Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |    Xây dựng các bảng lương mới áp dụng từ giữa năm 2024   |   

Cao tốc Bắc - Nam: Hà Tĩnh đi Hà Nội chỉ hơn 4 giờ

  

01:37 03/06/2020

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thông tin, cao tốc Bắc – Nam sẽ đi qua 13 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài 654km.

Dù chưa “đóng mạch” toàn tuyến cao tốc từ Hà Nội tới TP. Hồ Chí Minh, nhưng một số “điểm nóng” giao thông sẽ được giải toả như đoạn: Hà Nội – Vinh; TP. Hồ Chí Minh – Phan Thiết và đoạn Quảng Trị - Quảng Nam.


Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật khẳng định: Đây là dự án trọng điểm quốc gia với quy mô lớn nằm trên 13 tỉnh, thành phố gồm Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long. Vì thế, Bộ GTVT đang đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng, sớm khởi công toàn bộ dự án trong năm 2020, phấn đấu hoàn thành vào năm 2021.

Hà Nội - Hà Tĩnh chỉ còn hơn 4 giờ

Trong báo cáo của Bộ GTVT có nêu rõ: 5 dự án cao tốc phía Bắc gồm Cao Bồ - Mai Sơn – QL 45 – Nghi Sơn – Diễn Châu – Bãi Vọt dài 221km kết nối với 2 tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ và Cầu Giẽ - Ninh Bình sẽ rút ngắn thời gian đi từ Hà Nội đến Hà Tĩnh còn khoảng 4h30 phút (thay vì 7-8 tiếng), từ Hà Nội đi Vinh (Nghệ An) chỉ mất chưa đến 4h thay vì phải chạy 6 tiếng như hiện nay.

Đối với tuyến cao tốc Cao Bồ-Mai Sơn dài hơn 15,2 km, hiện tổng mức đầu tư khoảng 1.607 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Đây là dự án duy nhất trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017-2020 được Bộ GTVT giao cho địa phương làm chủ đầu tư.

Điểm đầu của tuyến này bắt đầu từ đường nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với quốc lộ 1A chạy theo phía tây đường sắt cao tốc Bắc - Nam tương lai, phía đông xã Yên Bằng, song song với hệ thống đê Cẩm, vượt sông Đáy tại khu vực khu công nghiệp Ninh Phúc, đi trùng với hành lang dành cho đường cao tốc của quy hoạch Khu công nghiệp Ninh Phúc - khu đô thị Tam Điệp.

Nối tiếp đó, cao tốc Mai Sơn (Ninh Bình) - QL45 (Thanh Hóa) dài 63,37km, phân kỳ đầu tư làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17m, tổng mức đầu tư gần 13.000 tỷ đồng, dự kiến khởi công năm 2020, cơ bản hoàn thành năm 2021.

Dự án có điểm đầu tại nút giao Mai Sơn (Km274+065) thuộc địa phận huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình; điểm cuối tại Km337+000 sau vị trí giao đường Nghi Sơn - Thọ Xuân, thuộc địa phận huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Cũng tại lý trình Km337+000 thuộc vị trí giao đường Nghi Sơn - Thọ Xuân, thuộc địa phận huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa là điểm đầu kết nối với Cao tốc QL 45 - Nghi Sơn. Dự án dài 43km, quy mô 4 làn xe với bề mặt nền 17m, cho phép chạy 80-120km/h, có tổng mức đầu tư 6.333 tỷ đồng.


Đối với, đoạn cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu, theo thiết kế kết nối trực tiếp với cao tốc QL45- Nghi Sơn tại Km380+000 (nút giao với đường Nghi Sơn - Bãi Trành), thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Điểm cuối tại Km430+000 nằm tại nút giao Diễn Cát (giao với Quốc lộ 7), Diễn Châu, Nghệ An.

Dự án có chiều dài 50km, giai đoạn phân kỳ 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, vận tốc 80km/h; giai đoạn hoàn chỉnh 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m, vận tốc 100-120km/h. Tổng mức đầu tư 8.381 tỷ đồng.

Nối tiếp đó là cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt có hướng tuyến đi về phía Nam từ điểm giao với Quốc lộ 7 đi cắt qua khu kinh tế Đông Nam (giao cắt với đường N1 và đường N2 của khu kinh tế Đông Nam), tuyến đi men theo khe núi Chạch vượt qua hồ Xuân Dương sau đó vượt qua núi Thần Vũ, tuyến tiếp tục đi về hướng Nam và cắt ngang qua khu công nghiệp Nam Cấm (giao cắt với đường N5 thuộc khu công nghiệp Nam Cấm và QL48E - ĐT534 cũ).

Tuyến tiếp tục đi chếch hướng Đông Nam, phía Đông núi Lưỡi Hái, giao với tuyến QL46B tránh thành phố Vinh; tiếp tục đi song song cách tuyến tránh Vinh khoảng 50m, giao với QL46 hiện tại, cắt qua ĐT542C và vượt qua đường sắt Thống Nhất tại địa phận xã Hưng Thắng, huyện Hưng Nguyên, lách qua khe giữa núi Thành và núi Non, vượt đê tả sông Lam và QL46C tại vị trí giáp ranh hai xã Hưng Phú, Hưng Khánh, vượt đê hữu sông Lam và giao cắt với QL8A, điểm cuối nằm sau nút giao QL8A, thuộc xã Đức Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Dự án có chiều dài khoảng 50 km, nền đường 17m, vận tốc 80km/h, tổng mức đầu tư 13.400 tỷ đồng. Theo thiết kế, trong giai đoạn 1, sẽ thi công nút giao Hưng Tây (giao Quốc lộ 46 tránh thành phố Vinh).

Đầu tư 15,2 nghìn tỷ đồng xây dựng cao tốc Bãi Vọt – Vũng Áng

Theo quy hoạch hệ thống giao thông quốc gia và dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam trên địa bàn Hà Tĩnh, đường bộ cao tốc phía Đông có tổng chiều dài 108 km, phía Tây (cao tốc Hồ Chí Minh) có chiều dài 32 km; đường sắt tốc độ cao 102,88 km, đường sắt quốc gia 75,23 km; hệ thống cảng biển: Sơn Dương, Vũng Áng, Xuân Hải và Cửa Sót.

Theo báo cáo tiền khả thi dự án đường bộ cao tốc đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi có chiều dài 34 km, đoạn Hàm Nghi – Vũng Áng 54 km. Tổng mức đầu tư dự án hơn 15,2 nghìn tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng gần 9 nghìn tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 2,1 nghìn tỷ đồng, còn lại là chi phí thiết bị, tư vấn, quản lý và các chi phí khác.

Nguồn: VietnamFinance



Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện