Thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai thông tin các dự án   |    Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |   

Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý chất thải rắn sinh hoạt

  

14:51 30/10/2024

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và sớm nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Ảnh minh họa

Theo Luật Luật Bảo vệ môi trường 2020, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị, nông thôn. Đồng thời, sẽ ban hành hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Quá trình xây dựng và ban hành các văn bản này hiện nay đang được cử tri quan tâm.

* Đã có tiêu chí công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, Bộ đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, trong đó có quy định cụ thể về tiêu chí công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị, nông thôn.

Cụ thể, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng các tiêu chí như: Có khả năng tiếp nhận, phân loại chất thải, xử lý mùi, nước rỉ rác, khí thải, linh hoạt trong kết hợp các công nghệ khác, xử lý các loại chất thải rắn khác nhau; có khả năng mở rộng công suất, thu hồi năng lượng, xử lý các chất thải thứ cấp; mức độ phù hợp về quy mô xử lý; mức độ tự động hóa, nội địa hóa của dây chuyền thiết bị; tỷ lệ xử lý, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

Cùng với đó là mức độ tiên tiến của công nghệ xử lý; độ bền của thiết bị, dây chuyền công nghệ; xuất xứ của các trang thiết bị; tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ, khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết bị.

Ưu tiên công nghệ đã được ứng dụng thành công, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thiết bị xử lý, tái chế chất thải và phù hợp với điều kiện Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ; công nghệ thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Về môi trường và xã hội phải đáp ứng các tiêu chí như: Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Tiết kiệm diện tích sử dụng đất; Tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý; Khả năng đào tạo nhân lực địa phương tham gia quản lý, vận hành thiết bị, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị.

Về kinh tế có các tiêu chí gồm: Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa phương hoặc không vượt quá mức chi phí xử lý được cơ quan có thẩm quyền công bố; Khả năng tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải; Tiềm năng và giá trị kinh tế mang lại từ việc tái sử dụng chất thải, năng lượng và các sản phẩm có ích được tạo ra sau xử lý; Nhu cầu thị trường; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau khi xử lý được áp dụng; Tính phù hợp trong chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí vận hành; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.

* Phương pháp định giá và hướng dẫn định mức kinh tế, kỹ thuật thu gom

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp, tổ chức các buổi họp và làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính về phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo phù hợp với Luật Giá và các luật có liên quan.

Hiện nay, Bộ cũng đang phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn theo quy định hiện hành.

Cùng với đó, Bộ cũng đã thành lập Tổ soạn thảo Thông tư ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Dự thảo Thông tư này đã được tham vấn, lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan và đang trong quá trình thẩm định để ký ban hành theo đúng trình tự, thủ tục quy định.

BBT


Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện