương mại từ tháng 8 năm 2023 (sản lượng Ắc quy bằng ion lithi quí I năm 2024 ước đạt 77.000 Kwh); (4) Kể từ tháng 12/2023, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh mở rộng mặt bằng khai thác, mỏ mới được cấp phép nên sản lượng quặng khai thác tăng cao so cùng kỳ.

Khởi đầu năm 2024 với nhiều tín hiệu tốt, với quyết tâm cao, hành động quyết liệt, các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực công nghiệp đang mở ra những kỳ vọng cho tăng trưởng của Hà Tĩnh cả năm 2024.
2.2.Một số sản phẩm chủ yếu

Trong số 20 nhóm sản phẩm chủ yếu được tổng hợp, có 12 nhóm sản phẩm cộng dồn 3 tháng đầu năm 2024 tăng so cùng kỳ và có 7 nhóm sản phẩm có chỉ số giảm trong tổng số sản phẩm công nghiệp chủ yếu. Một số sản phẩm công nghiệp 3 tháng đầu năm 2024 tăng so với năm trước: Vỏ bào, dăm gỗ tăng 60,9%; quặng zircon và tinh quặng zircon tăng 38,82%; bia đóng lon tăng 32,2%; điện sản xuất tăng 36,13%; nước không uống được tăng 18,46%; ...

Một số sản phẩm công nghiệp 3 tháng đầu năm 2024 giảm so với cùng kỳ năm trước: Mực đông lạnh giảm 85,29%; chè (trà) nguyên chất (như: chè (trà) xanh, chè (trà) đen) giảm 55,78%; mực đông lạnh giảm 61,69%; Gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 38,6%; dịch vụ sản xuất dược phẩm giảm 16,82%; ...
2.3. Chỉ số ngành công nghiệp
- Chỉ số tiêu thụ: Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dự tính tháng 3/2024 tăng 3,1% so với tháng trước, tuy nhiên so với tháng 3/2023 giảm 20,33%. Tính chung quý I/2024 chỉ số tiêu thụ giảm 7,98% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản phẩm than cốc, dầu mỏ tinh chế với chỉ số tiêu thụ giảm 29,12% so với cùng kỳ năm trước, do doanh nghiệp giữ lại dùng để sản xuất chế biến tiếp trong doanh nghiệp.

- Chỉ số tồn kho: Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tháng 3/2024 tăng 34,48% so với tháng trước và tăng 37,61% so cùng kỳ năm trước. Chỉ số tồn kho tăng cao do một số ngành như: Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 83,44%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 41,23%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 33,03%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện tăng 31,89%; …

- Tình hình sử dụng lao động: Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 3 năm 2024 giảm 0,05% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước tăng 14,26%. Cộng dồn đến cuối năm tháng 3 năm 2024, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tăng 14,43% so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ số sử dụng lao động của ngành khai khoáng tăng 9,31% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ số sử dụng lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 18,39%, hiện nay một số doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm vì vậy nguồn nhân lực tăng so với cùng kỳ. Chỉ số sử dụng lao động ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,08%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 2,45% so với cùng kỳ năm 2023.
3. Tình hình hoạt động doanh nghiệp.
Những tháng đầu năm 2024, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh giảm so với cùng kỳ năm trước, ngoài ra số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể tăng so với cùng kỳ. Điều đó cho thấy nền kinh tế còn nhiều khó khăn, rủi ro và thách thức. Bên canh các đơn vị doanh nghiệp thành lập mới, các doanh nghiệp cũ hiện nay đang tập trung vào sản xuất kinh doanh với kỳ vọng một năm hoạt động hiệu quả, hoàn thành thắng lợi kế hoạch đề ra.

3.1. Tình hình đăng ký kinh doanh
Tính từ đầu năm đến ngày 20/3/2024, toàn tỉnh thành lập mới 230 doanh nghiệp, giảm 9,09% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng vốn đăng ký đạt 1.636 tỷ đồng, tăng 116,95%, vốn bình quân trên một doanh nghiệp đạt 7,11 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so cùng kỳ năm trước.Trong kỳ có 146 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 16,96% so với cùng kỳ).

Bên cạnh các Doanh nghiệp thành lập mới, có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, tạm ngừng và giải thể, cụ thể: có 313 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (tăng 19,47%); 69 doanh nghiệp giải thể (tăng 30,19%). Hiện nay để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cần tiếp tục đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, tìm kiếm, phát triển, tháo gỡ khó khăn về thị trường tiêu thụ. Khi có thêm những giải pháp thúc đẩy đầu ra thì doanh nghiệp mới cải thiện được khả năng trả nợ, tăng khả năng hấp thụ vốn.
3.2. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo
Đánh giá tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2024 có 52,08% doanh nghiệp đánh giá SXKD của họ tốt lên và giữ ổn định so với quý trước. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp đánh giá tình hình SXKD của họ khó khăn hơn chiếm đến 47,92% trong tổng số các doanh nghiệp toàn tỉnh.

Dự báo xu hướng về tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2024 so quý I/2024, có tới 56,25% doanh nghiệp nhận định SXKD quý II/2024 sẽ tốt hơn và 31,25% giữ ổn định so với quý I/2024. Số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất vẫn tiếp tục gặp khó khăn hơn quý trước giảm xuống còn 12,5% tổng số các doanh nghiệp trong toàn tỉnh. Dự báo xu hướng sản xuất theo hình thức sở hữu có 60,61% số doanh nghiệp ngoài nhà nước nhận định SXKD quý II/2024 tốt hơn quý I/2023; tỷ lệ này của các doanh nghiệp Nhà nước là 50%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 44,44%.

Nhìn chung phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2024 và dự báo quý II/2024 tốt hơn so với quý trước. Điều này cho thấy tình hình sản xuất ngành công nghiệp đang có những chuyển biến tích cực và thuận lợi hơn.
4. Thương mại, dịch vụ
4.1.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:


Nhìn chung, hoạt động thương mại, dịch vụ trong tháng 3 và quý I hoạt động khá nhộn nhịp, mặc dù quý này không đạt mức doanh thu cao như quý trước nhưng vẫn tăng mạnh so với cùng quý năm trước (Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tính cả quý ước đạt 20.179,5 tỷ đồng tăng 20,29% so với quý I năm 2023). Do trùng với nhiều ngày lễ lớn như Tết dương lịch, tết Nguyên đán, Ngày Quốc tế phụ nữ….giá cả các mặt hàng tiêu dùng có biến động tăng, tình hình kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hoá, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh được các cấp chính quyền thực hiện triệt để.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 3 năm 2024, ước đạt 5.442,41 tỷ đồng, giảm 2,23% so với tháng trước và tăng 21,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả quý I/2024 đạt 17.142,1 tỷ đồng, tăng 21,47% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các nhóm hàng đều có doanh thu tăng khá, trong đó một số mặt hàng chiếm doanh thu lớn và tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Nhóm lương thực, thực phẩm ước đạt 8.296,36 tỷ đồng, tăng 26,07%; hàng may mặc ước đạt 1.138,76 tỷ đồng, tăng 53,78%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước đạt 2.245,72 tỷ đồng, tăng 55,87%; đá quý, kim loại quý các loại ước đạt 405,17 tỷ đồng, tăng 58,26%; hàng hóa khác ước đạt 985,92 tỷ đồng, tăng 49,02%... Bên cạnh các nhóm hàng tăng mạnh về doanh thu thì nhóm ô tô và phương tiện đi lại mặc dù đã có nhiều chính sách ưu đãi từ các hãng xe và đơn vị kinh doanh, tuy nhiên doanh thu vẫn chưa phục hồi như những năm trước (doanh thu quý I nhóm ô tô dưới 9 chỗ ngồi giảm 35,59% và phương tiện đi lại giảm 27,04% so với cùng kỳ), doanh thu nhóm xăng, dầu khá ổn định, giảm nhẹ 0,87% so với cùng kỳ chủ yếu do ảnh hưởng của sự điều tiết giá cả mặt hàng hàng này.

Nhìn chung, trong quý nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của người dân tăng mạnh, mức tăng trưởng tập trung chủ yếu vào dịp trước, trong Tết. Thị trường giá cả hàng hóa nhìn chung ổn định, một số mặt hàng giá cả tăng mạnh so quý trước chủ yếu chỉ trong dịp Tết và ổn định lại sau Tết. Các cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, giám sát, chống gian lận thương mại, hàng giả, kiểm soát chặt chẽ. Các mặt hàng như: Gạo nếp, bánh kẹo, bia rượu, thực phẩm tươi, thực phẩm chế biến… là những mặt hàng có doanh số bán ra cao và ổn định. Bên cạnh đó, các ngành chức năng đã tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại; đảm bảo nhu cầu hàng hóa, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, các dịch vụ công thông suốt để phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân và doanh nghiệp.

Dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành: Doanh thu tháng 3/2024 dự tính đạt 599,93 tỷ đồng, tăng 5,88% so với tháng trước, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Dịch vụ lưu trú ước đạt 15,27 tỷ đồng, tăng 51,67% so với tháng trước, giảm 18,92% so với cùng kỳ năm trước; Dịch vụ ăn uống ước đạt 616,34 tỷ đồng, tăng 5,07% so với tháng trước, tăng 15,56% so với cùng kỳ năm trước; Du lịch lữ hành ước đạt 3,6 tỷ đồng, tăng 10,09% so với tháng trước và tăng 2,13% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng, tình hình thời tiết thuận lợi, các cơ sở kinh doanh nhà hàng ăn uống hoạt động ổn định hơn, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn dần hoàn thành việc sữa chữa nâng cấp buồng phòng để chuẩn bị cho một mùa du lịch sắp tới nên doanh thu nhóm hàng này trong tháng những tháng tới sẽ có nhiều sự khởi sắc.

Tính chung quý I năm 2024, doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt 1.897,09 tỷ đồng, tăng 19,31% so với cùng kỳ, trong đó: Lưu trú ước đạt 36,57 tỷ đồng, giảm 35,06%; lượt khách phục vụ 230.501 lượt, giảm 34,52%; ngày khách phục vụ 191.813 ngày, giảm 33,64% so với cùng kỳ năm trước. Ăn uống ước đạt 1.850,33 tỷ đồng, tăng 21,33% so với cùng kỳ năm trước; Du lịch lữ hành ước đạt 10,19 tỷ đồng, tăng 16,79% so với cùng kỳ năm trước

Hoạt động dịch vụ, du lịch trong quý I/2024 nhìn chung giữ được sự ổn định, hoạt động khá nhộn nhịp, doanh thu dù không đạt mức cao như quý trước nhưng vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, hoạt động ăn uống ngoài gia đình vẫn là nhóm chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất và tăng trưởng ổn định ở cả 3 tháng trong quý, quyết định trực tiếp đến doanh thu cả khu vực dịch vụ này. Dịp đầu năm người dân thường đi lễ hội đến các di tích, đền chùa đề cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình, lượng khách đăng ký các tour du lịch tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.Dự tính những tháng tới, khi Hà Tĩnh bước vào cao điểm mùa nóng các hoạt động du lịch, lưu trú và ăn uống tại các bãi biễn sẽ tăng rất lớn, đây cũng là cơ hội để tỉnh nhà phát huy tiềm năng lợi thế với rất nhiều bãi biển đẹp như: Thiên Cầm, Thạch Hải, Thạch Bằng... Ngoài ra, các khu du lịch sinh thái với cảnh đẹp thu hút khách quan cũng là hình thức du lịch mới phát triển khá nhiều trên địa bàn

Dịch vụ khác: Doanh thu dịch vụ khác tháng 3/2024 dự tính đạt 367,55 tỷ đồng, tăng 0,83% so với tháng trước và tăng 5,69% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2024 doanh thu dịch vụ khác ước đạt 1.140,31 tỷ đồng, tăng 6,20% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Nhóm kinh doanh bất động sản tăng 0,15%; hành chính và dịch vụ hỗ trợ giảm 3,72%; giáo dục đào tạo tăng 9,23%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 4,87%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 58,8%; dịch vụ khác tăng 8,27% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động dịch vụ phát triển mạnh do nhu cầu làm đẹp, chăm sóc da, tóc chuẩn bị đón Tết của mọi người dân tăng nên các cơ sở kinh doanh dịch vụ này hoạt động hết công suất, một số cơ sở phải thuê thêm thợ thời vụ. Dịch vụ làm ma két, cắt chữ, làm biển quảng cáo trong quý I năm 2024 cũng tăng hơn quý trước do nhu cầu làm market chào mừng năm mới, mừng thọ, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền, chào mừng các ngày lễ trọng đại của quê hương, đất nước. Bên cạnh đó hoạt động cho thuê đồ dùng gia đình phục vụ cưới hỏi, ăn uống tất niên...diễn ra khá nhộn nhịp.
4.2. Hoạt động vận tải
Hoạt động kinh doanh vận tải trong tháng đã trở lại hoạt động bình thường sau dịp Tết Nguyên đán. Tình hình thời tiết thuận lợi cho việc lưu thông của các phương tiện vận tải hành khách và hàng hóa. Các đơn vị sản xuất kinh doanh, bán buôn bán lẻ, xuất nhập khẩu hàng hóa hoạt động ổn định trở lại, tăng nhu cầu vận chuyển hàng hoá trên thị trường.

Kết quả vận tải, kho bãi tháng 3/2024 ước đạt 658,07 tỷ đồng, tăng 10,39% so tháng trước và tăng 17,13% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vận tải hành khách ước đạt 111,10 tỷ đồng, giảm 26,71% so với tháng trước và tăng 40,54% so với cùng kỳ năm trước; Vận tải hàng hóa ước đạt 409,01 tỷ đồng, tăng 38,45% so với tháng trước và tăng 9,99% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 132,98 tỷ đồng, giảm 7,63% so với tháng trước và tăng 40,4% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả kinh doanh vận tải tháng 3/2023 đạt kết quả tăng trưởng tốt chủ yếu do ngành vận tải hàng hóa trong tháng thời tiết tương đối thuận lợi hoạt động vận tải hàng hóa cũng như hoạt động của các đơn vị xây dựng, công nghiệp chế biến, nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu như xi măng, sắt thép, gỗ.. tăng. Bên cạnh đó, vận tải hành khách giảm hơn so tháng trước do nhu cầu đi lại trong dịp trước trong và sau Tết cao, hiện tại như cầu đã bão hòa lại, nhưng so cùng kỳ năm trước mức doanh thu vẫn tăng cao do nhu cầu thị phần vé xe giá cao (dòng chất lượng) ngày càng tăng.

Tính chung quý I năm 2024, doanh thu vận tải dự tính đạt 1.906,97 tỷ đồng, tăng 19,81% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Vận tải hành khách dự tính đạt 399,88 tỷ đồng, tăng 65,94% với số lượng vận chuyển đạt 3.758,6 nghìn HK, tăng 23,63% và luân chuyển đạt 696.522,2 nghìn HK.km, tăng 20,34%; Vận tải hàng hóa dự tính đạt 1.091,76 tỷ đồng, tăng 5,39% với khối lượng vận chuyển ước đạt 11.902,1 nghìn tấn, tăng 5,01% và luân chuyển ước đạt 360.866,1 nghìn tấn.km, tăng 2,68%; Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 399,97 tỷ đồng, tăng 47,54% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý I vừa qua, tình hình hoạt động kinh doanh ngành vận tải trên địa bàn tỉnh khá sôi động và nhộn nhịp, đây là quý có kỳ nghỉ Tết Dương lịch và tết Nguyên đán, nên nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa của người dân trong dịp Tết tăng cao. Dịch vụ vận tải đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, nhất là các thời điểm trước, trong và sau Tết. Hoạt động vận tải hành khách trong quý có doanh thu tăng so với quý trước và tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và lượng khách du lịch tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước đã góp phần làm gia tăng giá trị từ hoạt động vận tải, tạo đà cho nhóm ngành này phát triển trở lại sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động. Bên cạnh đó, thời tiết thuận lợi cho các công trình xây dựng tiếp tục thi công, nhu cầu xây dựng, san lấp mặt bằng và xuất khẩu hàng hóa ổn định nên các doanh nghiệp, cơ sở vận tải hàng hóa, cho thuê máy móc hoạt động thuận lợi và có doanh thu cao hơn.
5. Tài chính, ngân hàng
5.1. Hoạt động tài chính
Nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người nộp thuế, tổng thu ngân sách nhà nước tính đến ngày 15/3/2024 tăng 46,78% so với cùng kỳ. Chi ngân sách cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ đã bố trí trong dự toán và các nhiệm vụ đột xuất quan trọng về phát triển KT-XH, QP-AN của địa phương.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: Tổng thu ngân sách nhà nước tính đến ngày 15/3/2024 đạt 4.342,14 tỷ đồng, (tăng 46,78% so với cùng kỳ). Trong đó: thu nội địa ước đạt 1.853,40 tỷ đồng tăng 64,21% so với cùng kỳ năm trước. Một số sắc thuế thu đạt kết quả cao từ những tháng đầu năm như: thu thuế, phí đạt 890,42 tỷ đồng tăng 53,96% so với cùng kỳ; thuế bảo vệ môi trường đạt 213,29 tỷ đồng tăng 195,05%; thu tiền sử dụng đất đạt 549,73 tỷ đồng tăng 73,52% do những tháng đầu năm 2024, thị trường bất động sản ở Hà Tĩnh khởi sắc, tăng cả về giá và lượng giao dịch... Bên cạnh thu nội địa thì thu xuất nhập khẩu đạt 2.153,07 tỷ đồng, tăng 33,18% so với cùng kỳ nguyên nhân chủ yếu do Công ty TNHH Nhiệt điện Vũng Áng II, Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng VINES Hà Tĩnh đẩy mạnh nhập khẩu hệ thống máy móc, thiết bị, vật tư để tiếp tục triển khai xây dựng nhà máy. Ngoài ra, tháng đầu năm, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đẩy mạnh nhập khẩu nguyên vật liệu (than, quặng sắt...) để phục vụ sản xuất, kinh doanh cũng góp phần tăng thu thuế xuất nhập khẩu cho Hà Tĩnh.

Tổng chi ngân sách nhà nước:Tổng chi ngân sách nhà nước tính đến ngày 15/3/2024 đạt 5.698,96 tỷ đồng, tăng 10,73% so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu nguồn chi thì chi đầu tư phát triển đạt 2.810,9 tỷ đồng, chiếm 49,32% tăng 5,12% so với cùng kỳ năm trước. Chi thường xuyên đạt 2.887,39 tỷ đồng, chiếm 50,67% tổng chi, tăng 16,82% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung hoạt động chi ngân sách ưu tiên cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, cấp bách gắn với việc thực hiện các mục tiêu, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
5.2. Hoạt động ngân hàng
Công tác huy động vốn trên địa bàn tỉnh quý I năm 2024 tiếp tục được đẩy mạnh. Theo đó, các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai nhiều chính sách hiệu quả, nhờ đó, nguồn vốn huy động trên địa bàn có sự tăng trưởng khá tốt, ước tăng 4,08% so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế kém khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh những tháng đầu năm chậm, so với cuối năm 2023, dư nợ cho vay tăng 0,39%.

Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng tại Hà Tĩnh ước đến thời điểm 31/3/2024, đạt 104.630 tỷ đồng, tăng 4,08% so với cuối năm 2023. Trong đó, nguồn vốn huy động trung, dài hạn đạt 10.850 tỷ đồng, giảm 16,93% so với cuối năm 2023. Tiền gửi tiết kiệm ước đạt 77.110 tỷ đồng, tăng 4,90%; tiền gửi thanh toán đạt 26.980 tỷ đồng, tăng 2,18% so với cuối năm 2023. Với việc triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn như triển khai các chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng, trong 3 tháng đầu năm, nguồn tiền gửi tiết kiệm trên địa bàn đạt mức tăng trưởng tốt.

Dư nợ cho vay ước đến 31/3/2024 đạt 96.425 tỷ đồng, tăng 0,39% so với cuối năm 2023. Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 69.770 tỷ đồng, tăng 0,87%; dư nợ trung dài hạn đạt 26.655 tỷ đồng, giảm 0,85%. Mặc dù, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã thực hiện các biện pháp giảm lãi suất, triển khai các chính sách ưu đãi của Chính phủ và của UBND tỉnh để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn và phục hồi phát triển kinh tế nhưng dư nợ tín dụng trên địa bàn chỉ tăng thấp so với cuối năm 2023.

Lãi suất huy động tiền gửi bằng VNĐ ở mức 0,1-0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 1,7-4,1% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 2,9-4,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 4,2- 6,3%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Lãi suất huy động USD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và dân cư. Lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn phổ biến 5,4-9%/năm, trung dài hạn phổ biến 6,9-10,5%/năm. Lãi suất cho vay USD ngắn hạn phổ biến ở mức 3-4,5%/năm; trung, dài hạn phổ biến mức 4-6,1%/năm.
Tính đến 31/3/2024 nợ xấu ước tính 639 tỷ đồng, chiếm 0,66% tổng dư nợ.
6. Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quí I năm 2024 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước (tăng 21,98%) chủ yếu nhờ giải ngân cao từ khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó, một số dự án đóng góp vốn đầu tư đáng kể như Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II, cao tốc Bắc Nam, nhà máy sản xuất Pin Lithium tập trung xây dựng và nhập khẩu máy móc, thiết bị sản xuất chờ lắp đặt.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh quý I năm 2024 dự ước đạt 11.351,32 tỷ đồng, giảm 30,98% so với quý trước, tăng 21,98% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
Vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.472,06 tỷ đồng, giảm 43,68% so với quý trước và tăng 38,23% so với cùng kỳ năm trước. Để kịp tiến độ đề ra, các nhà thầu đang huy động tối đa nhân lực, máy móc, chia làm nhiều mũi thi công đẩy nhanh dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh. Tổng vốn đầu tư dự án này thực hiện trong quý I/2024 ước đạt 1.393 tỷ đồng, tăng 85,46% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến vốn nhà nước tăng mạnh quý I/2024 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, so với quý trước, do là quý đầu năm ảnh hưởng bởi giao kế hoạch vốn ngân sách địa phương quản lý, thời gian nghĩ lễ kéo dài. Cho nên vốn đầu tư khu vực nhà nước nước trên địa bàn giảm 45,1% so với quý IV/2023.

Vốn ngoài nhà nước ước đạt 3.706,56 tỷ đồng, giảm 10,73% so với quý trước và giảm 15,92% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước quý I năm 2024 (chiếm 30,27%) tăng 26% so với quý trước, tuy nhiên so với cùng kỳ, dự án VinES đã hoàn thành đi vào sản xuất kinh doanh, do đó vốn đầu tư thực hiện khu vực này giảm 40,08%. Vốn đầu tư khu vực hộ dân cư (chiếm 69,72%) cũng giảm mạnh so với quý trước (giảm 20,75%), nguyên nhân chủ yếu do quý này trùng vào các ngày lễ kéo dài, do đó giá trị đầu năm đạt thấp so với các quý khác trong năm.

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ước đạt 5.172,70 tỷ đồng, giảm 34,57% so với quý trước và tăng 66,36% so với cùng kỳ năm trước. Chủ yếu vốn đầu tư nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II đạt 4.220 tỷ đồng giảm 37,08% so với quý trước, tăng 38,45% so với cùng kỳ. Dự án nhà máy sản xuất Pin Lithium xây dựng và nhập khẩu máy móc, thiết bị sản xuất chờ lắp đặt, vốn đầu tư thực hiện đạt 460 tỷ đồng, giảm 37,58% với quý trước, tăng 11 lần so với cùng kỳ năm trước.
7.Xuất nhập khẩu hàng hóa
Tháng 3/2024 hoạt động xuất, nhập khẩu có dấu hiệu chững lại so với các tháng trước do những tháng trước nhu cầu hàng ngoại cho dịp Tết tăng cao. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 3 năm 2024 ước đạt 563,8 triệu USD, giảm 10,79% so với tháng trước, nhưng so cũng kỳ vẫn tăng ổn định ở mức 5,9%. Tính chung quý I, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức tăng 14,84% so với cùng kỳ chủ yếu do kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh, trong khi thị trường xuất khẩu trong quý có giảm không đáng kể so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu: Tháng 3 năm 2024 ước đạt 215,0 triệu USD, giảm 12,25% so với tháng trước, giảm 8,65% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, quý I/2023 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 662,81 triệu USD, giảm 0,13% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do sự biến động xuất khẩu mặt hàng thép, phôi thép mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu (xuất khẩu khẩu thép tháng 3 ước đạt 191,4 triệu USD giảm 15,74% so với tháng trước và giảm 13,48% so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu cả quý I ước đạt 592,79 triệu USD giảm 3,25%). Mặc dù kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác như: Chè, dăm gỗ, dệt và may mặc có tăng trưởng khá so với cùng kỳ nhưng do giá trị xuất khẩu trong tổng kim ngạch là không đáng kể nên không ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng chung.

Kim ngạch nhập khẩu: Tháng 3 năm 2024 ước đạt 348,8 triệu USD, giảm 9,87% so với tháng trước tuy nhiễn vẫn tăng 17,43% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, quý I năm 2023 kim ngạch nhập khẩu ước đạt 990,8 triệu USD, tăng 27,64% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do Formosa tăng nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất (Ước đạt 756,16 triệu USD tăng 19,08% so với cùng kỳ năm trước). Có thể thấy rõ kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh chịu tác động trực tiếp từ hoạt động xuất, nhập khẩu từ công ty Formosa, mặc dù đã có cách chính sách đa dạng hóa các mặt hàng và có sự tăng trưởng khá ở các nhóm hàng như chè, dệt và may mặc...tuy nhiên việc thị trường Dăm gỗ vẫn còn nhiều khó khăn khiến việc tránh phụ thuộc thép trong kim ngạch xuất nhập khẩu chưa có biến động nhiều, kỳ vọng đặt vào các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
8. Giá cả, lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng chung tháng 3 năm 2024 có giảm nhẹ so với tháng trước nhưng so cùng tháng năm trước vẫn tăng ở mức 2,51%. Tính chung chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I tăng 2,31% so với cùng kỳ, cơ bản diễn biến giá cả biến động mạnh chủ yếu vẫn ở nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống khi giá gạo và lương thực, thực phẩm vẫn đang ở mức cao.

Tháng 3 năm 2024, chỉ số CPI chung giảm 0,50% so với tháng trước nhưng tăng 2,51% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có 02 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng so với tháng trước là Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,27% so tháng trước, so cùng tháng năm trước giảm 3,63%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,12% so tháng trước, tăng 4,5% so cùng tháng năm trước; Bên cạnh các hàng hóa có chỉ số giá tăng thì có 06 nhóm hàng hóa có chỉ số giá giảm so với tháng trước: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,17% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 5,46%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,31% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 5,35%; hàng may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,6% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 1,27%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,36% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,49%; giao thông giảm 0,61% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 1,44%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,41% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 5,54%. Có 03 nhóm ổn định về chỉ số so với tháng trước là Bưu chính viễn thông; thuốc và dịch vụ y tế; giáo dục.

Một số yếu tố chính tác động đến giá cả thị trường tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trong tháng. Thứ nhất, do Ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ là thời điểm sau Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ có sự thay đổi ảnh hưởng đến sự biến động của giá. Bên cạnh đó, việc chuyển mùa từ mùa lạnh sang mùa nắng cũng làm ảnh hưởng đến nhu cầu và giá cả. Thứ hai, giá xăng dầu bình quân tăng so tháng trước. Thứ ba, khối lượng tiêu dùng điện và nước sinh hoạt cao hơn tháng trước dẫn đến giá điện tăng. Thị trường giá vàng và ngoại tệ trong tháng tăng mạnh theo xu hướng của thị trường thế giới. Giá vàng bình quân trong tháng ở mức 6.830 nghìn đồng/chỉ 9999, giá đô la Mỹ bình quân 2.522.439 đồng/100 USD.

Tính cả quý I CPI bình quân 2024 tăng 2,31% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Phân theo khu vực thì khu vực thành thị tăng 1,8%, nông thôn tăng 2,54%. Phân theo nhóm ngành hàng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,58%; đồ uống và thuốc lá tăng 4,24%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,61%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 3,09%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,57%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,46%; giao thông tăng 1,21%; bưu chính viễn thông giảm 1,82%; giáo dục tăng 2,19%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 4,52%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,75% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, thị trường tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ quý I năm 2024 tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Do dịp Tết Nguyên đán rơi vào thời điểm giữa quý, các nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ dùng gia đình, hàng may mặc, hoa, giao thông, đồ uống, thuốc lá tăng mạnh so với quý trước.

Dự kiến CPI tháng 4/2024 dự kiến tăng và sẽ tăng mạnh nhóm thực phẩm thủy sản biển do là tháng bước vào mùa du lịch biển, do đó nhu cầu mặt hàng tươi sống biển như tôm, cá, mực tăng. Ngoài ra các nhóm hàng hóa khác như giá khách sạn, nhà nghỉ và thực phẩm hải sản các loại dự kiến tăng giá. Trong khi đó, thời tiết chuyển mùa nắng nóng nên nhu cầu mua sắm đồ dùng điện lạnh, quạt điện đều tăng.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Dân số, lao động việc làm
Quý I/2024, tình hình về lao động và giải quyết việc làm cho người lao động tại Hà Tĩnh có phần khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước; tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có tín hiệu phục hồi; nhiều loại hình, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và mô hình sản xuất của doanh nghiệp ngày càng đa dạng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tính từ 01/01/2024-20/3/2024, số doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại là 376 doanh nghiệp (bao gồm 230 doanh nghiệp thành lập mới và 146 doanh nghiệp hoạt động trở lại), tăng 2,17% so với cùng kỳ năm trước, góp phần tạo điều kiện để thu hút thêm lao động; có 69 doanh nghiệp đã giải thể và 313 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động.

Ngoài ra, theo kết quả khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh, trong quý I năm 2024, có 45 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng gần 7.000 lao động, trong đó: Công ty cổ phần May thể thao chuyên nghiệp Nghi Xuân (huyện Nghi Xuân) do nhu cầu đơn hàng mới và mở rộng sản xuất nên cần tuyển 1.000 lao động. Ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng tương đối lớn chủ yếu: lắp ráp linh kiện điện tử, dệt may, xây dựng, cơ khí, lái xe, điện, tự động hóa... phần lớn là lao động phổ thông (chiếm 70%) làm việc trong các ngành nghề lắp ráp linh kiện điện tử, dệt may.

Lực lượng lao động: Theo kết quả điều tra lao động việc làm, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính quý I năm 2024 là 536.328 người, tăng 0,27% so với quý trước và giảm 0,02% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số, lực lượng lao động là nam 278.208 người (chiếm 51,87%);lực lượng lao động là nữ 258.120 người (chiếm 48,13%); lực lượng lao động khu vực thành thị là 136.012 người (chiếm 25,36%); lực lượng lao động khu vực thành thị là 400.316 người (chiếm 74,64%) trong tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên.
Lao động có việc làm: Theo kết điều tra lao động việc làm, tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm ước tính quý I năm 2024 là 520.117 người, chiếm 96,98% trong tổng số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên; tăng 0,6% so với quý trước và tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước). Trong tổng số lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị là 131.608 người, chiếm 25,3% trong tổng số; lao động có việc làm ở nam giới là 268.933 người, chiếm 51,71%.

Khi phân lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc theo ngành kinh tế ta thấy cơ cấu lao động chuyển dần theo chiều hướng tích cực: tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 28,98% trong tổng số (tương ứng 149.467 người), giảm 0,25 điểm phần trăm so với quý trước; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 27,93% (tương ứng 145.266 người), tăng 0,01 điểm phần trăm; Thương mại - Dịch vụ chiếm 43,33% (tương ứng 225.384 người), tăng 0,24 điểm phần trăm.

Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm: Quý I/2024 dân số lao động không có việc làm (thất nghiệp) là 16.211 người, chiếm 3,02% lực lượng lao động 15 tuổi trở lên, giảm 0,31 điểm phần trăm so quý trước và 3,78 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có đến 72,83% lao động thất nghiệp cư trú ở nông thôn (tương đương 11.807 người). Còn theo giới tính, lao động nam chiếm nhiều hơn nữ, chiếm 57,21 % (tương đương 9.275 người). Xét riêng trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ thất nghiệp quý I/2024 ước tính là 5,3%, giảm 0,14 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,19 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình nhận trợ cấp thất nghiệp: Tính đến hết tháng 2/2024 đã nhận và giải quyết 966 hồ sơ đăng ký hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp; số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng là 1.003 người.

Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở Hà Tĩnh, ước tính quý I/2024 là 2,61%, tăng 0,08 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,06 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình giải quyết việc làm: Để giúp người lao động có việc làm ổn định, ngoài tổ chức các sàn giao dịch định kỳ, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh đã kết nối với một số doanh nghiệp tổ chức các phiên giao dịch việc làm, sàn giao dịch việc làm; đồng thời triển khai chương trình hợp tác xuất khẩu lao động, mở thêm nhiều lớp đào tạo tay nghề cho lao động. Theo số liệu từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, số người được giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động quý I năm 2024 là 5.129 người, tăng 26,89% so với quý trước và giảm 2,02% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó: lao động được giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 1.746 người, chiếm 34,04% trong tổng số, tăng gấp 2 lần so với quý trước; lao động đi làm việc ngoại tỉnh 2.072 người, chiếm 40,4%, tăng gấp 6 lần; xuất khẩu lao động 1.311 người, chiếm 25,56%, giảm 59,35%. Tất cả điều đó đã góp phần làm cho tình hình về lao động, việc làm quý I/2024 ở Hà Tĩnh được ổn định và khởi sắc hơn.
2. Đời sống dân cư và đảm bảo an sinh xã hội
Những tháng đầu năm 2024 là thời gian trùng với dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và các lễ hội, người dân vui tết đón xuân trong không khí đầm ấm, an toàn. Tình hình đời sống các tầng lớp dân cư quý I/2024 nhìn chung ổn định, có phần khởi sắc hơn. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động công nghiệp, xây dựng thương mại, dịch vụ đi vào hoạt động ổn định nên tình hình về lao động và việc làm ở Hà Tĩnh có phần khởi sắc. Tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không xảy ra thiên tai. Các dịch bệnh đối với chăn nuôi cơ bản được kiểm soát, việc tái đàn và phục hồi chăn nuôi đang tiếp tục được thực hiện. Hà Tĩnh tiếp tục triển khai các chương trình, đề án giảm nghèo với mục tiêu là giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, an ninh lương thực, an toàn nhà ở, nước sạch sinh hoạt và vệ sinh. Tăng cường kết nối về hạ tầng, đào tạo nghề và hỗ trợ giải quyết việc làm, đời sống nhân dân ổn định, toàn tỉnh không xảy ra tình trạng thiếu đói trong dân cư.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội: công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh được triển khai kịp thời; các cấp, các ngành đã làm tốt công tác huy động nguồn lực, tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công với các mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm chu đáo, cụ thể:


Hỗ trợ cho người có công và thân nhân của người có công với cách mạng: Ba tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã trao tặng 102.402 suất quà cho đối tượng người có công, trị giá 30,549 tỷ đồng.

Hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại các chương 2, 3, 4 và 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP: Ba tháng đầu năm 2024, Hà Tĩnh đã trao tặng khoảng 80.791 suất quà cho các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại các chương 2, 3, 4 và 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP, trị giá 31,796 tỷ đồng. Trong đó, trao tặng 20.082 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trị giá 8,619 tỷ đồng; 37.331 suất quà cho người cao tuổi, người già cô đơn, trị giá 13,546 tỷ đồng và 23.378 suất quà cho các đối tượng xã hội khác, trị giá 9,631 tỷ đồng.

Hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ chính sách xã hội không trùng với các đối tượng tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP: Ba tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã trao tặng khoảng 79.740 suất quà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khác, trị giá 43,654 tỷ đồng. Bên cạnh những hỗ trợ về hiện vật và tiền mặt, thì ba tháng đầu năm 2024 tỉnh Hà Tĩnh đã hỗ trợ 1,978 tỷ đồng tiền điện cho 11.572 hộ nghèo.

Tình hình cấp phát miễn phí thẻ bảo hiểm y tế: nêu rõ số lượng thẻ tương ứng với từng nhóm đối tượng thụ hưởng: Ba tháng đầu năm 2024, Hà Tĩnh đã cấp phát miễn phí khoảng 401.797 thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh miễn phí. Trong đó, cấp 13.774 thẻ bảo hiểm cho hộ nghèo; 28.442 thẻ cho hộ cận nghèo; 142.635 thẻ cho trẻ em dưới 6 tuổi; 38.507 thẻ cho người có công và 178.439 thẻ cho các đối tượng khác.

Tình hình hỗ trợ gạo: Ba tháng đầu năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đã hỗ trợ 186,3 triệu đồng mua 10,37 tấn gạo cho các hộ dân tộc Chứt thuộc huyện Hương Khê và các hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Cẩm Xuyên.
3. Giáo dục đào tạo
Năm học 2023-2024, Hà Tĩnh triển khai thực hiện Quyết định số 2457/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2023 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về ban hành kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023 – 2024 của ngành Giáo dục, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn Ngành nên đã gặt hái được nhiều kết quả cao trong thời gian qua.

Kết quả kỳ thi Học sinh giỏi THPT năm học 2023-2024 được Bộ GD&ĐT công bố, Hà Tĩnh giành được 76 giải/100 thí sinh dự thi, cụ thể các giải sau: 5 giải nhất, 20 giải nhì, 30 giải ba và 21 giải khuyến khích. Bên cạnh đó, Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 10 diễn ra vào ngày 4/3/2024 với 1.299 thí sinh tham gia thi ở 10 bộ môn gồm: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Lịch sử, Địa lý. Trong đó có 879 thí sinh đạt giải.
4. Hoạt động Văn hóa - Thể thao
Hoạt động văn hóa: Quý I/2024, là những tháng trùng với Tết Nguyên đán, Hà Tĩnh đã triển khai công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, góp phần tuyên truyền các sự kiện chính trị, văn hóa, các ngày lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, đặc biệt là tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Giáp Thìn. Tổ chức bắn pháo hoa vào thời khắc giao thừa. Toàn tỉnh thay mới tranh cổ động tấm lớn, pano, áp phích các loại và hàng trăm lượt khẩu hiệu, băng rôn, cờ Tổ quốc,...

Hoạt động thể thao: Quý I/2024, trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức nhiều giải thể thao, trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân. Đặc biệt, trong thời gian này, huyện Can Lộc đã tổ chức được nhiều hoạt động thể thao tại Lễ Khai hội Chùa Hương Tích "Mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2024”. Trong quý, đoàn thể thao Hà Tĩnh đã tham gia 5 giải thi đấu thành tích cao và giành được 9 huy chương các loại (2 HCV – 1 HCB – 6 HVĐ).
5. Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Trong tháng xuất hiện đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng đầu tiên trong năm đã ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống, sức khỏe của người dân, đặc biệt là với người già và trẻ nhỏ. Đây cũng là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc, nên cơ quan chức năng khuyến cáo người dân dân nên có kế hoạch sinh hoạt, làm việc hợp lý; áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe để đề phòng sốc nhiệt. Chủ động lựa chọn, sử dụng, bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh nguy cơ gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Công tác phòng chống HIV/AIDS: Để hạn chế nhiễm HIV/AIDS, cần tiếp tục tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm HIV/AIDS, cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân đặc biệt cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Trong tháng, có 5 người nhiễm mới HIV, 1 người chuyển thành AIDS và có 1 người chết vì AIDS; giảm 4 người chuyển thành AIDS, còn số người nhiễm HIV và số người chết vì AIDS không thay đổi so với tháng trước; giảm 5 người nhiễm AIDS, giảm 9 người chuyển thành AIDS, số người chết vì AIDS không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý I/2024, có 12 người nhiễm mới HIV, 8 người chuyển thành AIDS và 3 người chết vì AIDS; giảm 4 người nhiễm HIV, giảm 4 người chuyển thành AIDS và tăng 2 người chết vì AIDS so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình dịch bệnh khác: Trong tháng, trên địa bàn có một số ca bệnh đơn lẻ, cụ thể: 2 ca sốt xuất huyết, 2 ca sốt rét, 2 ca lỵ trực trùng, 17 ca mắc lỵ a míp, 32 ca mắc bệnh thủy đậu, 1.361 ca mắc bệnh cúm, 124 ca tiêu chảy, 8 ca viêm gan vi rút khác và không có người chết do các bệnh trên.

Tính chung quý I/2024, trên địa bàn cũng có một số ca bệnh đơn lẻ, không tạo thành dịch, cụ thể: 5 ca sốt xuất huyết (giảm 5 ca so với cùng kỳ năm trước), 4 ca sốt rét (tăng 3 ca), 48 ca mắc bệnh quai bị (tăng 7 ca), 7 ca mắc lỵ trực trùng (giảm 54 ca), 32 ca mắc lỵ a míp (giảm 45 ca), 105 ca mắc bệnh thủy đậu (tăng 44 ca), 4.409 ca mắc bệnh cúm (tăng 647 ca), 388 ca tiêu chảy (tăng 168 ca), 15 ca viêm gan vi rút khác (giảm 7 ca) và không có người chết do các bệnh trên.
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Quý I/2024 là thời gian trùng vào dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội mùa xuân, nhu cầu sử dụng thực phẩm vì thế tăng cao. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), địa phương đã triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm ATVSTP cho người tiêu dùng.

Trong tháng, không có vụ ngộ độc tập thể nào xảy ra, chỉ có 74 ca ngộ độc đơn lẻ và không có người chết vì ngộ độc; so với tháng trướcgiảm 29 ca ngộc độc đơn lẻ, số vụ ngộ độc và số người chết không thay đổi; so với cùng kỳ năm trước giảm 6 ca ngộ độc đơn lẻ (giảm 8,82%) số người chết các ca đơn lẻ không thay đổi, giảm 1 vụ ngộc độc tập thể và 7 người chết vì ngộ độc.
Tính chung quý I/2024, không có vụ ngộ độc tập thể nào xẩy ra, 170 ca ngộ độc đơn lẻ và không có người chết vì ngộ độc; giảm 1 vụ ngộ độc tập thể và giảm 7 người chết vì ngộc độc, giảm 29 ca ngộ độc đơn lẻ (giảm 14,57%) và số người chết các ca ngộ đọc đơn lẻ không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.
6. Tai nạn giao thông

Nhằm đảm bảo an toàn giao thông, ngăn ngừa các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự ATGT. Đồng thời xem xét trách nhiệm liên đới của chủ phương tiện, doanh nghiệp vận tải khi để xảy ra sai phạm.

Tính từ 15/02/2024 – 14/3/2024, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xảy ra 23 vụ tai nạn đường bộ, làm 12 người chết, 15 người bị thương (giảm 31 vụ; giảm 9 người chết, giảm 26 người bị thương so với tháng trước); 1 vụ tai nạn đường sắt, làm 1 người chết (số vụ không thay đổi, tăng 1 người chết, giảm 1 người bị thương so với tháng trước). Giá trị thiệt hại ước tính khoản 120 triệu đồng.
Tính chung quý I/2024, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xảy ra 117 vụ tai nạn đường bộ, làm 49 người chết, 97 người bị thương (tăng 45 vụ, tăng 3 người chết, tăng 57 người bị thương so với cùng kỳ năm trước); 3 vụ tai nạn đường sắt, làm chết 01 người, 01 người bị thương (tăng 3 vụ, tăng 1 người chết, tăng 1 người bị thương so với cùng kỳ năm trước). Giá trị thiệt hại ước tính khoản 740 triệu đồng.
7. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Tình hình cháy: Tính từ 15/02/2024 - 14/3/2024, xảy ra 8 vụ cháy, không thiệt hại về người, giá trị thiệt hại ước tính 63 triệu đồng; số vụ và thiệt hại về người không đổi so với tháng trước; giảm 3 vụ, không thiệt hại về người so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung quý I/2024, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã xảy ra 17 vụ cháy, giá trị thiệt hại ước tính 214 triệu đồng (giảm 4 vụ, không làm thiệt hại về người như cùng kỳ năm trước).
Tình hình nổ: trong tháng và quý I/2024 không xẩy ra tình hình nổ (so cùng kỳ không thay đổi).
Công tác bảo vệ môi trường: Song hành với phát triển kinh tế thì công tác bảo vệ môi trường luôn được chú trọng, đẩy mạnh và được xem là “đòn bẩy” cho phát triển hướng đến mục tiêu bền vững. Vì vậy, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các địa phương đấy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân trong việc phát triển kinh tế phải gắn với công tác bảo vệ môi trường, nên người dân ngày càng ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với hoạt động bảo vệ môi trường, do đó tình hình vi phạm môi trường chiều hướng giảm so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng, phát hiện 13 vụ vi phạm môi trường và đã xử lý 21 vụ, với tổng số tiền xử phạt 48,65 triệu đồng; giảm 65 vụ phát hiện (giảm 83,33 %), giảm 80 vụ đã xử lý (giảm 79,21%), giảm 93,51 triệu đồng (giảm 65,78%) tiền xử phạt so với tháng trước và giảm 16 vụ phát hiện (giảm 55,17%), giảm 30 vụ đã xử lý (giảm 58,82%), giảm 45,95 triệu đồng (giảm 48,57%) số tiền xử phạt so với cùng kỳ năm trước.

Quý I/2024, phát hiện 155 vụ vi phạm môi trường, giảm 60 vụ (giảm 27,91%) và đã xử phạt 143 vụ, giảm 176 vụ (giảm 55,17%) với tổng số tiền xử phạt 226,41 triệu đồng; giảm 533,09 triệu đồng số tiền xử phạt (giảm 70,19%) so với cùng kỳ năm trước.
8. Thiệt hại thiên tai
Trong tháng không xảy ra, không thay đổi so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Tính từ đầu năm đến nay không xảy ra thiên tai và không thay đổi so cùng kỳ năm trước.
  III. DỰ BÁO, ĐẾ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI
     Năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021-2025. Tuy nhiên việc thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động, diễn biến phức tạp, khó lường, xung đột tại Ukraine, Trung Đông có thể còn kéo dài; kinh tế trong nước nước dự báo còn chịu sức ép lạm phát, tỷ giá; giá nhiều yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh tiếp tục xu hướng tăng; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường lao động việc làm dự báo còn gặp nhiều khó khăn; biến đổi khí hậu, dịch bệnh tiếp tục diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của ngành nông nghiệp.
 Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế xã hội theo Nghị quyết của HĐND tỉnh đề ra. Trong thời gian tới cần tập trung giải quyết một số nội dung chủ yếu sau đây:
    Một là, Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp lớn, trọng điểm: Tạo mọi điều kiện để Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II vận hành thử vào cuối năm; nhà máy Pin Lithium hoàn thành và đi vào sản xuất; các dự án đầu tư hạ tầng khu/cụm công nghiệp được đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ thủ tục; tích cực thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và ngành công nghiệp sau thép, khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu.
    Thứ hai, Chủ động bám sát diễn biến thời tiết, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch tả lợn châu Phi, dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu bò; tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 51/2021/NQ-HĐND; phát huy hiệu quả phong trào tập trung, tích tụ ruộng đất theo Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tập trung triển khai đề án, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ, nhất là chuỗi liên kết sản xuất gắn với Tập đoàn Quế Lâm.
    Ba là, Triển khai quyết liệt nhiệm vụ thu ngân sách ngay từ đầu năm; tăng cường công tác hậu kiểm, chống thất thu, thu hồi nợ thuế. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh khung cơ chế chính sách giai đoạn 2021-2025. Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, nhất là các dự án ODA, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đảm bảo cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả giữa các địa phương, lĩnh vực.
    Bốn là, Tập trung nguồn lực cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là các sản phẩm chủ lực của tỉnh; chú trọng hỗ trợ, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; phát triển tài sản trí tuệ; truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa.
    Năm là, Tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai; giải quyết các xung đột pháp lý về thủ tục giao đất, xác định đơn giá đền bù, thủ tục thanh quyết toán xây dựng cơ bản để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Trước mắt, ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa, nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
Trên đây là một số tình hình kinh tế - xã hội tháng Ba và quý I năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh./.
BBT

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện