Nga lấy tiền từ đâu để tăng 25% chi tiêu quốc phòng trong xung đột với Ukraine
Bản dự thảo ngân sách được công bố trên trang web chính thức của Quốc hội Nga vào đầu tuần này cho thấy, mức chi tiêu cho quốc phòng vào năm 2025 đã xô đổ kỷ lục trước đó, vốn đã vượt ngưỡng 10.000 tỷ rúp, chiếm khoảng 40% tổng chi tiêu của chính phủ Nga. Bên cạnh đó, chi tiêu xã hội sẽ giảm 16%, từ 7.700 tỷ rúp năm nay xuống còn 6.500 tỷ rúp vào năm tới.
Hãng tin độc lập Bell của Nga nhận định rằng: "Những con số này cho thấy Nga đang chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài với Ukraine. Ngay cả khi cuộc xung đột ở Ukraine sớm kết thúc, Điện Kremlin vẫn dành sự ưu tiên cho quân đội".
Hơn hai năm nổ ra xung đột với UKraine, dù bị áp đặt số lượng lệnh trừng phạt kỷ lục từ Mỹ và các đồng minh, nền kiinh tế Nga vẫn tiếp tục phát triển. Báo cáo tháng 4 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng nhanh hơn tất cả các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, đồng thời dự đoán mức tăng trưởng sẽ tiếp tục chạm mốc 3,2 % trong năm, vượt Anh, Pháp và Đức. Sau đó, vào tháng 7, Ngân hàng Thế giới đã Nga từ một quốc gia có "thu nhập trung bình cao" lên một quốc gia có "thu nhập cao".
Quân đội Nga diễu hành trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Moscow, Nga vào ngày 9/5. Ảnh: Reuters
Các nhà phân tích tin rằng Nga có nhiều nguồn thu nhập và chính thông qua các nguồn thu này, nền kinh tế Nga đã đã tăng trưởng nhanh chóng.
Xuất khẩu dầu khí có lẽ là nguồn thu nhập lớn nhất của Nga. Phương Tây và các đồng minh đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu khí của Nga. Tuy nhiên, vì lợi ích của riêng mình, họ đã tạo ra đủ không gian để Moscow có thể tiếp tục sản xuất và thậm chí là bán lại các nhiên liệu hóa thạch.
Ngoải ra, kể từ khi các lệnh trừng phạt được áp dụng đối với ngành dầu mỏu của Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã trở thành những nước nhập khẩu dầu lớn nhất của Moscow.Vào tháng 2, một phân tích cho thấy Nga đã kiếm được 37 tỷ USD từ việc bán dầu thô cho Ấn Độ vào chỉ trong năm 2023. Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) tiết lộ rằng Ấn Độ đã tăng lượng mua dầu thô của Nga lên hơn 13 lần so với thời kỳ trước xung đột.
Reuters dự đoán, với đà này, doanh thu từ dầu khí của Nga sẽ tăng hơn 50% m so với cùng kỳ năm trước, lên 9,4 tỷ USD. Các khoản doanh thu này là nguồn tiền mặt quan trọng nhất của Điện Kremlin, chiếm khoảng 1/3 đến một nửa tổng ngân sách liên bang trong thập kỷ qua.
Một nguồn thu nhập khổng lồ khác của Nga là thuế. Vào đầu năm 2024, Nga đã công bố tăng thuế. Theo cơ cấu thuế mới, mức thuế 13% được áp dụng cho các cá nhân có thu nhập lên tới 2,4 triệu rúp/năm (tương đương 27.500 USD). Nếu có thu nhập vượt mức này, công dân Nga sẽ phải trả mức thuế cao hơn, với mức thuế suất tối đa là 22% đối với tổng thu nhập vượt quá 50 triệu rúp (tương đương 573.000 USD).
Thuế thu nhập doanh nghiệp của đất nước cũng đã tăng từ 20% lên 25%. Với mức thuế này, ước tính Nga sẽ thu được 2,6 nghìn tỷ rúp (tương đương 29 tỷ USD) doanh thu liên bang bổ sung vào năm 2025.
Hơn nữa, Điện Kremlin cũng đang xem xét tăng thuế khai thác khoáng sản (MET) CHO một số ngành công nghiệp nhất định. Theo một nghiên cứu do tổ chức Carnegie Endowment thực hiện, mức thuế lợi nhuận, thuế thu nhập cá nhân và thuế khai thác khoáng sản gia tăng có thể mang lại cho ngân sách liên bang khoảng 2,5–2,7 nghìn tỷ rúp (tương đương 27,7 tỷ USD). Ngoài ra, nền công nghiệp gia dụng, sản xuất vũ khí cũng làm tăng GDP hằng năm của Nga.
Ukraine mới đây cũng tuyên bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng thêm 12 tỷ USD nhưng so với mức tăng hiện nay của Nga, con số này cũng chỉ như "muối bỏ bể".
Theo VOV
Link: https://vov.vn/the-gioi/nga-lay-tien-tu-dau-de-tang-25-chi-tieu-quoc-phong-trong-xung-dot-voi-ukraine-post1125374.vov
Thêm ý kiến góp ý