Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |    Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới   |    Xây dựng các bảng lương mới áp dụng từ giữa năm 2024   |   

Cách mạng Tháng Mười Nga - Cách mạng phản đế đầu tiên không bị đế quốc đè bẹp

  

01:24 07/11/2022

Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đi vào lịch sử thế giới với tư cách cuộc cách mạng triệt để đầu tiên đưa người lao động lên địa vị làm chủ, vượt qua mọi sự đánh phá ác liệt của chủ nghĩa đế quốc, và duy trì lâu dài các thắng lợi của mình.

LTS: Nhân kỷ niệm 105 năm ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, Báo điện tử VOV xin trân trọng giới thiệu phần trích dịch bài tiểu luận chuyên đề của học giả Mỹ Eric Mann, mới đăng vào tháng 10/2022 trên tạp chí cánh tả Mỹ CounterPunch về cuộc cách mạng “rung chuyển thế giới” này (các tít phụ do VOV.VN đặt):

Áp phích kỷ niệm 5 năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917-1922). Dòng chữ trên cờ: Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại! Đồ họa: Wikicommons.

Lịch sử bi thương của các dân tộc nhược tiểu

Năm 1492, có hơn 100 triệu người bản địa ở châu Mỹ. Họ đã xây dựng nên các xã hội phức tạp và tiên tiến với những cuộc xung đột và chiến tranh của riêng mình nhưng không có xã hội nào trong số này dựa trên tình trạng dã man và diệt chủng - một sản phẩm phụ độc nhất vô nhị của chủ nghĩa tư bản phong kiến Âu châu Kitô giáo. Các cuộc xâm lăng do Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tiến hành bằng ngựa chiến, vũ khí và dịch bệnh đã xóa sổ hoàn toàn các xã hội bản địa này trong hàng thập kỷ và trong vòng một thế kỷ, làm giảm dân số bản địa đi 90%.

Các dân tộc bản địa đó đã cố kháng cự lại nhưng không đánh bại được các quốc gia vũ trang là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp và sau này là Mỹ.

Năm 1796, ở Haiti những người nô lệ da đen vũ trang nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Toussaint L’Ouverture đã lật đổ sự cai trị của Pháp tại quốc gia Caribe này. Nhưng cuộc nổi dậy đó đã vấp phải cuộc phản cách mạng do Pháp tiến hành. L’Ouverture cuối cùng bị bắt và đưa tới Pháp, nơi ông qua đời trong lao ngục. Người Pháp áp đặt chế độ bắt bồi thường hà khắc lên người dân Haiti để buộc họ phải đền bù cho tổn thất tài sản của Pháp - việc đền bù này vẫn kéo dài tới tận ngày nay khi Mỹ chế ngự Haiti về mặt quân sự và người dân ở đó tiếp tục sống trong đói nghèo.

Cuộc giải phóng nô lệ nửa vời

Năm 1863, sau khi Tổng thống Mỹ Lincohn công bố Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ, hơn 400.000 người nô lệ da đen bỏ chạy khỏi các đồn điền và gia nhập Quân đội Liên bang miền Bắc nước Mỹ, nhiều người trong số họ được vũ trang và đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại Liên minh miền Nam nước Mỹ.

Từ năm 1865 đến 1877, một mặt trận thống nhất rộng rãi gồm những người Cộng hòa cấp tiến, các nhà tư bản tiến bộ chống độc quyền, các nô lệ da đen được trao trả tự do (rồi trở thành nông dân tự do, công nhân, nhân viên), và các công nhân da trắng, với sự hậu thuẫn của các binh sĩ miền Bắc đã áp đặt điều mà sử gia Mỹ W.E.B. DuBois gọi là “nền chuyên chính của giai cấp vô sản” đối với các chủ đồn điền và phần tử phân biệt chủng tộc.

Thế nhưng vào năm 1877, những người Cộng hòa, đại diện cho tư bản độc quyền miền Bắc nước Mỹ, đồng ý đưa miền Nam trở lại chế độ Nô lệ và những gì xảy ra sau đó là tình trạng giết hại và nô lệ hóa 5 triệu người gốc Phi.

Cuốn sách “Black Reconstruction in America” của DuBois là một tác phẩm vĩ đại phân tích các thách thức của chiến lược cách mạng người da đen, mối quan hệ giữa cuộc giải phóng người da đen và phong trào chống đế quốc và bản chất phản động của “chủ nghĩa tư bản đoàn thể da trắng”.

Công xã Paris và sự trả thù đẫm máu của giai cấp tư sản

Năm 1871, giai cấp vô sản Pháp nổi dậy trong một cuộc đại cách mạng mang tên Công xã Paris. Nhà tư tưởng Karl Marx đã gọi cuộc nổi dậy trong 30 ngày đó là sự phản ánh đầu tiên về một nền “chuyên chính vô sản”. Marx lập luận rằng giai cấp công nhân phải tự vũ trang để bảo vệ mình trước nền chuyên chính tư sản nỗ lực tái lập quyền lực của mình. Công xã đã gặp phải sự trả thù tàn bạo của chế độ quân chủ và giai cấp tư sản Pháp, với hơn 20.000 chiến sĩ công xã bị sát hại trong cuộc phản cách mạng.

Từ rất lâu trước thời điểm năm 1492, nhân dân bị áp bức hiểu rằng trừ phi có một lực lượng vũ trang để lật đổ chế độ áp bức, sẽ không có hy vọng nào cả.

V. I. Lenin - Lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga. Ảnh: History with Hilbert.

Cuộc cách mạng triệt để và bền vững đầu tiên

Vào tháng 10/1917 (theo lịch Nga, tức tháng 11/1917 Dương lịch) đảng Bolshevik tiến hành cách mạng, giành lấy chính quyền nhà nước, và xây dựng lực lượng vũ trang riêng rồi trấn áp lực lượng vũ trang của các tầng lớp thống trị và các phần tử phản động, phản cách mạng trong một cuộc nội chiến đẫm máu.

Thắng lợi của Liên Xô trong việc duy trì chính quyền nhà nước ấy được toàn thế giới xem như một thắng lợi lịch sử to lớn: Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, quần chúng bị áp bức đã thành công không chỉ trong việc lật đổ chính quyền của phe áp bức mà còn tạo ra được các cơ cấu chính trị và quân sự để bảo vệ và duy trì một xã hội mới.

Thắng lợi của Liên Xô chỉ rõ yêu cầu chiến lược bắt buộc đối với các lực lượng cách mạng là phải nắm quyền kiểm soát quân đội và cảnh sát cho mọi phong trào xã hội trên thế giới. Đây cũng là cuộc cách mạng đầu tiên không lập tức bị các thế lực tư bản lật đổ. Đây cũng là một lý do mà các thế lực tư bản và thực dân Âu-Mỹ tìm mọi cách để tiêu diệt nước Nga Xô viết (sau đó là Liên Xô) ngay từ khi giai cấp vô sản lên nắm quyền. Đây cũng là lý do mà quần chúng bị áp bức trên khắp thế giới lấy cảm hứng từ cuộc Cách mạng Tháng Mười.

Ngay sau khi những người Bolshevik nắm được chính quyền nhà nước, nước Nga Xô viết mới ra đời đã bị hơn 12 nước đế quốc xâm lược. Binh sĩ Anh, Mỹ, Canada và Nhật Bản tiến vào lãnh thổ Nga. Các binh sĩ từ thuộc địa Ấn Độ của Anh cũng tham chiến, tiếp tục lịch sử dài lâu của chủ nghĩa đế quốc là sử dụng người dân ở xứ thuộc địa để đàn áp các cuộc cách mạng chống thực dân.

Ngoài ngoại xâm, đảng Bolshevik còn phải lo chống nội phản, đó là phong trào “Bạch vệ” được các thế lực quốc tế mạnh nhất hà hơi tiếp sức để chống phá Cách mạng Nga.

Cuối cùng đảng Bolshevik giành được chiến thắng, cuộc can thiệp vũ trang của các nước tư bản đã thất bại. Khi ấy, nếu phe đế quốc thắng lợi, họ sẽ tái thiết lập một chính quyền bù nhìn khát máu ở Nga.

Cách mạng Nga do một chính đảng cách mạng kiểu mới lãnh đạo với lực lượng nòng cốt là liên minh công nông, đã một mình đương đầu với toàn bộ thế giới tư bản và vẫn chiến thắng./.

Theo VOV

Link gốc: https://vov.vn/the-gioi/ho-so/cach-mang-thang-muoi-nga-cach-mang-phan-de-dau-tien-khong-bi-de-quoc-de-bep-post982276.vov


Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện